Chạy từ tháp Rùa vào trong bờ
[07/06/2009 06:37 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(9965) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Một trong những hoạt động (khi chỉ còn 500 ngày nữa đến đại lễ kỷ niêm 1000 năm thăng long Hà Nội ) được nhiều người chú ý đó là chạy trên tấm cót trải trên mặt hồ nước, lúc 11 giờ 30 phút ngày 30-5-2009. Hoạt động này do hội viên Hội Võ Thiên môn đạo thực hiện.
Hai đường chạy được “ lát ” bằng cót ép. Vị trí đường chạy trùng với vị trí cây cầu được đặt tại đây vào năm 1953. Chúng tôi đã có dịp giới thiệu với các bạn về bức ảnh vợ chồng nhạc sỹ Phạm Duy đứng trên chiếc cầu này năm 1953. Vào thời điểm đó cây cầu Thê Húc đang được xây dựng lại do bị đổ vào giao thừa năm 1952.
Khi chưa chạy hai đường cót đó được đặt trên hệ thống khung tre, hoặc săm lốp ô - tô, nhằm tránh cho cót bị chìm xuống. Hai anh thanh niên được chọn là tốp chạy từ ngoài tháp rùa vào trong bờ, phía sau lưng là chiếc cờ đỏ sao vàng được lồng vào một cán tre dài chừng 70 cm.
Nhận được hiệu lệnh, hai thanh niên cùng chạy một lúc. Chạy được nửa đường thì người thanh niên chạy bên phải bị ngã xuống nước. Chỉ người chạy bên trái vào được đến bờ.
Người chạy vào được đến bờ là anh Trần Minh Thắng, ở xóm sáu, thôn Nội Sá, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hoà, Hà Nội. Anh Thắng cho chúng tôi biết: để chạy được như thế phải luyện trong bảy năm. Động tác khó nhất trong lúc chạy là giữ thăng bằng.
Hằng nghìn người đứng xem và vỗ tay tán thưởng theo từng bước chạy của thành viên. Điều đó cho thấy việc chọn lọc, phục hồi những hoạt động truyền thống để trình diễn trong các ngày lễ Tết là một hướng đi đúng. Mong rằng vào dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội chúng ta sẽ được xem nhiều hoạt động phong phú diễn ra chung quanh hồ Hoàn Kiếm./.
Hà Hồng
Hai đường chạy được “ lát ” bằng cót ép. Vị trí đường chạy trùng với vị trí cây cầu được đặt tại đây vào năm 1953. Chúng tôi đã có dịp giới thiệu với các bạn về bức ảnh vợ chồng nhạc sỹ Phạm Duy đứng trên chiếc cầu này năm 1953. Vào thời điểm đó cây cầu Thê Húc đang được xây dựng lại do bị đổ vào giao thừa năm 1952.
Khi chưa chạy hai đường cót đó được đặt trên hệ thống khung tre, hoặc săm lốp ô - tô, nhằm tránh cho cót bị chìm xuống. Hai anh thanh niên được chọn là tốp chạy từ ngoài tháp rùa vào trong bờ, phía sau lưng là chiếc cờ đỏ sao vàng được lồng vào một cán tre dài chừng 70 cm.
Nhận được hiệu lệnh, hai thanh niên cùng chạy một lúc. Chạy được nửa đường thì người thanh niên chạy bên phải bị ngã xuống nước. Chỉ người chạy bên trái vào được đến bờ.
Người chạy vào được đến bờ là anh Trần Minh Thắng, ở xóm sáu, thôn Nội Sá, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hoà, Hà Nội. Anh Thắng cho chúng tôi biết: để chạy được như thế phải luyện trong bảy năm. Động tác khó nhất trong lúc chạy là giữ thăng bằng.
Hằng nghìn người đứng xem và vỗ tay tán thưởng theo từng bước chạy của thành viên. Điều đó cho thấy việc chọn lọc, phục hồi những hoạt động truyền thống để trình diễn trong các ngày lễ Tết là một hướng đi đúng. Mong rằng vào dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội chúng ta sẽ được xem nhiều hoạt động phong phú diễn ra chung quanh hồ Hoàn Kiếm./.
Hà Hồng
Đánh giá bài viết