An vị..." />

An vị Rùa Hồ Gươm Không rõ

[25/05/2019 15:50 | Chuyện về cụ Rùa | Nhận xét(0) | Đọc(2850) ]
   Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
hohoankiem.org

Nhật ký Rùa Hồ Gươm trở về Hồ Gươm - Ngày 15-3-2019

An vị Rùa Hồ Gươm

Theo kế hoạch 18 giờ ngày X+9-3-2019 tức ngày 15-3-2019 sẽ làm lễ an vị Rùa Hồ Gươm, nhưng trên thực tế lễ an vị được thực hiện từ buổi sáng.

Anh Nguyễn Anh Quân, Phó Chủ tịch Quận Hoàn Kiếm cho tôi biết lễ an vị tổ chức vào khoảng 6 giờ sáng cho nên tôi có mặt tại đền Ngọc Sơn lúc 6 giờ kém 15 phút. Lúc này Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã đến, mọi công tác chuẩn bị cho lễ an vị đã hoàn tất. Khoảng 7 giờ lễ an vị chính thức được bắt đầu. Tới dự có đại diện lãnh đạo thành phố, Sở Văn hóa-Thể thao, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND Quận Hoàn Kiếm…Sau khi làm lễ tại hậu cung nơi đặt tượng Trần Hưng Đạo mọi người chuyển sang phòng bên tả, chỗ để tiêu bản Rùa Hồ Gươm để làm lễ an vị.

Toàn bộ tủ kính đặt Rùa Hồ Gươm, tủ gỗ ốp bên ngoài đã được phủ vải đỏ, phía trước đặt một chiếc bàn nhỏ có bát hương, hoa quả, mâm xôi gấc và con gà. Lễ an vị diễn ra trong thời gian khoảng 10 phút. Sau khi tấm vải đỏ được kéo xuống các đại biểu đều trầm trồ khen: Tiêu bản đẹp, có thần thái giống như khi Rùa còn sống, nhất là đôi mắt. Đó là phần thưởng xứng đáng cho các nhà khoa học thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, cán bộ quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao đã làm việc có trách nhiệm trong hơn ba năm qua. Lãnh đạo thành phố đề nghị cán bộ Sở Văn hóa và Thể thao, đền Ngọc Sơn phải nắm vững quy trình bảo quản tiêu bản sau cho lâu nhất (khoảng vài trăm năm đến 1000 năm), đồng thời cũng đặt hàng các nhà khoa học thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phục chế lại tiêu bản Rùa Hồ Gươm bị chết năm 1967. Đây là công việc rất khó khăn bởi nhiều bộ phận của Rùa Hồ Gươm chết năm 1967 đã mục nát. Hy vọng các nhà khoa học sẽ lựa chọn được công nghệ thích hợp để phục chế thành công tiêu bản nói trên.

Bên tủ kính đặt tiêu bản Rùa Hồ Gươm tôi và anh Lê Ngọc Anh Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, anh Nguyễn Anh Quân Phó Chủ tịch UBND Quận Hoàn Kiếm, anh Phan Kế Long, Phó Tổng giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cùng ôn lại những kỷ niệm trong quá trình làm tiêu bản Rùa Hồ Gươm. Anh Ngọc anh cho biết sau khi tiêu bản Rùa Hồ Gươm được làm xong, có ý kiến chỉ đạo đưa tiêu bản về trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội, thậm trí tủ kính để đặt tiêu bản có giá ba tỷ đồng mua của CHLB Đức đã được chuyển về Bảo Tàng Hà Nội, chờ ngày đưa tiêu bản về. Tuy vậy trong nhiều lần gặp gỡ với lãnh đạo Hà Nội đại diện Sở Khoa học và Công nghệ, UBND Quận Hoàn Kiếm đã nêu kiến nghị của nhiều nhà khoa học, nhà báo, người dân là mong muốn đưa tiêu bản Rùa Hồ Gươm được trở về với Hồ Gươm nơi gắn với truyền thuyết vua Lê trả gươm. Rất mừng là lãnh đạo thành phố đã đồng thuận với kiến nghị nói trên. Anh Lê Ngọc Anh nói rõ hơn là khi dẫn chứng kiến nghị của một số người có nhắc đến tên PGS. TS Hà Đình Đức và nhà báo Hà Hồng- những người từng theo dõi Rùa Hồ Gươm hơn 30 năm qua.

Anh Nguyễn Anh Quân là người rất có duyên với Rùa Hồ Gươm. Ngày 19-1-2016 ngày anh được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch UBND Quận Hoàn Kiếm cũng chính là ngày xác Rùa Hồ Gươm nổi trên mặt hồ. Tối hôm đó chính anh là người bê xác Rùa Hồ Gươm từ đền Ngọc Sơn đến phòng lạnh của Bảo tàng Thiên Nhiên Việt Nam; là người đưa tiêu bản Rùa Hồ Gươm từ Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam về đền Ngọc Sơn vào tối 13-3-2019; là người tổng chỉ huy đợt đưa tiêu bản Rùa Hồ Gươm về đền Ngọc Sơn. Anh Nguyễn Anh Quận là người phụ trách lĩnh vực kinh tế của quận, do vậy anh Quân rất nhiệt tình trong việc huy động nguồn kinh phí để UBND Quận Hoàn Kiếm góp 6 tỷ đồng để trả công cho chuyên gia CHLB Đức sang làm tiêu bản và mua tủ kính trưng bày (kết hợp chức năng bảo quản).

Anh Phan Kế Long kể, lúc đầu mới tiếp nhận xác Rùa Hồ Gươm chúng tôi rất ái ngại vì nhiều chỗ đã bắt đầu hủy hoại. Khi chuyên gia CHLB Đức sang họ cũng hết sức bất ngờ vì đây là mẫu vật lớn nhất từ trước tới nay áp dụng công nghệ keo hóa. Thật may, mọi việc kết thúc tốt đẹp!

Hà Hồng

hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 906 đã được: 4.0/10 (6 Đánh giá)


Bài viết liên quan Bài viết ngẫu nhiên
Người Hà Nội yêu cây, yêu Hồ Gươm là thế!
Ngụm nước mát giữa trời nóng
Mát thì có mát nhưng...
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Ước vọng về một cuộc sống hòa bình
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Tháp Bút
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Phố Hàng Trống
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Chuông Nhà thờ Lớn
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Đình Trấn Ba
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Đài Nghiên
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Hồ Gươm - Nơi ghi dấu bóng hình của Bác
Cảm xúc đầu tiên của Văn ...
Ư....Tháp Rùa còn ư...đây...
Bác Phồn Peugeot
Bù nhìn giữa phố
Triển lãm Sắc màu Hồ Gươm
Ngày em về nắng vàng đậu ...
Thăm Bảo tàng Báo chí Việ...
Hồ Hoàn Kiếm có ít nhất h...
Chàng Khum, nàng Ban lại ...
Trụ đá Vườn hoa Con cóc đ...
Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share