Hàng triệu người dân Việt Nam đau buồn, nghẹn ngào khi nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời lúc 18 giờ 09 phút ngày 4-10-2013. Dòng người đi viếng Đại tướng nối dài trên nhiều con phố, từ sáng đến tối, từ ngày này sang ngày khác. Không chỉ có những người lính già từ khắp mọi miền đất nước về mà có rất nhiều bạn trẻ lặng lẽ, trật tự, ôm từng bó hoa đến viếng Đại tướng. Dòng người ngày một dài, tiếng khóc sụt sùi, hoa phủ kín lối vào, hương khói quyện với mùi hoa sữa cuối mùa thu tạo nên khung cảnh tiếc thương vô hạn người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam. Đại tướng không còn nữa nhưng luôn sống trong lòng mỗi người dân.


Vẫn còn đủ 34 người nhưng đã vắng bóng “người anh cả “

Như thường lệ mỗi tối, chúng tôi lại ra lăng Bác để đi dạo và dự lễ hạ cờ. Khác với thường lệ, tối 5-10 có nhiều người ra lăng Bác hơn. Trong đó có rất nhiều người vừa đi qua ngôi nhà 30 phố Hoàng Diệu, khi hay tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần. Đúng chín giờ tối, bản nhạc hùng tráng “ Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân” nổi lên. Khối chiến sĩ đi đều từ bên phải lăng xuất hiện. Tất cả có 34 chiến sĩ. Đó cũng  chính là số lượng các chiến sĩ của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ngày 22-12-1944. Người đứng đầu là “ người anh cả “-  Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Tối hôm ấy đoàn quân vẫn đi trên quảng trường, vẫn đủ 34 chiến sỹ nhưng chúng tôi cảm thấy thiếu vắng hình bóng người dẫn đầu. Một chị đứng cạnh chúng tôi nức nở: Thế là đại tướng đã gặp Bác!

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS


Ba lần được gặp Đại tướng

Sáng 6-10, trên các sạp bán báo cạnh  cổng Báo Nhân Dân, chúng tôi nhìn thấy các báo đã đăng trang trọng ảnh và bài viết về thân thế, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đi đến tháp Hòa Phong ( trên phố Đinh Tiên Hoàng ), chúng tôi nhìn thấy một bác đang ngồi đọc bài viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đó là cựu quân nhân, bác Trần Ngọc Bảo, 85 tuổi , hiện ở số 5 phố Quang Trung ( quận Hoàn Kiếm ). Bác trần Ngọc bảo cho biết đã ba lần được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lần đầu bác Trần Ngọc Bảo được gặp Đại tướng năm 1956, lúc đang ở Trường Lục quân. Bác Trần Ngọc quân kể: Khi chúng tôi đang chỉ huy quân xanh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Trần Can ( Trung Quốc ) đến. Đại Tướng hỏi: sau chiến thắng ( Điện Biên Phủ ) đã về phép chưa ? Tôi trả lời: Thưa đại tướng vì nhiệm vụ tôi chưa về  phép. Đại tướng bắt tay tôi và nói vui: Hoàn thành tốt nhiệm vụ “quân xanh” rồi về phép nhé. Lần thứ hai tôi được gặp Đại Tướng vào năm 2004 nhân kỷ niệm 50 Chiến thắng Điện Biên Phủ. Lần thứ ba, tôi gặp Đại tướng trong hội thảo về họ Trần. Tại cuộc hội thảo này tôi có gặp riêng Đại tướng và nói: thưa Đại tướng tôi có tài liệu mới sưu tầm được, trong đó có nói Đại tướng là họ Trần. Đại Tướng nói : Tôi cũng có nghe nói về điều này. Gia phả dòng họ tôi hiện do gia đình  người chú ở TP Hồ Chí Minh giữ. Nếu có điều kiện đồng chí có thể về Lệ Thủy và vào TP Hồ Chí Minh để xem lại  gia  phả thế nào ?

Chiều nay (6-10-2013 ), Tôi sẽ tham dụ cuộc họp của hội đồng Trần tộc - Bác Trần Ngọc Bảo nói. Tại đây tôi sẽ trình hai câu đối để hội đồng Trần tộc duyệt. Câu đối nào được chọn sẽ ghi vào bức trướng của họ Trần tộc để viếng Đại tướng. Tuy tuổi đã cao nhưng bác Trần Ngọc Bảo có trí nhớ rất tốt. Bác đọc cho chúng tôi nghe hai câu đối mà bác tự làm.

Câu  một:
Cả cuộc đời vì nước vì dân
Sống hay thác Võ còn nguyên Giáp
Một thế kỷ vi sư vi tước
Trước và sau Văn võ tinh hoa.


Câu hai:
Hưng Đạo Vương thắng Nguyên Mông
Có Bạch Đằng Giang...
Muôn thủa lưu danh sử sách.

Võ Nguyên Giáp đuổi Pháp, Mỹ
Cùng Điện Biên Phủ
Ngàn thu nhớ mãi bậc thiên tài


Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS



Trước khi tạm biệt,  bác Trần Ngọc Bảo nói với chúng tôi: Chiều nay, ngày đầu mở cửa để mọi người đến viếng bác tại nhà riêng, anh đến nhé.
- Vâng cám ơn bác, chúng cháu sẽ đến.

Hàng vạn lượt người đến viếng mỗi ngày

Khoảng ba giờ chiều ngày 6-10-2013, chúng tôi có mặt trước ngôi nhà số 30 phố Hoàng Diệu. Biết chúng tôi là phóng viên cho nên ban tổ chức đã cho vào chụp ảnh, ghi lại cảnh người dân đến viếng đại tướng. Ở bên ngoài phố Hoàng Diệu dòng người xếp hàng bốn, nhưng bắt đầu vào nhà Đại tướng dòng người đi viếng xếp hàng một. Hoa được xếp đầy vườn và lối đi.

Trong dòng người ấy có những người lính già phải đi xe lăn, có những thanh niên lặng lẽ ôm những bó hoa, có những em học sinh thắt khăn quàng, mắt đỏ hoe. Trên báo chí luôn có nhiều bài báo nói về tính ích kỷ của một số bạn trẻ, chỉ biết hưởng thụ trong thời buổi kinh tế thị trường. Nhưng ở đây nhìn vào dòng người chủ yếu là thanh niên, chúng tôi càng thêm tin yêu vào lớp trẻ, những người chủ rất gần của đất nước. Đại tướng đã đi xa, nhưng những người sống, nhất là các bạn trẻ đang xích lại gần nhau, làm “ cô đặc “ và tỏa sáng tinh thần Việt. Càng vào gần đến phòng viếng tiếng khóc ngày càng nhiều. Bước lên chừng mười bậc  thang, chúng tôi vào phòng đặt di ảnh Đại tướng, giữa nhà đặt một chiếc trống đồng mới được đúc. Trên bàn thờ có ảnh Đại tướng, hai lọ hoa cúc vàng, lư hương, phía dưới đặt một mâm hoa quả. Mọi người đến viếng chủ yếu đi người không, một số mang hoa. Theo yêu cầu của gia đình không ai mang phong bì, hoa quả đến viếng. Các con các cháu nhà đại tướng mặc bộ đồ đen nghiêng người cảm tạ tình cảm của mọi người dành cho cha, ông mình. Sau khi chúng tôi vào viếng chừng 15 phút thì đồng chí Nguyễn Xuân  Phúc Ủy viên Bộ chính trị , Trưởng ban Tổ chức lễ Quốc tang Đại tướng vào viếng.

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS


Những ngày sau, dòng người càng ngày càng dài, có lúc phải xếp hàng từ phố Hoàng Văn Thụ. Để chống nắng cho người đi viếng, ban tổ chức phải bố trí các ô che cố định trên đoạn phố không có bóng cây. Các nhà hàng, quán cà-phê trên phố Điện Biên Phủ cũng tình nguyện mang các ô to ra để che nắng cho người đi viếng. Thanh niên tình nguyện mồ hôi mồ kê nhễ nhại nắm tay nhau làm hàng rào phân luồng giao thông và đứng quạt mát cho người đi viếng. Nhiều nhà hảo tâm mang nước uống và bánh mì mời người đi viếng ăn cho đỡ đói vào buổi trưa. Có ai bị say nắng được đưa kịp thời đến xe cấp cứu thường xuyên túc trực phía ngoài ngôi nhà 30 Hoàng Diệu. Theo số liệu thống kê của ban tổ chức riêng ngày 8-10-2013 có khoảng 20 nghìn người đã vào viếng Đại tướng. Buổi tối 9-10, dù biết gia đình đại tướng không mở cửa cho mọi người vào viếng nhưng hơn nghìn lượt người vẫn tụ tập bên ngoài nhà Đại tướng, trong đó có rất nhều người từ các tỉnh xa về.

Tối 10-10, mặc dù đã 21 giờ nhưng dòng người đi viếng vẫn nối dài. Mọi người thắp 103 cây nên trên vỉa hè trước nhà Đại tướng, đứng sát lại với nhau và cùng hát vang quốc ca...

Chị gái tôi ở thành phố Hồ Chí Minh không ra viếng Đại tướng được đã gửi cho tôi bức ảnh chị và những người bạn đã vinh dự được chụp với các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hội trường Ba Đình 3-2-1980. Chị tôi vinh dự được đứng sát bên tay trái của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Highslide JS

Highslide JS



Bố tôi, nhà báo Ngô Thi lúc đương thời đã cùng đoàn đại biểu Nhà Xuất bản Thế giới đến mừng thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân kỷ niêm 96 năm ngày sinh của Đại tướng vào lúc 16 giờ ngày 21-8-2007 ( Trong ảnh nhà báo Ngô Thi mặc áo xanh đứng thứ ba từ trái sang ) .  

Theo thông báo của ban tổ chức đã có hơn một triệu lượt người vào viếng Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu trong sáu ngày.

Trong những ngày này các cơ quan truyền thông đại chúng trong và ngoài nước đã có nhiều bài viết, phóng sự nói về Đại tướng. Để hiểu Đại tướng, chúng ta hãy cùng xem những lời đánh giá của các tướng lĩnh ( trong đó có cả những người trước kia là đối thủ ) và học giả quốc tế.

Trước khi được Việt Nam trao trả về Pháp, tướng Đờ-Catxteri đã đề nghị cho ông ta được phát biểu vài  cảm nhận về |Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông ta nói: “ Tướng Giáp là một người thông minh dũng cảm, một người giỏi chỉ huy du kích. Ông ấy cũng giỏi về chính trị , về chủ nghĩa cộng sản…Tướng Giáp rất sành sỏi binh nghiệp và khôn ngoan hơn, tài giỏi hơn tôi đã đành, mà còn hơn cả tướng Cô-nhi và Na-va. Tôi hân hạnh được làm đối thủ của tướng Giáp, được làm kẻ chiến bại trực tiếp của một người tài giỏi như tướng Giáp. Tôi ngưỡng mộ và kính phục ông”.

Cựu Bộ trưởng quốc phòng Pháp- Đại tướng Marcel Bigeard , người từng chỉ huy trên chiến trường Điện Biên Phủ chỉ nói gọn một câu khi kết thúc cuộc phỏng vấn của Đài phát thanh Pháp RFI nhân dịp kỷ niệm 50 năm  Chiến thắng Điện Biên Phủ: “ Tôi xin ngả mũ chào bái phục tướng Giáp ”.
Nguyên Tổng tư lệnh Quân đội Mỹ tại Việt Namm, tướng Wiliam Westmorelland nhận xét: “ Mọi đức tính tạo thành một thống lĩnh quân sự lớn, như sự quyết đoán, sức mạnh tinh thần, khả năng tập trung trí tuệ và hành động, trí thông minh, tất cả đều có ở tướng Giáp- một thống soái vĩ đại”.

Nhà báo kiêm sử gia người Mỹ Stanley  Karnow, tác giả quyển sách nổi tiếng” Viet Nam : A History “ xuất bản năm 1983 nói : “ Tướng Giáp là một người đặc biệt. Ông vừa là một nhà hoạch định chính sách , vừa là một sỹ quan trên chiến trường. Người Pháp đã từng gọi ông là : “  Ngọn núi lửa phủ băng “. Ông là một người đàn ông lịch thiệp , luôn có chút hài hước khi trò chuyện. Ông ấy đặc biệt thông minh và có một kiểu bặt thiệp “ rất Pháp”.

Tướng Peter Mac Donald, nhà nghiên cứu khoa học lịch sử quân sự người Anh, coi ông là “ một trong những thống soái lớn nhất của tất cả các thời đại”. Còn Bernard Fall, một sử gia phương tây khẳng định trong cuốn Võ Nguyên Giáp - con người và huyền thoại rằng: “ Trong một tương lai có thể thấy trước, phương tây chưa thể đào tạo một vị tướng nào có thể so sánh kịp với tướng Giáp”.

Duncan Townson tác giả cuốn sách Những vị tướng lừng danh ( xuất bản ở Lon Don ) coi Võ Nguyên Giáp là một trong 21 vị danh tướng trong vòng 25 thế kỷ qua, từ thời xa xưa với Alexandre Đại đế đến Hannibal rồi đến thời hiện đại với Georgy Konstantinovich Zhukov…  

Lý giải vì sao lại có nhiều người đến viếng và nhiều người trong và ngoài nước tiếc thương đại tướng như vậy, nhiều người cho rằng Đại tướng không chỉ là một vị tướng tài mà còn làm một nhà văn hóa lớn. Tuy không qua trường lớp đào tạo nào về quân sự nhưng Đại tướng cùng với những người lính của mình, cùng với toàn dân,  dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ,  của Đảng đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Đại tướng đã vận dụng sáng tạo nghệ thuật chiến đấu chống giặc ngoại xâm của cha ông ta để đánh thắng hai đế quốc lớn là Pháp và Mỹ.

Cuộc sống của Đại tướng giản dị, thanh tao

Viếng Đại tướng xong chúng tôi được đứng trong khu vườn để chụp dòng người vào viếng. Đây là lúc tôi được ngắm ngôi nhà của Đại tướng kỹ  nhất. Trong khoảng thời gian công tác tại phòng Xây dựng của Đoàn 5, Cục Doanh trại, Tổng cục Hậu cần ( từ năm 1984 đến 1987 ) tôi có một vài lần được đến nhà Đại tướng cùng với công nhân để sửa chữa nhà. So với trước, khu vườn nhà Đại tướng vẫn không có gì thay đổi nhiều:  Bộ ghế ngồi bằng gra-ni-tô ở ngoài vườn, dàn hoa, bể cá vẫn như ngày nào, như thời bao cấp, các con các cháu sống trong căn nhà nhỏ phía sau.  Đại tướng sống thật giản dị, thanh tao.

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS


Đại tướng đi rồi bưởi trên cây chưa ai hái, hoa phong lan chờ người chăm, bầy cá vàng bơi mãi chưa thấy người cho ăn, khu vườn trở nên yên tĩnh khi không còn tiếng đàn dương cầm của Đại tướng.

59 năm trước Đại tướng đã đi qua đây.. và bây giờ...

Trong chương 14, cuốn sách  Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể về cảm súc của mình khi trở về Thủ đô ( 1954 ), lúc đi ngang qua hồ Hoàn Kiếm:  Sáng 11-10 Hà Nội , Thủ đô vẫn giống như những ngày Cách mạng Tháng tám khi Bác và chúng tôi từ chiến khu trở về. Rợp trời cờ đỏ. Những đường phố vào thu lác đác lá vàng. Những ngôi nhà kín đáo nằm dưới vòm cây. Hàng liễu rủ quanh hồ Gươm vẫn xanh ngắt. Chỉ khác với hồi tháng 12-1946, là không còn chiếc xe nhà binh, những chiếc mô-tô Pháp gầm rú trên đường phố. Không còn tiếng giày đinh của những tên mũ nồi đỏ nện trên vỉa hè Hà Nội....”

Và bây giờ sau 59 năm,  chính xác là sau 59 năm cộng hai ngày ( 11-10-1954, 13-10-2013 ) hàng nghìn người Hà Nội lại đứng ở hồ Hoàn Kiếm để tiễn biệt Đại tướng. Đúng 7 giờ 15 phút, trong thời điểm làm lễ truy điệu Đại tướng ở Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, một đám mây đen cắt ngang qua mặt trời.

Khoảng 9giờ  30 phút đoàn xe chở thi hài Đại tướng đi ngang qua phố Hàng Khay, hàng nghìn người đã có mặt tại hồ Hoàn Kiếm để tiễn đưa Đại tướng.  Đây là lần cuối cùng Đại tướng đi qua hồ Hoàn Kiếm trước khi khi  về nơi an nghỉ nghìn thu: sườn núi Mũi Rồng (thuộc khu vực Vũng Chùa, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình).

Đại tướng đi nhé !
Sóng biển và gió thông reo trên đồi sẽ ru Đại tướng ngàn thu yên giấc !

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS

Highslide JS


Hà Hồng
hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 625 đã được: 4.5/10 (16 Đánh giá)


Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share