:: MenuL * Local port file *

Trang trước

Trang 1Trang 2

Ba chàng trai nặn tò he

Đất nước đang phát triển, đời sống người dân ngày càng cải thiện, nâng cao, do vậy cha mẹ thường mua cho con nhỏ của mình những thứ đồ chơi đắt tiền, nhập khẩu từ nước ngoài, trên phố Lương Căn Can. Đó là những con búp –bê biết đi, cười, hát; những chiếc ô -tô thể thao có thể chạy được bằng hệ thống điều khiển từ xa. Tuy vậy, trong những ngày Tết, đi chơi xuân bên hồ Hoàn Kiếm trẻ nhỏ rất thích những con tò he được nặn từ bột nếp nhiều màu. Ngay từ những ngày đầu xuân, ba chàng trai ở làng nghề Xuân La ( Phú Xuyên, Hà Tây ) đã “ đổ bộ” đến trước cổng đền Ngọc Sơn để nặn tò he. Cả ba chàng trai tên là Sử, Tiên, Tiến, tuy còng trẻ nhưng có vẻ thạo nghề lắm. Vừa kể chuyện đón xuân với khách, tay các anh vừa véo bột màu, vê vê, nặn con giống cứ nhoay nhoáy, chỉ một loáng là hiện lên hình hài ông Bao Công, Lưu bị, Tôn Ngộ Không,Triển Chiêu. Theo yêu cầu của khách hàng “nhí” các anh còn nặn những nhân vật mới trong truyện tranh như Pi-ka-chu, Thủy thủ mặt trăng, hay chú công an, chú bộ đội. Mỗi con giống năm nghìn đồng. Hàng ngày vào dịp Tết, mỗi người nặn đến cả trăm con giống.
Cụ Tố dạo này còn khỏe không ? Chúng tôi hỏi
Chàng trai tên Sử cho biết: cụ Tố là người già nhất trong làng Xuân La ( đã hơn 80 tuổi) , hiện còn nặn tò he. Cụ được Hội Văn nghệ dân gian tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian. Chúng tôi là hàng xóm của cụ Tố. Năm vừa rồi cả làng sung sướng và vinh dự lắm vì cụ Tố được đại diện cho cả làng nghề Xuân La sang tận nước Nhật Bản để nặn tò he.
Làng nghề Xuân La đang trên đà phát triển từ nghề truyền thống, nặn tò he.

:: MenuL * Local port file *

Văn hoá người Hà Nội Ba chàng trai nặn tò he
   In ra