100 năm Nhà hát lớn Hà Nội Không rõ

[13/12/2011 08:32 | Phóng sự - Tản mạn | Nhận xét(0) | Đọc(9837) ]
   Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
hohoankiem.org
Nhà hát Lớn Hà Nội (1911-2011) và lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia. Ngày 9-12, Bộ Văn hóa , Thông tin và Du lịch đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 100 năm lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật Nhà hát Lớn Hà Nội và quảng trường Cách mạng Tháng Tám, lễ đón nhận Huân chương Lao động của Nhà hát Lớn.

Highslide JS


Trải qua nhiều thăng trầm, Nhà hát Lớn Hà Nội đã vượt lên chức năng và giá trị tự thân của một công trình văn hóa để mãi trở thành một trong những biểu tượng không thể thiếu của Hà Nội. Với những giá trị đặc biệt, Nhà hát Lớn Hà Nội là chứng tích thiêng liêng, ghi dấu và lưu truyền những sự kiện lịch sử, cách mạng quan trọng bậc nhất của quốc gia cũng như Thủ đô.

Với kiến trúc có một không hai cùng những giá trị kiệt xuất về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật đô thị cả nước, Nhà hát Lớn Hà Nội là nơi lá cờ đỏ sao vàng tung bay và bài Tiến quân ca rền vang trong ngày 17/8/1945; nơi diễn ra những kỳ họp quan trọng của Chính phủ và Quốc hội khóa I; nơi tổ chức và đón tiếp nguyên thủ các quốc gia, tôn vinh vẻ đẹp Thủ đô Hà Nội, hiện hữu như một biểu tượng trường tồn về văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, hội nhập và giao thoa văn hóa Đông-Tây, đóng góp to lớn vào lĩnh vực văn hóa và mở rộng giao lưu văn hóa.

Highslide JS


Trong cuốn sách của Philippe Papin- Lịch sử Hà Nội do Mạc Thu Hương dịch vừa ấn hành, có viết về việc xây dựng Nhà hát Lớn Hà Nội như sau: “Chính sách phô trương đòi hỏi phải xây dựng những công trình hiện đại, khác người và có ý nghĩa để thiết lập sự có mặt của Pháp và thu phục lòng người. Đó là lý do người ta cho xây dựng những công trình to lớn một cách thái quá so với dân số Hà Nội bấy giờ và hoàn toàn không được dùng để phục vụ người dân.

Ví dụ điển hình của sự thái quá này là Nhà hát Lớn thành phố với những bậc thang bằng đá hoa cương ngay cả dưới tầng hầm. Công trình này được xây ở đầu phố Paul Bert, “Champs Élysées” của Hà Nội. Nó lớn và nặng nề hơn cả các nhà hát ở các thành phố quan trọng của Pháp, với ít nhất 870 chỗ ngồi.

Được thiết kế theo kiểu dáng của nhà hát Opéra Garnier ở Paris, Nhà hát Lớn hoàn thành sau hơn 10 năm xây dựng. Quá trình xây dựng nhiều lần bị gián đoạn vì sự cố như đấu thầu không hợp lệ, tai tiếng về tài chính liên quan đến nhiều nhân viên của tòa thị chính. Ngân sách dành cho công trình này tương đương nguồn thu ngân sách của thành phố trong nhiều năm”.

Nhà văn Nguyễn Công Hoan từng viết về Nhà hát Lớn Hà Nội trong cuốn Nhớ gì ghi nấy:
“Hàng năm, vào cuối mùa thu sang mùa đông, thường có những đoàn kịch từ Pháp sang. Gọi là mùa sân khấu (Saison théâtrale). Thiết kế trong nhà hát không cần có quạt- gió quạt có thể làm lạc tiếng nói trên sân khấu. Kiến trúc ngồi đan nhau, nghe cũng rõ, trông cũng rõ. Hai ban công áp sát sân khấu thì một dành riêng cho thống sứ Bắc Kỳ, một dành cho đốc lý Hà Nội. Hai buồng ngay dưới ban công dành cho phóng viên. Phóng viên có thẻ, cứ vào, không phải vé.

Highslide JS


Lần đầu tiên mình (tức Nguyễn Công Hoan) được vào Nhà hát là năm 1917, để lĩnh phần thưởng. Phần thưởng danh dự của học sinh trường Tây, trường Đầm, trường nữ sinh Đồng Khánh và trường Bưởi đều lĩnh ở đây.

Năm 1919, các nhà trí thức mới diễn kịch Molière Bệnh tưởng. Tài tử sắm vai toàn du học ở Pháp về. Năm sau, sinh viên Cao đẳng Sư phạm lại diễn Trưởng giả học làm sang cũng của Molière. Cả hai buổi đều ở Nhà hát Lớn.

Chèo vắng tiếng ở Hà Nội thời gian khá lâu. Vào khoảng năm 1942 – 1943, Hội cứu tế thuê gánh hát Kép Thịnh diễn tại Nhà hát Lớn. Thấy nhiều ông đứng tuổi, ngồi hạng nhất, khi nghe tiếng trống rung và tiếng hát thì gục đầu xuống và nhắm mắt lại. Rõ ràng là dáng điệu của người khoái chí, nhớ lại gì và nghĩ những gì”.

Nhà hát Lớn Hà Nội chiều 17- 8- 1945 đã chứng kiến cờ đỏ sao vàng tung bay và bài Tiến quân ca vang lên qua tiếng đàn Harmonium của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu trong cuộc mít tinh khởi sự cho ngày cướp chính quyền 19-8.

Quốc hội khóa I họp tại Nhà hát Lớn 6-1-1946. Cuối năm 1946, Nhà hát Lớn diễn ra Đại hội văn hóa Cứu quốc. Các đại biểu xem tổng duyệt vở kịch thơ Kiều Loan của Hoàng Cầm.

Highslide JS


Trong đêm toàn quốc kháng chiến 19-12-1946, tuy không xảy ra cuộc huyết chiến ác liệt như ở Nhà hát Lớn Hải Phòng, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội đã bị đại bác Pháp bắn vào tường nhiều lỗ. Những vết đạn hiện vẫn được lưu giữ trên tường nhà hát.

Nhiều năm hòa bình, còi đặt trên nóc Nhà hát Lớn là còi tầm làm việc của thành phố. Những năm chống Mỹ, còi tầm thành còi báo động máy bay địch xâm lấn bầu trời thành phố. Những năm ấy, đây là nơi trình diễn của Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia VN, những vở opéra nước ngoài và Việt Nam như Cô Sao của Đỗ Nhuận, Bên bờ Kroong Pa của Nhật Lai …

Ngày ấy, Nhà hát là đại bản doanh của Nhà hát Thanh thiếu niên. Nhưng rồi thời bao cấp, do tầm nhìn hạn hẹp, người ta đem đục hết các phù điêu, các hài đồng, các thánh trên trần Nhà hát. Cuối thế kỷ 20, Nhà hát được trùng tu nhưng phù điêu thì không thể đắp lại.

Hà Hồng ( tổng hợp )

Xem video:


100 năm Nhà Hát Lớn thành phố Hà Nội
hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 430 đã được: 3.7/10 (15 Đánh giá)


Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share