(Vfej.vn)-Các can thiệp cứu chữa Cụ Rùa đang được khẩn trương tiến hành nhưng có thể không được nhanh như mong muốn của dư luận, nhất là việc quyết định có đưa cụ lên bờ chữa trị hay không.
Một ngày sau hội thảo khoa học về bảo vệ Rùa Hoàn Kiếm, trực tiếp TS Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở Khoa học&Công nghệ Hà Nội, báo cáo với lãnh đạo UBND TP Hà Nội kết quả hội thảo và kèm một số đề xuất cấp bách. Tất cả các đề xuất đều liên quan đến việc chữa bệnh cho hồ Hoàn Kiếm chứ chưa có bất cứ đề xuất nào can thiệp trực tiếp đến sức khỏe và các vết thù nghiêm trọng trên thân thể cụ.
Trong số các can thiệp vào hồ Hoàn Kiếm, đáng chú ý có việc xử lý hai đường ống thoát nước từ Đền Ngọc Sơn dẫn vào đường Đinh Tiên Hoàng trước những hoài nghi cho rằng các vết trầy xước trên thân thể Cụ Rùa có thể do thành ống gây ra.
Theo nhà báo Hà Hồng, người sở hửu trang chủ trên internet chuyên về Cụ Rùa, Sở KH&CN kiến nghị giao Sở Xây dựng thiết kế lại hai đường ống này thay vì chỉ hạ thấp như đề xuất ban đầu.
Theo đó, có thể điều chỉnh đường ống đi men theo chân cầu Thê Húc để dẫn ra ngoài. Với kè bê tông quanh gò Tháp Rùa hình thành từ cách đây mấy thập kỷ với ý tưởng lãng mạn mở rộng mặt bằng và đón du khách lên thưởng ngoạn, Sở KH&CN cũng kiến nghị sẽ sớm phá bỏ.
Thay vào đó, sẽ làm nền cát thích hợp để Cụ Rùa cảm thấy đủ yên tâm lên phơi nắng, hy vọng, nhờ ánh nắng mặt trời chữa các bệnh ngoài da mà chưa nhà khoa học nào biết chính xác là bệnh gì ngoài các phỏng đoán từ xa. Các kiến nghị đó đã được UBND TP chấp thuận.
Với rùa tai đỏ, đối tượng bị quy là đã cắn Cụ Rùa, TS Rao cho Tiền Phong biết sau hội thảo ngày 15-2, kỹ thuật bắt đang được thử nghiệm tại hai hồ, trong đó có hồ Văn Quán, thuộc phường Văn Quán, Hà Đông, nơi được ví là máy điều hòa không khí ở khu vực nhưng mới đây xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt.
Nếu không có gì thay đổi, sẽ áp dụng tại hồ Hoàn Kiếm cuối tháng hai. Nhưng, được biết, kỹ thuật áp dụng ở hai hồ thử nghiệm chưa phát huy tác dụng.
Liên quan đến các kiến nghị tại hội thảo ngày 15-2 đưa Cụ Rùa lên bờ chữa trị, TS Rao chưa ưng với đề xuất cụ thể nào vì việc đưa cụ lên, tìm chỗ tạm cư cho cụ, và chữa trị hoàn toàn không đơn giản, như cảnh báo của chuyên gia quốc tế.
Thay vào đó, Sở KH&CN sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp tục tham vấn nhà khoa học, tìm ra phương án tối ưu nhất, thuyết phục được cả giới chuyên môn lẫn dư luận.
Tóm lại, chưa có bất cứ kế hoạch hay lộ trình cụ thể cho công việc cụ thể nào ngoài cụm từ “sẽ làm ngay” với một vài đầu việc. Nếu công việc lại cứ tiệm tiến thế này, nếu Cụ Rùa hề hấn gì, ai sé chịu trách nhiệm? Cả ngày qua, chúng tôi tìm cách liên lạc với người lãnh đạo Sở KH&CN nhưng không nhận được hồi âm.
Theo QD/TP
Nguồn: http://www.vfej.vn
Một ngày sau hội thảo khoa học về bảo vệ Rùa Hoàn Kiếm, trực tiếp TS Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở Khoa học&Công nghệ Hà Nội, báo cáo với lãnh đạo UBND TP Hà Nội kết quả hội thảo và kèm một số đề xuất cấp bách. Tất cả các đề xuất đều liên quan đến việc chữa bệnh cho hồ Hoàn Kiếm chứ chưa có bất cứ đề xuất nào can thiệp trực tiếp đến sức khỏe và các vết thù nghiêm trọng trên thân thể cụ.
Sẽ cho điều chỉnh sớm đường ống thoát và dẫn nước
nhưng không ai biết “sớm” là cụ thể khi nào. Ảnh Hà Hồng
Trong số các can thiệp vào hồ Hoàn Kiếm, đáng chú ý có việc xử lý hai đường ống thoát nước từ Đền Ngọc Sơn dẫn vào đường Đinh Tiên Hoàng trước những hoài nghi cho rằng các vết trầy xước trên thân thể Cụ Rùa có thể do thành ống gây ra.
Theo nhà báo Hà Hồng, người sở hửu trang chủ trên internet chuyên về Cụ Rùa, Sở KH&CN kiến nghị giao Sở Xây dựng thiết kế lại hai đường ống này thay vì chỉ hạ thấp như đề xuất ban đầu.
Theo đó, có thể điều chỉnh đường ống đi men theo chân cầu Thê Húc để dẫn ra ngoài. Với kè bê tông quanh gò Tháp Rùa hình thành từ cách đây mấy thập kỷ với ý tưởng lãng mạn mở rộng mặt bằng và đón du khách lên thưởng ngoạn, Sở KH&CN cũng kiến nghị sẽ sớm phá bỏ.
Thay vào đó, sẽ làm nền cát thích hợp để Cụ Rùa cảm thấy đủ yên tâm lên phơi nắng, hy vọng, nhờ ánh nắng mặt trời chữa các bệnh ngoài da mà chưa nhà khoa học nào biết chính xác là bệnh gì ngoài các phỏng đoán từ xa. Các kiến nghị đó đã được UBND TP chấp thuận.
Với rùa tai đỏ, đối tượng bị quy là đã cắn Cụ Rùa, TS Rao cho Tiền Phong biết sau hội thảo ngày 15-2, kỹ thuật bắt đang được thử nghiệm tại hai hồ, trong đó có hồ Văn Quán, thuộc phường Văn Quán, Hà Đông, nơi được ví là máy điều hòa không khí ở khu vực nhưng mới đây xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt.
Nếu không có gì thay đổi, sẽ áp dụng tại hồ Hoàn Kiếm cuối tháng hai. Nhưng, được biết, kỹ thuật áp dụng ở hai hồ thử nghiệm chưa phát huy tác dụng.
Liên quan đến các kiến nghị tại hội thảo ngày 15-2 đưa Cụ Rùa lên bờ chữa trị, TS Rao chưa ưng với đề xuất cụ thể nào vì việc đưa cụ lên, tìm chỗ tạm cư cho cụ, và chữa trị hoàn toàn không đơn giản, như cảnh báo của chuyên gia quốc tế.
Thay vào đó, Sở KH&CN sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp tục tham vấn nhà khoa học, tìm ra phương án tối ưu nhất, thuyết phục được cả giới chuyên môn lẫn dư luận.
Tóm lại, chưa có bất cứ kế hoạch hay lộ trình cụ thể cho công việc cụ thể nào ngoài cụm từ “sẽ làm ngay” với một vài đầu việc. Nếu công việc lại cứ tiệm tiến thế này, nếu Cụ Rùa hề hấn gì, ai sé chịu trách nhiệm? Cả ngày qua, chúng tôi tìm cách liên lạc với người lãnh đạo Sở KH&CN nhưng không nhận được hồi âm.
Theo QD/TP
Nguồn: http://www.vfej.vn
Đánh giá bài viết