Chùa Báo Thiên, tháp Đại Thắng Tư Thiên và Nhà Thờ Lớn
[19/01/2013 21:58 | Phóng sự - Tản mạn | Nhận xét(0) | Đọc(7179) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nhiều người biết Nhà thờ Lớn Hà Nội nằm ở chỗ giao nhau giữa phố Nhà Chung, Nhà Thờ và Lý Suốc Sư, thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tuy vậy ít ai biết rằng trước đây nơi này là tháp Báo Thiên cao 12 tầng. Liệu có mối quan hệ nào giữa tháp Báo thiên với chùa Bà Đá ? Quá trình xây dựng Nhà thờ Lớn như thế nào ? Báu vật nào của chùa Báo Thiên còn lưu lại đến ngày nay? Qua bài viết của tác giả Nguyễn Quốc Tuấn, Viện nghiên cứu Tôn giáo (Viện KHXH và NV) đăng trên Tạp chí Phật học, Tiên Đàm trên Tạp chí Tri - Tân xuất bản năm 1941, Ths Đinh Đức Tiến, Nguyên Vinh Phúc, Nguyễn Văn Uẩn... và các sách, tài liệu cổ chúng ta phần nào giải đáp được các câu hỏi nói trên.
Chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên
Đầu năm 2006, tại Hoàng thành Thăng Long có triển lãm những bức tranh vẽ Thăng Long thời Trịnh Nguyễn. Trong cuộc triển lãm này chúng tôi được nhìn thấy sa bàn thành Thăng Long với một công trình nổi bật cạnh hồ Hoàn Kiếm ( khi đó còn thông với sông Hồng ) đó là tháp Báo Thiên. Sa bàn này đã thu hút được sự chú ý của nhiều người đến xem triển lãm.
Chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên là do vua Lý Thánh Tông đứng ra chủ trì việc xây dựng. Chùa và tháp là hai biểu tượng của Phật giáo, nhưng do một người theo Phật, vua đã cho xây chùa năm 1056 và dựng tháp năm 1057. Tháp Đại Thắng Tư Thiên – Báo Thiên do vua Lý Thánh Tông (1023-1072), vị vua thứ ba của triều Lý chủ trì xây dựng. Một vị vua đầy lòng từ bi song đồng thời là người có vũ công sáng chói, sau chiến dịch đánh Chiêm năm 1069, cương giới của Đại Việt đã mở xuống đến tận địa phận tỉnh Quảng Nam ngày nay. Việc nhà vua cho xây tháp Đại Thắng Tư Thiên là một ghi nhận đất nước thịnh trị, phát triển và an bình và cũng là thuận lòng trời và thuận lòng dân.
Các cuốn sách Đại Việt Sử Lược (Việt Sử Lược), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, An Nam Chí Lược, Việt Sử Tiêu Án, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Đại Nam Nhất Thống Chí... đã cho chúng ta biết nhiều thông tin về tháp và chùa Báo Thiên. Cụ thể như: Tháp dựng năm 1057 (Đinh Dậu), cao 30 tầng, có tên là Đại Thắng Tự Thiên; làm chùa Sùng Khánh Báo Thiên năm 1056 (Bính Thân), phát một vạn hai nghìn cân đồng để đúc chuông (tính ra ki-lô-gam = 9.600 kg). Vua Lý Thánh Tông tự tay viết bài minh văn. Năm 1057 (Đinh Dậu, mùa Xuân, tháng Giêng) xây bảo tháp Đại Thắng Tư Thiên, cao vài chục trượng, 12 tầng (tức tháp Báo Thiên). Đinh Tị, năm thứ 5 [1137]…Tháng 3,…Vua ngự đến chùa Báo Thiên, làm lễ Phật Pháp Vân để cầu mưa. Đêm hôm ấy mưa to. Mậu Ngọ, năm thứ 6 [1138]…Mùa thu, tháng 7, không mưa. Vua sai Hữu ty làm lễ cầu ở Vu đàn và chùa Báo Thiên. Mậu Thân, năm thứ 3 [1188],… Mùa hạ, tháng 5, vua thân ngự đến chùa Pháp Vân ở Duềnh Bà để đảo vũ, nhân rước tượng Phật Pháp Vân về chùa Báo Thiên (triều Lê khi mới dựng nước còn theo tục cũ này . Ất Dậu, năm thứ 7 [1285]...Mùa thu,…Tháng 9,…Bia chùa Báo Thiên gãy làm đôi. Giáp Dần, Thiệu Bình năm thứ 1 [1434]…Tháng 5,…Ngày 24, giờ thìn,…Chém người thợ của cục Tả ban tất tác là Cao Sư Đãng. Bấy giờ điều động thợ ở các cục tất tác làm chùa Báo Thiên. Công việc thổ mộc nặng nề, Sư Đãng phải làm khó nhọc, nói vụng rằng: “Thiên tử thì không có đức, để đến hạn hán, đại thần thì ăn của đút, cử dùng người vô công, có gì là thiện đâu mà làm chùa to thế?”. Bị người cáo giác. Đại tư đồ Lê Sát giận lắm…” . Mậu Ngọ, năm thứ 8 [1258]…Mùa thu, tháng 8, gió to, đỉnh tháp Bao Thiên gãy rơi xuống. Nhâm Tuất, năm thứ 9 [1322]…Tháng 3, sét đánh tháp Báo Thiên, lở mất góc bên đông tầng thứ hai. Bính Tuất [1406]…Tháng 6, chỏm tháp Báo Thiên gãy rơi xuống. An phủ sứ Đông Đô là Lê Khải không báo tin ấy phải biếm 1 tư. Đinh Mùi năm thứ 15 [1547]…Tháp Báo Thiên bị sập . Trong cuốn Thăng Long Bát Cảnh (tức là các bài thơ vịnh tám cảnh ở Thăng Long của người Thanh sang nước ta có bài Báo Thiên Hiểu Chung (Chuông sớm chùa Báo Thiên). Trong mục “phố” của sách, có đoạn: “Phố Báo Thiên: bán vải thâm và dù xanh” .
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Tuấn chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên là do vua Lý Thánh Tông đứng ra chủ trì việc xây dựng. Nói cách khác là do nhà nước đứng ra làm “chủ đầu tư” theo cách nói hiện nay. Chùa và tháp là hai biểu tượng của Phật giáo, nhưng do là một người theo Phật, vua đã cho xây chùa năm 1056 và dựng tháp năm 1057. Tháp Đại Thắng Tư Thiên là rất cao so với đương thời, đã có khá nhiều lần bị sét đánh. Số lượng tầng trong các bộ sử hầu hết thống nhất, đều là 12 tầng, trừ Đại Việt Sử Lược và An Nam Chí Lược là 30 tầng và 13 tầng.
Theo thiển nghĩ, hai con số này là một khắc nhầm vì 12 với 13 tự dạng gần nhau, và 30 tầng có thể là 30 trượng song bị cố ý khắc thành 30 tầng, vì hai chữ “tầng” (層) và “trượng” (丈) có tự dạng khác hẳn nhau. Sự khắc nhầm này có thể là một nhấn mạnh về độ cao thực tế của tháp Đại Thắng Tư Thiên mà người đương thời và đời sau rất thán phục. Các chứng cứ trưng dẫn về tháp trên đây cho thấy con số 12 tầng là đáng tin cậy vì đến tận thế kỷ 18, Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án còn dựa theo sách cũ mà chép lại, chứng minh rằng đương thời, sách mà các ông đọc cũng vẫn ghi con số 12 tầng.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Tuấn đã đưa ra lý giải về vì sao tháp Báo Thiên lại có 12 tầng: Tháp có 12 tầng là bởi thể hiện cho “thập nhị thiên” (十二天) – 12 cõi trời.
Như vậy, ngọn tháp Đại Thắng Tư Thiên mà nghĩa của nó là: Nhận được suy tư lớn của chư Thiên và ngôi chùa mang tên Báo Thiên với ý nghĩa: báo đáp ân của chư Thiên, chính là biểu tượng cho khát vọng được Trời – Phật bảo hộ và gia hộ cho đất nước phồn vinh và hòa bình, vĩnh cửu.
Trong Tạp chí Tri-Tân, xuất bản năm 1941 có đăng bài viết của Tiên Đàm mà chúng tôi sưu tầm được tại Thư viện Quốc gia có đoạn viết về tháp Báo Thiên: “ Tháp Báo Thiên ở phường Báo Thiên, huyện Thọ- Xương, ngoài cửa chính đông của thành Thăng Long ( tức là phố Nhà Thờ bây giờ. Tháp nay không còn. Cuối đời Lý tháp đổ. Đến đời Trần Anh -Tôn (1293-1314) chữa lại. Giữa thời Hậu –Lê tháp lại đổ. Khoảng đời Tây-Sơn (1788-1801 ) chỉ còn đế tháp cao hơn một trượng ở phía Tây chùa Báo Thiên. Gạch đổ lù lù, ngổn ngang. Hoang rậm như núi. Vẫn còn mấy chữ nề: “ Lý triều đệ tam đế “. Tầng thứ ba tháp có ghi dòng chữ : “ thiên tư vạn thọ”. Ngọn tháp đúc bằng đồng có khác chữ : “ Đao Ly Thiên “ . Về sau sét đánh gẫy mất, không ai biết rơi vào chỗ nào. Sau đó người là ruộng bắt được , lại đem chắp vào lại bị sét đánh mất hẳn. Về việc sét đánh Tháp Báo Thiên sử chép: “ Đời vua Trần Minh Tôn ( 1314 -1329 ) niên –hiệu Đại –Khánh thứ chín (1322 ), mùa xuân tháng ba sét đánh vào Tháp Báo Thiên. Lại đến đầu niên hiệu Thiệu-phong đời Trần - Dụ Tôn (1341-1357 ), gió thổi sạt nóc tháp rồi kẻ sét đánh vào phía đông, sạt mất hai tầng. Trải qua bao phen thay đổi đến đời Tây Sơn còn trơ một cái đế tháp và đống gạch vụn. Cạnh tháp Báo Thiên, về phía Tây có một ngôi chùa gọi là Báo Thiên –Tự. Chùa được xây dựng vào đời Lý Thánh Tôn, niên hiệu Long Thụy Thái – Bình năm thứ ba ( 1056 ) cũng tại phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương để thờ Phật và kỷ niệm vị Thánh Tăng là Khổng Lộ. Vua Thánh-Tôn truyền lấy đồng trong kho đúc một quả chuông lớn và ngự chê một bài minh khắc vào đấy. Trải qua Trần, Lê chùa Báo Thiên là một thuyền lâm danh – thắng nhất kinh thành Thăng Long. Mỗi khi gặp tiết xuân thiên chùa đã thành một nơi lễ bái du ngoạn sầm uất. Đến năm Bính Ngọ (1786), trong nước có cuộc chiến tranh. Chùa tuy không bị đốt cháy nhưng đã đổ nát rồi. Qua năm Đồng- Khánh chùa thành một cảnh hoang vu cô tịch” .
( còn nữa )
Hà Hồng
Chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên
Đầu năm 2006, tại Hoàng thành Thăng Long có triển lãm những bức tranh vẽ Thăng Long thời Trịnh Nguyễn. Trong cuộc triển lãm này chúng tôi được nhìn thấy sa bàn thành Thăng Long với một công trình nổi bật cạnh hồ Hoàn Kiếm ( khi đó còn thông với sông Hồng ) đó là tháp Báo Thiên. Sa bàn này đã thu hút được sự chú ý của nhiều người đến xem triển lãm.
Chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên là do vua Lý Thánh Tông đứng ra chủ trì việc xây dựng. Chùa và tháp là hai biểu tượng của Phật giáo, nhưng do một người theo Phật, vua đã cho xây chùa năm 1056 và dựng tháp năm 1057. Tháp Đại Thắng Tư Thiên – Báo Thiên do vua Lý Thánh Tông (1023-1072), vị vua thứ ba của triều Lý chủ trì xây dựng. Một vị vua đầy lòng từ bi song đồng thời là người có vũ công sáng chói, sau chiến dịch đánh Chiêm năm 1069, cương giới của Đại Việt đã mở xuống đến tận địa phận tỉnh Quảng Nam ngày nay. Việc nhà vua cho xây tháp Đại Thắng Tư Thiên là một ghi nhận đất nước thịnh trị, phát triển và an bình và cũng là thuận lòng trời và thuận lòng dân.
Các cuốn sách Đại Việt Sử Lược (Việt Sử Lược), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, An Nam Chí Lược, Việt Sử Tiêu Án, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Đại Nam Nhất Thống Chí... đã cho chúng ta biết nhiều thông tin về tháp và chùa Báo Thiên. Cụ thể như: Tháp dựng năm 1057 (Đinh Dậu), cao 30 tầng, có tên là Đại Thắng Tự Thiên; làm chùa Sùng Khánh Báo Thiên năm 1056 (Bính Thân), phát một vạn hai nghìn cân đồng để đúc chuông (tính ra ki-lô-gam = 9.600 kg). Vua Lý Thánh Tông tự tay viết bài minh văn. Năm 1057 (Đinh Dậu, mùa Xuân, tháng Giêng) xây bảo tháp Đại Thắng Tư Thiên, cao vài chục trượng, 12 tầng (tức tháp Báo Thiên). Đinh Tị, năm thứ 5 [1137]…Tháng 3,…Vua ngự đến chùa Báo Thiên, làm lễ Phật Pháp Vân để cầu mưa. Đêm hôm ấy mưa to. Mậu Ngọ, năm thứ 6 [1138]…Mùa thu, tháng 7, không mưa. Vua sai Hữu ty làm lễ cầu ở Vu đàn và chùa Báo Thiên. Mậu Thân, năm thứ 3 [1188],… Mùa hạ, tháng 5, vua thân ngự đến chùa Pháp Vân ở Duềnh Bà để đảo vũ, nhân rước tượng Phật Pháp Vân về chùa Báo Thiên (triều Lê khi mới dựng nước còn theo tục cũ này . Ất Dậu, năm thứ 7 [1285]...Mùa thu,…Tháng 9,…Bia chùa Báo Thiên gãy làm đôi. Giáp Dần, Thiệu Bình năm thứ 1 [1434]…Tháng 5,…Ngày 24, giờ thìn,…Chém người thợ của cục Tả ban tất tác là Cao Sư Đãng. Bấy giờ điều động thợ ở các cục tất tác làm chùa Báo Thiên. Công việc thổ mộc nặng nề, Sư Đãng phải làm khó nhọc, nói vụng rằng: “Thiên tử thì không có đức, để đến hạn hán, đại thần thì ăn của đút, cử dùng người vô công, có gì là thiện đâu mà làm chùa to thế?”. Bị người cáo giác. Đại tư đồ Lê Sát giận lắm…” . Mậu Ngọ, năm thứ 8 [1258]…Mùa thu, tháng 8, gió to, đỉnh tháp Bao Thiên gãy rơi xuống. Nhâm Tuất, năm thứ 9 [1322]…Tháng 3, sét đánh tháp Báo Thiên, lở mất góc bên đông tầng thứ hai. Bính Tuất [1406]…Tháng 6, chỏm tháp Báo Thiên gãy rơi xuống. An phủ sứ Đông Đô là Lê Khải không báo tin ấy phải biếm 1 tư. Đinh Mùi năm thứ 15 [1547]…Tháp Báo Thiên bị sập . Trong cuốn Thăng Long Bát Cảnh (tức là các bài thơ vịnh tám cảnh ở Thăng Long của người Thanh sang nước ta có bài Báo Thiên Hiểu Chung (Chuông sớm chùa Báo Thiên). Trong mục “phố” của sách, có đoạn: “Phố Báo Thiên: bán vải thâm và dù xanh” .
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Tuấn chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên là do vua Lý Thánh Tông đứng ra chủ trì việc xây dựng. Nói cách khác là do nhà nước đứng ra làm “chủ đầu tư” theo cách nói hiện nay. Chùa và tháp là hai biểu tượng của Phật giáo, nhưng do là một người theo Phật, vua đã cho xây chùa năm 1056 và dựng tháp năm 1057. Tháp Đại Thắng Tư Thiên là rất cao so với đương thời, đã có khá nhiều lần bị sét đánh. Số lượng tầng trong các bộ sử hầu hết thống nhất, đều là 12 tầng, trừ Đại Việt Sử Lược và An Nam Chí Lược là 30 tầng và 13 tầng.
Theo thiển nghĩ, hai con số này là một khắc nhầm vì 12 với 13 tự dạng gần nhau, và 30 tầng có thể là 30 trượng song bị cố ý khắc thành 30 tầng, vì hai chữ “tầng” (層) và “trượng” (丈) có tự dạng khác hẳn nhau. Sự khắc nhầm này có thể là một nhấn mạnh về độ cao thực tế của tháp Đại Thắng Tư Thiên mà người đương thời và đời sau rất thán phục. Các chứng cứ trưng dẫn về tháp trên đây cho thấy con số 12 tầng là đáng tin cậy vì đến tận thế kỷ 18, Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án còn dựa theo sách cũ mà chép lại, chứng minh rằng đương thời, sách mà các ông đọc cũng vẫn ghi con số 12 tầng.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Tuấn đã đưa ra lý giải về vì sao tháp Báo Thiên lại có 12 tầng: Tháp có 12 tầng là bởi thể hiện cho “thập nhị thiên” (十二天) – 12 cõi trời.
Như vậy, ngọn tháp Đại Thắng Tư Thiên mà nghĩa của nó là: Nhận được suy tư lớn của chư Thiên và ngôi chùa mang tên Báo Thiên với ý nghĩa: báo đáp ân của chư Thiên, chính là biểu tượng cho khát vọng được Trời – Phật bảo hộ và gia hộ cho đất nước phồn vinh và hòa bình, vĩnh cửu.
Trong Tạp chí Tri-Tân, xuất bản năm 1941 có đăng bài viết của Tiên Đàm mà chúng tôi sưu tầm được tại Thư viện Quốc gia có đoạn viết về tháp Báo Thiên: “ Tháp Báo Thiên ở phường Báo Thiên, huyện Thọ- Xương, ngoài cửa chính đông của thành Thăng Long ( tức là phố Nhà Thờ bây giờ. Tháp nay không còn. Cuối đời Lý tháp đổ. Đến đời Trần Anh -Tôn (1293-1314) chữa lại. Giữa thời Hậu –Lê tháp lại đổ. Khoảng đời Tây-Sơn (1788-1801 ) chỉ còn đế tháp cao hơn một trượng ở phía Tây chùa Báo Thiên. Gạch đổ lù lù, ngổn ngang. Hoang rậm như núi. Vẫn còn mấy chữ nề: “ Lý triều đệ tam đế “. Tầng thứ ba tháp có ghi dòng chữ : “ thiên tư vạn thọ”. Ngọn tháp đúc bằng đồng có khác chữ : “ Đao Ly Thiên “ . Về sau sét đánh gẫy mất, không ai biết rơi vào chỗ nào. Sau đó người là ruộng bắt được , lại đem chắp vào lại bị sét đánh mất hẳn. Về việc sét đánh Tháp Báo Thiên sử chép: “ Đời vua Trần Minh Tôn ( 1314 -1329 ) niên –hiệu Đại –Khánh thứ chín (1322 ), mùa xuân tháng ba sét đánh vào Tháp Báo Thiên. Lại đến đầu niên hiệu Thiệu-phong đời Trần - Dụ Tôn (1341-1357 ), gió thổi sạt nóc tháp rồi kẻ sét đánh vào phía đông, sạt mất hai tầng. Trải qua bao phen thay đổi đến đời Tây Sơn còn trơ một cái đế tháp và đống gạch vụn. Cạnh tháp Báo Thiên, về phía Tây có một ngôi chùa gọi là Báo Thiên –Tự. Chùa được xây dựng vào đời Lý Thánh Tôn, niên hiệu Long Thụy Thái – Bình năm thứ ba ( 1056 ) cũng tại phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương để thờ Phật và kỷ niệm vị Thánh Tăng là Khổng Lộ. Vua Thánh-Tôn truyền lấy đồng trong kho đúc một quả chuông lớn và ngự chê một bài minh khắc vào đấy. Trải qua Trần, Lê chùa Báo Thiên là một thuyền lâm danh – thắng nhất kinh thành Thăng Long. Mỗi khi gặp tiết xuân thiên chùa đã thành một nơi lễ bái du ngoạn sầm uất. Đến năm Bính Ngọ (1786), trong nước có cuộc chiến tranh. Chùa tuy không bị đốt cháy nhưng đã đổ nát rồi. Qua năm Đồng- Khánh chùa thành một cảnh hoang vu cô tịch” .
( còn nữa )
Hà Hồng
Đánh giá bài viết