Táo quân chầu trời trong trời mưa Không rõ

[14/02/2015 11:58 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(4009) ]
   Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
hohoankiem.org
Theo Phong tục, Tết của người Việt bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt cúng lễ tiễn đưa ông Táo chầu Trời. Ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt, xấu mà con người đã làm trong năm cũ. Do vậy Táo sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt, xấu của chủ nhà, những việc mà Ông Táo “tai nghe mắt thấy”.
 

 
Các gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa “Ông Táo “. Mỗi gia đình thường mua hai mũ ông Táo, một mũ bà Táo bằng giấy và ba con cá chép làm “ngựa” để Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông…
 

 
Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc thần bếp của mình.
 

 
Ngày 23 tháng Chạp năm nay (11-2-2015) ở khu vực hồ Hoàn Kiếm có mưa nhẹ. Tuy vậy số người đến phóng sinh cá, ốc ở đây không giảm. Theo quan sát của chúng tôi vào thời điểm từ 11 giờ 30 phút đến 12 giờ có rất nhiều người tới khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục  để phóng sinh.
 
 
Khổ cho chú rùa núi chuyên sống trên cạn, bị phóng sinh xuống hồ, phải bơi chật vật lắm mới vào được bờ. Mặc dù Công ty Môi trường đô thị đã đặt thùng rác ở đây nhưng một số người vô ý thức vẫn vứt túi ni-lông xuống hồ. Hoạt động phóng sinh cá xuống hồ luôn thu hút sự chú ý của khách du lịch.
 
Do bờ hồ cao, mái dốc bê-tông dài cho nên gây khó khăn cho người phóng sinh cá, ốc. Đứng từ trên phóng sinh cá xuống hồ, nhiều khi cá rơi xuống mái bê- tông rồi mới xuống được dưới nước. Do vậy nhiều con cá đã chết ngay sau đó.
 
Chúng tôi kiến nghị Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm thiết kế một loại cầu tạm để người dân có thể bước xuống và thả cá nhẹ nhàng xuống mặt nước hồ. Tại đây để sẵn thùng đựng túi ni- lông. Hết ngày này, thu lại cầu. Đây là năm thứ tám liên tiếp chúng tôi theo dõi việc phóng sinh tại hồ Hoàn Kiếm vào ngày 23 tháng Chạp.
 
Hà Hồng
hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 706 đã được: 3.3/10 (12 Đánh giá)


Bài viết liên quan Bài viết ngẫu nhiên
Người Hà Nội yêu cây, yêu Hồ Gươm là thế!
Ngụm nước mát giữa trời nóng
Mát thì có mát nhưng...
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Ước vọng về một cuộc sống hòa bình
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Tháp Bút
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Phố Hàng Trống
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Chuông Nhà thờ Lớn
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Đình Trấn Ba
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Đài Nghiên
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Hồ Gươm - Nơi ghi dấu bóng hình của Bác
Ba ba Nam bộ bắt được dướ...
Chuyển nhà mới cho Cụ Rùa
Năm thứ ba nồi bánh chưng...
Nhà hát Lớn Hà Nội - Kiến...
Trở về kỷ niệm tuổi thơ
Phố đi bộ chung quanh hồ ...
Người hoạ sĩ Nhật Bản với...
Công ty cổ phần Thủy Tạ đ...
Không để cụ rùa bị vướng ...
Ai đó vô ý thức đã chặt c...
Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share