Tiêu đềTriển khai dự án Phục hồi và ổn định bền vững hồ Hoàn Kiếm ThuộcHà Hồng | Hồ Hoàn Kiếm | Kỷ niệm riêng của mỗi người Th.gianThu, 20 Mar 2008 05:33:21 +0000 Tác giảMr.Hohoankiem Địa chỉtrien-khai-du-an-phuc-hoi-va-on-dinh-ben-vung-ho-hoan-kiem-t366/ Nội dung Dự án Phục hồi và ổn định bền vững hồ Hoàn Kiếm chính thức triển khai ngày 12-3. Đây là một trong những dự án về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nước và môi trường đã được ký kết và hợp tác song phương giữa Bộ Khoa học và công nghệ nước ta với Bộ Liên bang về giáo dục và nghiên cứu CHLB Đức. PGS, TS Hà Đình Đức làm Chủ nhiệm ban quản lý dự án. Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới http://hohoankiem.org/_data/b200308x/duanhoguom1.jpg Trước khi thực hiện việc khảo sát hồ các nhà khoa học Việt Nam và CHLB Đức đã đến thắp hương các đền, khu tưởng niệm chung quanh hồ. Điểm đầu tiên là đền Ngọc Sơn, sau đó là khu tưởng niệm vua Lê, tượng đài vua Lý Thái Tổ. Ngày 19-3-2008 các nhà khoa học của hai nước đã đến thắp hương tại đền Bạch Mã. Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới http://hohoankiem.org/_data/b200308x/duanhoguom2.jpg Một trong những nội dung quan trọng của dự án là trước khi phục hồi và ổn định bền vững hồ Hoàn Kiếm các nhà khoa học sẽ tiến hành làm thí điểm tại hồ Ba Mẫu. Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới http://hohoankiem.org/_data/b200308x/duanhoguom3.jpg Việc khảo sát hồ Hoàn Kiếm trong năm 2008 (nhằm thu thập các số liệu trước khi cải tạo) sẽ được tiến hành trong nhiều đợt. Đợt thứ nhất diễn ra từ ngày 12 đến 14-3. Ba chuyên gia CHLB Đức và các nhà khoa học nước ta thuộc Viện Công nghệ Môi trường ( Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), khoa Hoá, Trường đại học khoa học tự nhiên Hà Nội, Trung tâm Môi trường sinh thái (Trường đại học Mỏ địa chất )... đã tiến hành việc đo và lấy mẫu: địa chất thuỷ văn và tầng bùn đáy của hồ; hệ vi tảo, hệ sinh học, chất lượng hoá lý của hồ. Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới http://hohoankiem.org/_data/b200308x/duanhoguom4.jpg Phương tiện dùng để khảo sát là các thiết bị cầm tay, thùng đựng mẫu nước chuyên dụng và hai thuyền chèo bằng tay ( không dùng động cơ) Theo các nhà khoa học, một điều thú vị là trong lúc mọi người thao tác lấy mẫu trên thuyền, Cụ Rùa “lững thững” bơi bên cạnh. Dường như Cụ muốn tìm hiểu làm sao mà chiếc máy siêu âm cầm trên tay của các nhà khoa học có thể phát hiện dưới lớp bùn là một lớp cát dày, di chứng của một nhánh sông Cái ( sông Hồng ngày nay )? Generated by Bo-blog 2.1.1 Release