'Báu vật' để cho đời sau Không rõ

[06/09/2009 11:42 | Phóng sự - Tản mạn | Nhận xét(0) | Đọc(6239) ]
   Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
hohoankiem.org
Càng gần đến ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, công tác chuẩn bị ngày càng khẩn trương. Nhiều người vừa mừng, vừa lo. Mừng vì sắp được chứng kiến thời khắc lịch sử Thăng Long- Hà Nội bước sang tuổi 1000 năm, với các hoạt động kỷ niệm hoành tráng ở thủ đô và nhiều thành phố, địa phương trên cả nước. Lo vì sau đại lễ này Hà Nội để lại cho hậu thế cái gì ?

Highslide JS   Highslide JS


Một nghìn năm trước đây Vua Lý Công Uẩn đã dời đô từ Hoa Lư ( Ninh Bình ) về mảnh đất Thăng Long với thế “nhìn sông tựa núi”, “ Rồng cuộn, hổ ngồi ”. Bài Chiếu dời đô của Vua Lý Công Uẩn là “báu vật” của cha ông ta nghìn năm trước để lại cho đời sau. Và rồi nghìn năm sau nữa, khi Hà Nội bước vào tuổi hai nghìn năm, con cháu lúc đó sẽ hỏi “ báu vật ” của Hà Nội một nghìn năm là gì ?

Thời điểm này chưa phải là lúc chúng ta đưa ra câu trả lời đầy đủ về những “ báu vật ” bao gồm nhiều lĩnh vực vật thể và phi vật thể mà thế hệ hiện nay để lại cho mai sau.

Highslide JS


Tuy vậy chúng tôi nhận thấy một việc làm tích cực, có ý nghĩa trong việc để lại “ báu vật ” cho đời sau của UBND TP Hà Nội, Ban tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội đó là việc giải toả các hộ gia đình sống trong khuôn viên các chùa, đình chung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm và trên phạm vi toàn thành phố. Chấm dứt tình trạng hộ dân xâm hại các khu di tích. Tiếp sau đó là đầu tư, phục dựng, chỉnh trang các công trình đó.

Công trình Đền Vua Lê - Đình Nam Hương đã hoàn thành việc giải toả đền bù cho các hộ dân ở đây. Một công việc mà UBND thành phố và quận Hoàn Kiêm kiên trì thực hiện trong gần mười năm. Đến thời điểm này về cơ bản đã xong việc xây dựng các công trình hạ tầng, lắp dựng cổng, hàng rào sắt. Nhà thờ họ Đào ở số 2 ngõ Bảo Khánh đã hoàn tất việc giải toả các hộ dân sinh sống ở đây, chuẩn bị bước vào giai đoạn phục dựng. Chùa Cầu Đông ở 36 Hàng Đường, Chùa Thiên Phúc ở 94 phố Hai Bà Trưng đã xây cổng rất đẹp và hoành tráng.

Highslide JS


Bác Tiến người trông coi đền An Thọ ( 12 đường Thanh Niên, Yên Phụ, Tây Hồ ) cho chúng tôi biết: UBND quận Tây Hồ đang tích cực làm thủ tục để di chuyển hai hộ dân trong khuôn viên của đền đến khu định cư mới, hoàn tất việc chỉnh trang lại đền trước Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nộì.

Chắc chắn các công trình đền, chùa đó sau khi được phục dựng, chỉnh trang sẽ là những “ báu vật ” tồn tại hàng nghìn năm cùng với sự trường tồn của Thủ đô, của đất nước./.

Hà Hồng
hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 205 đã được: 4.1/10 (17 Đánh giá)


Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share