Xích
–lô một phương tiện giao thông có
ở Hà Nội hơn 100 năm nay. Hiện nay
không còn là phương tiện đi lại
phổ biến của người dân thành phố.
Tuy vậy nó vẫn là phương tiện độc
đáo chở khách du lịch đi thăm phố
cổ. Nói đến xích –lô người dân
thành phố đều có ít nhiều kỷ niệm,
nhất là những người từng sống
trong thời bao cấp.
Ngõ tôi ở, có một bác tên là Ngãi,
chuyên đạp xích- lô chở gạo, bột
mì cho công ty lương thực, thực
phẩm. Vào ngày chủ nhật bác cho
tất cả sáu đứa con lít nhít của
mình lên xe xích- lô đi dạo quanh
thành phố. Chị dâu tôi khi trở dạ,
bác Ngãi là người chở chị đến bệnh
viện C ( nay là Bệnh viện Phụ sản
Trung ương ). Rồi bác Ngãi cũng là
người đưa chị dâu và cháu gái tôi
từ bệnh biện C về nhà.
Người Hà Nội sống trong thời bao
cấp chẳng bao giờ quên phương tiện
giao thông đặc thù thời đó: xích
–lô.
Làm thể nào để các em nhỏ nhớ về
xích –lô, thích đi xích –lô: ý
nghĩ ấy đã bật lên trong đầu anh
Hùng. Và anh đã quyết định đặt làm
15 chiếc xe xích –lô để trẻ em có
thể đạp được. Mỗi chiếc xe giá một
triệu đồng.
Thật bất ngờ, các em đón nhận trò
chơi đạp xích -lô, ngỡ ngàng, háo
hức, giống như các em nhìn thấy
chiêc xe ô-tô nhỏ chạy bằng ác-
quy.
Quan sát các em đạp xích –lô trên
sân Nhà văn hóa thiếu nhi Hà Nội,
chúng tôi cảm thấy vui lây. Bọn
trẻ đạp xe xích- lô nhoay nhoáy cứ
như những chú khỉ đạp xích –lô
trong rạp xiếc. Tuy vậy có lúc
trông bọn trẻ lại giống những
người đạp xe cho khách du lịch đi
ngoài phố khi chúng vừa đạp vừa
khoác tay nói khuyên thuyên cho vị
khách nhỏ xíu ngồi bên trên.
Bố mẹ bọn trẻ thì khỏi phải nói,
vui ra mặt. Nhìn bọn trẻ đạp xích
-lô mà nhớ tời ngày mình còn bé.
Anh Hùng người chủ của những chiếc
xe đó nói với chúng tôi: mỗi cháu
chúng tôi thu bốn nghìn đồng và đi
vô tư khi nào chán thì thôi.
Anh có nghĩ là có một người nào đó
sẽ bắt chiếc anh làm những chiếc
xe tương tự như thế này không ?
chúng tôi hỏi.
Tôi cũng nghĩ đến chuyện đó. Có lẽ
tôi phải đi đăng ký bản quyền
thôi, thời WTO mà./.