Tượng
đài Vua Lê nằm trong khuôn viên
của trụ sở Hội Khai Trí Tiến Đức
thời Pháp đô hộ, Câu lạc bộ Thống
nhất ( 1954-1975 ) và nay là Cục
Văn hóa Thông tin cơ sở.
Năm 1896, Hoàng Cao Khải đứng ra
hưng công xây dựng tượng đài này.
Như vậy tính đến năm 2006, tượng
Vua Lê tròn 110 tuổi.
Tượng đài chính được làm bằng đá
ghép và chia thành ba phần. Phần
dưới ( chân tượng đài ) gồm năm
cấp đá tròn. Phần thứ hai được
thiết kế theo kiểu nón trụ cao
1,10 mét với ba lớp đá. Phần thứ
ba là phần thân trụ được tạo bởi
một khối đá tròn liền từ trên
xuống dưới. Đỉnh trụ được làm loe
ra một hình bát giác để đỡ bức
tượng đồng đúc hình Vua Lê Lợi.
Pho tượng Lê Lợi được đúc bằng
đồng cao khoảng 1,2 mét, trong tư
thế đứng, đầu đội mũ bình thiên,
bốn góc có treo kim tòng. Thân mũ
trang trí nổi các hình rồng chầu.
Khuôn mặt tượng bầu bĩnh, mũi
thẳng, mắt hơi nhìn xuống theo
hướng chỉ của thanh gươm. Tượng
mặc áo long bào, lưng đeo đai. Đây
là kiểu áo của các vua, ít ra là
thời nguyễn. Trên thân áo được đúc
nổi các hình trang trí như rồng
chầu với thân nhỏ, tạo vẩy nổi rõ
như vẩy cá chép, các đao mác. Tay
phải của tượng cầm thanh kiếm
trong tư thế hơi chúc xuống , phải
chăng để thể hiện việc Lê Lợi trả
gươm thần cho rùa vàng.
Sau hàng chục năm đóng cửa, ngày
27-9-2000, khu tưởng niệm Vua Lê
chính thức mở của trở lại. Bốt
điện phía bên phải cửa đã được
chuyển đi nơi khác.
Theo PGS Hà Đình Đức, vào ngày mở
cửa khu thưởng niệm Vua Lê, Cụ Rùa
nổi lên ở đền Ngọc Sơn và ở đó
trong hai tiếng. PGS Hà Đình Đức
đã chụp được ảnh cụ rù nổi trong
ngày hôm đó.
Từ năm 2000 trở lại đây, vào ngày
1-10 hằng năm, các cụ trong Hội
người cao tuổi tổ chức lễ dâng
hương tại Khu tưởng niệm Vua Lê
Lợi.