Sáng 16-3-2019: Bàn giao tiêu bản Rùa Hồ GươmTrong tiết trời se lạnh,..." />

Nhật ký Rùa Hồ Gươm trở về với Hồ Gươm Không rõ

[26/03/2019 10:08 | Chuyện về cụ Rùa | Nhận xét(0) | Đọc(3315) ]
   Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
hohoankiem.org

Sáng 16-3-2019: Bàn giao tiêu bản Rùa Hồ Gươm

Trong tiết trời se lạnh, có mưa nhỏ, tại đền Ngọc Sơn, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ bàn giao tiêu bản Rùa Hồ Gươm giữa Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam (Viện hàn lâm KH và CN Việt Nam) - Sở KH và CN - Sở Văn hóa, thể thao - UBND TP Hà Nội.

Điểm lại quá trình chế tác tiêu bản Rùa Hồ Gươm TS Ngọc Anh, Giám đốc Sở KH và CN Hà Nội cho biết: Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, Thông báo kết luận 108-TB/TU, ngày 12-4-2016 và công văn số 2344/UBND-VX, ngày 22-4-2016 của UBND TP Hà Nội về việc thực hiện kết luận của Thường trực Thành ủy về phương án bảo quản, phát huy mẫu vật Rùa Hồ Gươm, ngày 25-4-2016 Sở KH và CN tổ chức buổi làm việc và ký hợp đồng số 01/SKHCN-KHTC với Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam thống nhất phương án triển khai, lựa chọn phương pháp bảo quản và mời chuyên gia nước ngoài và chế tác mẫu Rùa Hồ Gươm - Mổ lấy nội tạng.

Qua quá trình nghiên cứu và đề xuất của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Sở KH và CN Hà Nội đã tham mưu UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 1450/QĐ-UBND, ngày 25-4-2016 mời đoàn chuyên gia của Đức với hai chuyên gia hàng đầu thế giới về chế tác mẫu vật là ông Macro Fischer (Bảo tàng Erfurt) và ông Jurgen Fiebig (Bảo tàng Berlin) sang chuyển giao công nghệ và trực tiếp thực hiện chế tác mẫu Rùa hồ Gươm bằng phương pháp nhựa hóa, từ tháng 4-2016 đến tháng 4-2018. Các chuyên gia đã thực hiện bốn đợt chế tác mẫu Rùa Hồ Gươm theo công nghệ nhựa hóa của CHLB Đức:

- Đợt 1: Từ ngày 19-4 đến 27-4-2016, đánh giá hiện trạng mẫu vật và quy trình chế tác mẫu vật Rùa Hồ Gươm bằng công nghệ nhựa hóa; mổ lấy nội tạng, lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) để xác định nguyên nhân gây chết; lưu giữ mẫu mô, mẫu ADN, mẫu phủ tạng để phục vụ nghiên cứu tiếp theo.

- Đợt 2: Từ 14-10 -2016 đến 27-10-2016, chuyên gia Đức phối hợp Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hoàn thành các công việc liên quan chế tác mẫu vật Rùa Hồ Gươm như lọc thịt, làm sạch xương, làm mỏng da, tạo dáng, thiết kế và chuẩn bị khung kim loại, bảo quản mẫu trong dung dịch bảo quản. Thực hiện bước một của quy trình nhựa hóa bao gồm cố định mẫu vật (chỉnh sửa tư thế, đường nét của mẫu) và tiến hành loại nước khỏi tế bào của mẫu vật Rùa Hồ Gươm.

- Đợt 3: Từ 14-10 đến 27-10-2017, nhóm chuyên gia thực hiện các bước: xử lý dung dịch nhựa hóa A, xử lý dung dịch nhựa hóa B.

- Đợt 4: Từ 2-3-2018 đến 7-3-2018 và từ 2-4 đến 8-4-2018 các chuyên gia thực hiện các công việc: hiệu chỉnh giáng mẫu và làm khô, hoàn thiện mẫu, bàn giao bản vẽ thiết kế và danh mục thiết bị phục vụ công tác bảo quản, trưng bày mẫu.

Trong quá trình triển khai chế tác các chuyển gia CHLB Đức và cơ quan quản lý đã nhận được sự đóng góp, giúp đỡ về hình ảnh và tư liệu của các chuyên gia, nhà khoa học để bảo đảm mẫu vật khi hoàn thành giống với tự nhiên từ những chi tiết nhỏ nhất. Ngày 27-4-2018 công việc nhựa hóa mẫu vật Rùa Hồ Gươm hoàn thành. Sở KH và CN đã đề xuất phương án bảo quản mẫu vật. Trong đó xác định điều kiện bảo quản mẫu vật; thiết kế và xác định danh mục thiết bị phục vụ công tác bảo quản, trưng bày mẫu.

Sau khi hoàn thành chế tác mẫu Rùa Hồ Gươm có kích thước dài 2,08m, rộng 1,1m và được bảo quản tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam với điều kiện bảo quản được xác định: nhiệt độ <25oC, độ ẩm < 55%, tủ kín tránh ánh sáng trực tiếp.

Ngày 31-8-2018, Sở KH và CN đã thành lập hội đồng nghiệm thu với thành viên là các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực chế tác, bảo tàng…để tiến hành nghiệm thu công việc chế tác mẫu vật Rùa Hồ Gươm. Trong đó có PGS.TS Hà Đình Đức và nhà báo Hà Hồng (Báo Nhân Dân). Các thành viên hội đồng đáng giá: Mẫu vật Rùa Hồ Gươm sau khi chế tác vẫn giữ nguyên được thần thái Rùa Hồ Gươm khi còn sống. Trong quá trình chế tác, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã chế tác một bản sao mẫu Rùa Hồ Gươm tỷ lệ 1:1 bằng vật liệu Composit.

Để bảo đảm yêu cầu bảo vệ mẫu vật có thể tồn tại với thời gian nghìn năm, ngay sau khi hoàn thành công việc chế tác, Sở KH và CN đã phối hợp với Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam chọn đơn vị cung cấp tủ trưng bày, bảo quản. Nhiều phương án lựa chọn tủ trưng bày do trong nước và nước ngoài chế tạo đã được đưa ra. Qua nghiên cứu, đánh giá Sở KH và CN Hà Hội và Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, nhất là có sự phối hợp nhiệt tình với trách nhiệm cao của UBND quận Hoàn Kiếm, Sở KH và CN Hà Nội đã báo cáo UBND TP Hà Nội lựa chọn phương án dùng tủ trưng bày bảo quản ( do Bảo tàng Berlin giới thiệu) do Công ty TNHH Glasbau Hahn thiết kế và chế tạo phù hợp với điều kiện do phía Việt Nam đề ra. Theo đó tủ có kích thước dài x rộng x cao: 230cm x130 cm x 195 cm. Tủ sử dụng loại kính chịu lực hai lớp, chiều dày kính 10mm, siêu trong, chống phản xạ ánh sáng và đèn flash khi khách tham quan chụp ảnh. Tủ có hệ thống máy làm sạch không khí và điều chỉnh độ ẩm RK-2-Xa/5 công nghệ HAHN-MOL-CLEAN, đặt phía dưới. Tủ mở theo cơ chế trượt để có thể đưa mẫu vật lớn vào dễ dàng.

Tủ trưng bày, bảo quản do Công ty TNHH Glasbau Hahn thiết kế chế tạo có ưu điểm: Chất lượng tủ được thiết kế chế tạo theo đúng yêu cầu về độ bền đẹp, khống chế được các tác động ngoại cảnh tốt như: ánh sáng trắng, tia cực tím, chống bụi, kính siêu trắng, chống phản quang. Quản lý thông tin và điều khiển thiết bị thông qua điện thoại thông minh và máy tính bản. Để bảo đảm tính thẩm mỹ, giá trị văn hóa và tâm linh phù hợp không gian trưng bày tại đền Ngọc Sơn, các đơn vị đã lựa chọn hệ thống tủ băng gỗ hương đỏ có chạm khắc tinh xảo bao quanh lớp tủ kính bên trong.

Sau khi Rùa Hồ Gươm được làm tiêu bản xong có hai phương án về nơi đặt trưng bày tiêu bản. Phương án một đặt tiêu bản tại Bảo tàng Hà Nội. Phương án hai đặt tại Hồ Gươm. Nếu đặt theo phương án một sẽ có không gian rộng, nhiều người có thể đến xem cùng một lúc, tăng thêm sự chú ý của mọi người với Bảo tàng Hà Nội. Phương án này gần như đã được quyết định, khi tủ kính siêu trong do CHLB Đức chế tạo đã được đưa về đây, chờ ngày đưa tiêu bản Rùa Hồ Gươm về.

Trong quá trình chế tác Rùa Hồ Gươm, ngày 3-4-2018, chúng tôi gồm phó GS Hà Đình Đức, phó GS Phan Kế Long, phó giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, TS Ngọc Anh, Giám đốc Sở KH và CN Hà Nội đã có cuộc trao đổi về nối dung nói trên. Gần như tất cả chúng tôi đều thống nhất phương án hai là đưa tiêu bản Rùa Hồ Gươm về đặt tại đền Ngọc Sơn. Chính anh Ngọc Anh đã phản ánh ý kiến của chúng tôi lên các cấp có thẩm quyền về nguyện vọng muốn đặt Rùa Hồ Gươm tại Hồ Gươm nơi Rùa từng sinh sống và ra đi tại đây, nơi gắn liền với truyền thuyết vua Lê trả gươm ở hồ Gươm.

Phát biểu tại lễ bàn giao, GS Nguyễn Trung Minh Tổng giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cho biết: Thực hiện Hợp đồng số 01/SKHCN-KHTC, ngày 24-4-2016 giữa Sở KH và CN Hà Nội và Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam) về việc Chế tác mẫu Rùa Hồ Gươm, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã tiến hành nhận chuyển giao Công nghệ nhựa hóa mẫu vật (Plastination) do hai chuyên gia đến từ Bảo tàng Berlin, Bảo tàng Erfurt chuyển giao và thực hiện tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Phương pháp nhựa hóa này do ông Gunther von Hagens người Đức phát tạo ra từ năm 1979 và được ứng dụng trong chế tác các bộ phận cơ thể người và động vật phục vụ nghiên cứu. Hiện nay, phương pháp này được một số bảo tàng sử dụng trong chế tác mẫu vật động vật phục vụ trưng bày như Bảo tàng Berlin, Bảo tàng Erfurt, Bảo tàng tự nhiên Lon-don...

Quá trình nhựa hóa mẫu rùa Hồ Gươm được tiến hành tương đối dài trong hai năm do kích thước và trọng lượng của mẫu lớn (dài hơn 2m, nặng 168kg, thuộc loại lớn nhất thế giới hiện nay) qua nhiều công đoạn như cố định mẫu, làm khô nước trong tế bào, nhựa hóa, làm khô và hoàn thiện. Trong quá trình thực hiện, bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã được sự giúp đỡ của các nhà khoa học, chuyên gia và những người yêu mến rùa Hồ gươm cung cấp những tư liệu ảnh về màu sắc da, các đặc điểm nổi bật, màu mắt để có thể hoàn thiện mẫu gần giống thật nhất. Trong đó có PGS. TS Hà Đình Đức và nhà báo Hà Hồng ( Báo Nhân Dân). Riêng đối với cặp mắt, Bảo tàng đã đặt hàng thực hiện tại CHLB Đức theo hình ảnh do Bảo tàng cung cấp để có được cặp mắt sống động, là linh hồn của mẫu vật.

Hiện nay, cán bộ của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã làm chủ được công nghệ và đã chế tác thành công thêm một số mẫu theo phương pháp này như cua đinh, rùa hộp, rùa đầu to và đang tiến hành thử nghiệm trên một số đối tượng khác như kỳ đà, tê tê, trăn...Cùng với các phương pháp chế tác khác, phương pháp nhựa hóa sẽ giúp Bảo tàng có được Bộ sưu tập mẫu vật về Thiên nhiên Việt Nam sinh động, hấp dẫn phục vụ công tác trưng bày, nghiên cứu khoa học, trao đổi mẫu vật tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.

Sau lễ bàn giao tiêu bản Rùa Hồ Gươm, tủ kính siêu trong các chuyên gia của Bảo tàng Thiên Nhiên Việt Nam bàn giao quy trình bảo quản hiện vật, vận hành tủ kính cho cán bộ Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội và đền Ngọc Sơn.

hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 902 đã được: 4.2/10 (5 Đánh giá)


Bài viết liên quan Bài viết ngẫu nhiên
Sắp xếp lại bộ xương rùa
Bao giờ mình mới bằng người ta?
Kỷ vật thời giãn cách
Cây Xà Cừ cong trên phố
Cần có vách ngăn tuyến tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông
Hà Nội lại vội
Đi ngược chiều – “biết rồi, khổ lắm nói mãi”
Hơn mười năm có lệnh cấm, xe tự chế vẫn đi lại tự do
Xe chở hàng cồng kềnh - luật có nhưng không thực hiện triệt để
Đơn vị nào thu gom rác của người bệnh F0 tại hộ gia đình?
Bát phố
Ba ba Nam bộ bắt được dướ...
Ngổn ngang như công trườn...
Chế tạo lồng bắt rùa tai ...
Lô cốt xấu xí
Cuối năm 2017 có duyên vớ...
Khám phá Việt Nam bằng xe...
Cụ Rùa nổi vào thời điểm ...
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm:...
Tháo dỡ đồng hồ đếm ngược...
Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share