Ngày
9-3-2007, chúng tôi gặp lại người
thổi tiêu bên hồ, cũng vào buổi
sáng tứ bảy, cũng lúc trời vừa mưa
xong. Đó là bác Lê Quang Châu nhà
ở số 1/126/3 phố Kim Ngưu (điện
thoại 9717962) Người mà chúng tôi
có dịp giới thiệu trong bài: Nhớ
một thời lũy hoa (ngày 6-8-2006 ).
Lần này bác không đứng gần cây lộc
vừng chín gốc mà đứng gần Tháp
bút. Quan sát kỹ, chúng tôi thấy
chiếc tiêu lần này bác Châu thổi
không giống với cái mà chúng tôi
đã nhìn thấy lần trước. Chiếc tiêu
mà bác đang thổi ngắn và to hơn
chiếc cũ.
Bác Châu cho biết chiếc tiêu cũ đó
đã bị dập. Chiếc tiêu mới này bác
phải đi chợ một tháng mới tìm ra
được. Đó là ống cây trúc, có thân
tròn, thẳng và không dầy thành.
Hôm nay, sau khi đến thăm con trai
ở phố Hàng Gai, bác Châu mang
chiếc tiêu này ra hồ để thổi thử.
Tiếng tiêu còn đục chưa vang và
sắc âm như chiếc tiêu cũ, bởi ống
trúc còn tươi. Bác đặt tên cho
chiếc tiêu mới làm này là Long
thành với ý nghĩa hướng tới một
nghìn năm Thăng Long.
Chiếc tiêu đầu tiên bác Châu làm
có tên là Quy Tâm. Bác Châu kể về
nguồn gốc chiếc tiêu cho chúng tôi
nghe. Năm đó nhà bác có trộm. Bọn
trộm trèo qua cổng vào trong sân
lấy đi chiếc xe đạp của cô cháu
gái.
“Tang vật” mà bọn trộm để lại hiện
trường là một đoạn cây trúc. Thấy
thân trúc mà bọn trộm để lại
thẳng, vỏ mỏng, nên bác Châu lấy
làm cây tiêu, và đặt tên là Quy
Tâm. Mong muốn của bác Châu là
tiếng của chiếc tiêu này khi thổi
lên như lời nhắn nhủ bọn trộm hãy
“ quy tâm “, hoàn lương.
Thật lạ, hôm làm xong chiếc tiêu
đó, bác Châu mang ra hồ để thổi
thử ở chỗ bến đỗ xe ô-tô. Không
ngờ lúc đó Cụ Rùa nổi lên và Cụ
nổi rất lâu. Chiếc tiêu Quy Tâm
bác Châu vẫn giữ đến ngày nay,
cùng với bộ tiêu gần mười chiếc do
chính bác làm ra./.