Đã thành quy luật,  trên đường đến cơ quan, bao giờ tôi cũng đi gần trọn một vòng hồ Hoàn Kiếm để ngắm cảnh đẹp tinh khôi vào đầu mỗi ngày mới. Những hôm trời đẹp, phố Đinh Tiên Hoàng tràn ngập nắng non. Nói là nắng non bởi nắng không gay gắt, nhẹ nhàng phủ lên đường, lên cây lớp màu vàng nhạt.

Highslide JS


Ngày xưa khu vực này là bãi trồng ngô chạy ra đến tận sông Hồng. Mỗi buổi sáng, đứng ở đầu cầu Thê Húc từ phía trong đền Ngọc Sơn, ta thấy mặt trời lên dần từ phía đầu cầu bên kia. Chả thế mà  người dân Hà Nội mới đặt tên cho cây cầu này là cầu Thê Húc (cầu mặt trời mọc ).

Highslide JS


Bây giờ nhà cửa san sát, nhưng mỗi buổi sáng nắng vẫn tràn ngập phố Đinh Tiên Hoàng. Nhờ có thế mà cảnh vật trên con đường này vào mỗi ngày mới như bừng sáng, lung linh.  

Highslide JS


Cuối tháng 6-2013, đi đến cổng đền Ngọc Sơn, mọi người nhìn thấy  một cây hoa tuyệt đẹp,  cây Muồng  Hoàng Yến.  Chùm hoa vàng mỏng manh càng được tôn lên trong sắc vàng non của nắng. Cả cây là một màu vàng, như một bó hoa học sinh tặng thầy cô giáo trong ngày 20-11. Đến gần nhìn  “ đặc tả “ hoa nở thành chùm như bông hoa tai của người con gái khi đi dự dạ tiệc.

Highslide JS


Muồng Hoàng Yến còn có tên là Muồng hoàng hậu, Hoa lồng đèn, Bò cạp nước, Bò cạp vàng, Osaka, Mai dây, Cây xuân muộn, Mai nở muộn. Loài muồng này có nguồn gốc từ miền nam châu Á, từ miền nam Pakistan kéo dài về phía đông qua Ấn Độ tới Đông Nam Á và về phía nam tới Sri Lanka. Đây là loài cây trung tính, thiên về ưa sáng, mọc nhanh, chịu hạn tốt. Cây con ưa bóng nhẹ. Do cây có hoa đẹp, tán rộng, mọc nhanh, không cao quá và có rễ ngang, bám chắc cho nên Muồng Hoàng Yến  được trồng ngày càng nhiều trên  đường phố.

Highslide JS


Sau Tết, vào đầu mùa xuân, cây hoa Lộc vừng thay lá, người Hà Nội “đổ” đến đây để chụp ảnh kỷ niệm, sáng tác ảnh với chủ đề : “ một góc mùa thu châu Âu ở hồ Hoàn Kiếm”.  Và bây giờ, vào thời điểm cuối tháng sáu,  đến lượt mọi người lại “đổ” đến cây Muồng Hoàng Yến để chụp ảnh. Thật ra hiện nay ở hồ Hoàn Kiếm có hai cây Muồng Hoàng Yến. Một cây được trồng cạnh cây hoa Lộc Vừng chín gốc. Một cây trước cổng đền Ngọc Sơn. Nhưng cây trước cổng đền Ngọc Sơn có dáng đẹp hơn cây cạnh cây lộc vừng chín gốc.

Highslide JS


Đầu thế kỷ 20, trước cổng đền Ngọc Sơn là cả một vườn cây Vông rất đẹp, hoa màu đỏ tươi, nay vườn cây Vông đó không còn nữa. Có thể với vẻ đẹp của Muồng Hoàn Yến, Công ty Công viên cây xanh lại biến nơi đây thành vườn cây mầu vàng thay cho vườn cây mầu đỏ, cây  Vông. Hoặc trồng lại vườn cây Vông, để tạo hai sắc màu chủ đạo của lá cờ Việt Nam : vàng và đỏ.

Highslide JS


Highslide JS


Highslide JS


Highslide JS


Highslide JS


Highslide JS


Highslide JS


Highslide JS


Highslide JS


Highslide JS



Hà Hồng
hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 608 đã được: 3.6/10 (19 Đánh giá)


Bài viết liên quan Bài viết ngẫu nhiên
Người Hà Nội yêu cây, yêu Hồ Gươm là thế!
Ngụm nước mát giữa trời nóng
Mát thì có mát nhưng...
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Ước vọng về một cuộc sống hòa bình
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Tháp Bút
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Phố Hàng Trống
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Chuông Nhà thờ Lớn
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Đình Trấn Ba
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Đài Nghiên
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Hồ Gươm - Nơi ghi dấu bóng hình của Bác
Ước gì người và cảnh hồ H...
Cụ Rùa nổi hai lần trong ...
Khám phá chuông Nhà thờ L...
Vì sao cây đa có mối ?
Tháp cũ
Bánh cuốn và thơ
Những vết thương của cụ R...
Một trong chín cây lộc vừ...
Trong khu vườn yên tĩnh
Kỷ niệm 581 năm Lê Lợi lê...
Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share