“Đây
Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây.....” địa
danh đầu tiên mà cố nhà văn Nguyễn
Đình Thi nhắc đến trong bài hát
Người Hà Nội của mình chính là hồ
Hoàn Kiếm, mảnh đất “ lắng hồn núi
sông ngàn năm “. 60 năm qua bài
hát đã đi vào lòng người Hà Nội,
và nhân dân cả nước.
Bài hát ra đời trong những “Ngày
toàn quốc kháng chiến”, trước Tết
1947 theo đơn đặt hàng của nhà báo
Thép Mới, để đăng trên báo Cứu
Quốc số Tết, gửi tặng anh em chiến
sĩ thủ đô đang chiến đấu anh dũng
ở Liên khu một.
Trong một ngôi nhà của một người
Hà Nội đã tản cư còn sót lại cây
đàn piano, Nguyễn Đình Thi đã ngồi
xuống gõ từng nhịp một và dòng
nhạc đã tuôn chảy với những kỷ
niệm, những hình ảnh mà tác giả
từng thấy trong đêm 19-12-1946 và
những ngày tiếp sau đó: “Hà Nội
cháy khói lửa ngợp trời, Hà Nội
hồng ầm ầm rung sông Hồng reo.
Thét lên xung phong căm hờn sôi
gầm súng, bùng cháy khắp phố ta
ơi, vùng lên chiến sĩ ta ơi, trời
Hà Nội đỏ máu”.
Bài hát nhanh chóng được các chiến
sĩ ta truyền tay nhau khắp chiến
hào, vừa chiến đấu vừa hát vang
trong lòng Hà Nội đang “ầm ầm
rung”. Bài hát đã trở thành một
sức mạnh kỳ diệu thúc dục chiến sĩ
tự vệ thủ đô giữ gìn từng tấc đất
thiêng liêng “đượm thấm máu hồng
tươi”.
Như hàng chục năm trước, những
ngày cuối tháng 12-2006 này, nước
Hồ Gươm vẫn “ xanh thắm lòng”, “
Bóng tháp rùa thân mật êm ấm lòng
“. Người Hà Nội trong những ngày
toàn quốc kháng chiến đã chiến đấu
quên mình để bảo vệ thủ đô. Người
Hà Nội ngày nay đang quyết tâm đưa
Thủ đô, đất nước tiến nhanh, tiến
mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiên đại hóa, hội nhập
kinh tế quốc tế.
Cuộc tuần hành, biểu diễn nghệ
thuật của hàng nghìn người Hà Nội
bên hồ Hoàn Kiếm hưởng ứng Hội
nghị cấp cao APEC, ngày 5-11-2006;
cuộc tuần hành của 20 nghìn người
dân Hà Nội, quanh hồ Hoàn Kiếm,
sáng ngày 24-12-2006, với chủ đề:
“ Tự hào Việt Nam-Thành viên WTO “
,đã minh chứng điều đó.
Đúng như lời bài hát: “ Mai này
lớp lớp người đi thét vang hoang
tàn khải hoàn... “
“ Người Hà Nội “đã trở thành
bất tử !