Có thể là đàn tế lễ
[20/08/2009 11:30 | Phóng sự - Tản mạn | Nhận xét(0) | Đọc(8441) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Các bạn của “ hohoankiem.org ” thân mến, khi “ lang thang” trên mạng tình cờ chúng tôi tìm được bức ảnh cũ về hồ Hoàn Kiếm. Do không có chú thích cho nên chúng tôi không biết thời điểm, địa điểm và ai là tác giả bức ảnh đó ? Thông qua những gì nhìn thấy trong bức ảnh, chúng tôi đưa ra một số giả thuyết sau.
Thứ nhất: Căn cứ vào vị trí Tháp Rùa trong ảnh, chúng tôi cho rằng vị trí người chụp ảnh đứng ở trên bờ, gần tháp Hoà Phong. Phía trái bức ảnh chúng ta có thể nhìn tấy một ô cửa sổ nhỏ của toà nhà phía phố Lê Thái Tổ. Cửa sổ này có thể là của toà nhà báo Hà Nội mới ngày nay.
Thứ hai: Thời gian chụp ảnh. Nhìn trên cầu tre, chúng ta thấy một người đàn ông cắt tóc ngắn, mặc bộ đồ sơ-mi mầu trắng không phải mặc quần áo the, đội khăn xếp. Phía bên phố Lê Thái Tổ dọc trên bờ hồ chúng ta nhìn thấy ba chiếc ô to đặt cách nhau từ 20m đến 30m, đường kính khoảng 2,5 m. Có thể đây là vị trí ngồi uống nước của một quán giải khát ngoài trời dành cho người Pháp thực dân. Với các chi tiết đó chúng tôi phỏng đoán thời điểm chụp bức ảnh này là vào những năm đầu thế kỷ XX.
Thứ ba: Công trình giữa hồ. Do tấm ảnh đã cũ nhiều chỗ bị mờ, nhất là công trình lắp dựng ở giữa hồ, và nối với bờ bằng một chiếc cầu tre. Nếu để mắc dàn pháo bông thì không cần phải làm cầu tre. Bởi vì có thể dùng thuyền để chở pháo bông ra lắp dựng. Hơn nữa để đốt pháo bông cần một diện tích mặt hồ lớn hơn, không để chụm như vậy. Nếu làm rạp để diễn múa rối nước thì quá xa so với bờ. Người đứng trên bờ rất khó quan sát hoạt động của rối nước.
Theo chúng tôi có thể đây là đàn tế lễ mà người dân Hà Nội dựng lên nhân ngày Tết nguyên đán hoặc một ngày lễ nào đó. Có ý kiến cho rằng tại sao không tận dụng tháp rùa làm đàn lễ mà phải dựng riêng ở giữa hồ ?
Như các bạn đã biết về lịch sử tháp Rùa: Người xây dựng tháp Rùa là một người giàu có tên là Bàng Kim. Ông đăng ký với chính quyền Pháp cho xây Tháp Rùa để làm đẹp thành phố nói chung, hồ Hoàn Kiếm nói riêng. Nhưng thực chất là chôn xương cốt của bố mẹ mình ở đó, vì theo lời thấy địa lý Gò Rùa là mảnh đất thiêng. Nhưng sự việc bất thành. Người dân thành phố đã lấy bộ xương cốt dưới chân tháp mang đi nơi khác.
Có thể với lý do này mà người dân Hà Nội cho rằng Tháp Rùa không còn thiêng nữa, do vậy không chọn Tháp Rùa làm nơi đặt đàn tế lễ, và đã chọn hình thức đặt đàn tế lễ ở giữa hồ như trong bức ảnh này.
Các bạn yêu “ hohoankiem.org” thân mến, trên đây là những giả định mà chúng tôi đưa ra. Rất mong các bạn xem và nêu ý kiến của mình về bức ảnh này. Mong chờ ý kiến phản hồi từ các bạn !
Hà Hồng
Thứ nhất: Căn cứ vào vị trí Tháp Rùa trong ảnh, chúng tôi cho rằng vị trí người chụp ảnh đứng ở trên bờ, gần tháp Hoà Phong. Phía trái bức ảnh chúng ta có thể nhìn tấy một ô cửa sổ nhỏ của toà nhà phía phố Lê Thái Tổ. Cửa sổ này có thể là của toà nhà báo Hà Nội mới ngày nay.
Thứ hai: Thời gian chụp ảnh. Nhìn trên cầu tre, chúng ta thấy một người đàn ông cắt tóc ngắn, mặc bộ đồ sơ-mi mầu trắng không phải mặc quần áo the, đội khăn xếp. Phía bên phố Lê Thái Tổ dọc trên bờ hồ chúng ta nhìn thấy ba chiếc ô to đặt cách nhau từ 20m đến 30m, đường kính khoảng 2,5 m. Có thể đây là vị trí ngồi uống nước của một quán giải khát ngoài trời dành cho người Pháp thực dân. Với các chi tiết đó chúng tôi phỏng đoán thời điểm chụp bức ảnh này là vào những năm đầu thế kỷ XX.
Thứ ba: Công trình giữa hồ. Do tấm ảnh đã cũ nhiều chỗ bị mờ, nhất là công trình lắp dựng ở giữa hồ, và nối với bờ bằng một chiếc cầu tre. Nếu để mắc dàn pháo bông thì không cần phải làm cầu tre. Bởi vì có thể dùng thuyền để chở pháo bông ra lắp dựng. Hơn nữa để đốt pháo bông cần một diện tích mặt hồ lớn hơn, không để chụm như vậy. Nếu làm rạp để diễn múa rối nước thì quá xa so với bờ. Người đứng trên bờ rất khó quan sát hoạt động của rối nước.
Theo chúng tôi có thể đây là đàn tế lễ mà người dân Hà Nội dựng lên nhân ngày Tết nguyên đán hoặc một ngày lễ nào đó. Có ý kiến cho rằng tại sao không tận dụng tháp rùa làm đàn lễ mà phải dựng riêng ở giữa hồ ?
Như các bạn đã biết về lịch sử tháp Rùa: Người xây dựng tháp Rùa là một người giàu có tên là Bàng Kim. Ông đăng ký với chính quyền Pháp cho xây Tháp Rùa để làm đẹp thành phố nói chung, hồ Hoàn Kiếm nói riêng. Nhưng thực chất là chôn xương cốt của bố mẹ mình ở đó, vì theo lời thấy địa lý Gò Rùa là mảnh đất thiêng. Nhưng sự việc bất thành. Người dân thành phố đã lấy bộ xương cốt dưới chân tháp mang đi nơi khác.
Có thể với lý do này mà người dân Hà Nội cho rằng Tháp Rùa không còn thiêng nữa, do vậy không chọn Tháp Rùa làm nơi đặt đàn tế lễ, và đã chọn hình thức đặt đàn tế lễ ở giữa hồ như trong bức ảnh này.
Các bạn yêu “ hohoankiem.org” thân mến, trên đây là những giả định mà chúng tôi đưa ra. Rất mong các bạn xem và nêu ý kiến của mình về bức ảnh này. Mong chờ ý kiến phản hồi từ các bạn !
Hà Hồng
Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan | Bài viết ngẫu nhiên |
Không tìm thấy bài viết liên quan | Thế là năm nay mất mùa ho... Đề phòng COVID- 19 ở khu ... Ghi nhanh: 1 Tháng 9 lúc ... Hoan Kiem through the le... Dạy chó như thế này có ng... Mát lòng ngụm nước trưa h... Video Du ca đường phố bên... Nhật ký Rùa Hồ Gươm trở v... Dừng việc vét bùn bằng gầ... Bánh cuốn và thơ |