Highslide JSNhư thường lệ mỗi khi có dịp đi công tác nước ngoài chúng tôi lại ra hiệu sách ở phố Đinh Lễ tìm mua sách nói về đất nước mình chuẩn bị đến. Lần này chúng tôi tìm mua cuốn sách giới thiệu về đất nước Ca-na-da. Chúng tôi đã biết nhiều thông tin qua cuốn sách nói trên và những điều tận mắt thấy qua chuyến đi công tác hơn nửa tháng.

Người Ca - na – da sống thoải mái trên đất nước rộng lớn mênh mông của mình. Số dân chỉ bằng hơn 1/3 số dân nước ta nhưng diện tích lớn thứ hai thế giới sau Nga. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 38 nghìn đô-la/ năm. Khoảng 75% dân số Ca-na-da sống trong vòng 150 km tính từ biên giới phía Nam. Hầu hết phần còn lại của đất nước Ca-na-da không có người sinh sống hoặc cư dân thưa thớt do địa hình hiểm trở và thời tiết khắc nghiệt.

Highslide JS


Đất nước Ca –na-da có 10 tỉnh và ba hạt. Một đất nước rộng lớn với sự đa dạng về địa hình, khí hậu và hệ sinh thái. Ca- na-da có nhiều hồ và nước trong đất liền hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Nếu tính theo đầu người, nguồn tài nguyên ở đây xếp vào hàng phong phú thứ hai trên thế giới sau Ô- Xtray-li-a.

Tỉnh New Brunswick nơi chúng tôi đến học tập, nghiên cứu về môi trường có số dân khoảng 750 nghìn người nhưng diệt tích gấp ba lần nước ta.

Được sang tìm hiểu một đất nước cách nước mình một nửa vòng quả đất là điều hấp dẫn chúng tôi bởi nhiều thứ mới lạ. Mỗi lần có giao hữu bóng đá quốc tế tổ chức ở nước ta, đài, báo đưa tin về đội bạn thường phải sang trước một vài ngày để quen được khí hậu, thời tiết của nước mình.

Highslide JS


Chúng tôi cũng vậy khi sang đến Ca-na-da vào 1 giờ đêm, nhưng cả đoàn không ai buồn ngủ vì theo nhịp giờ sinh học lúc này ở Việt Nam là chín giờ sáng. Buổi chiều đi học ai cũng ngáp ngắn ngáp dài vì lúc đó ở Việt Nam mọi người đang trong giấc nồng. Thế đấy hai tuần đi vừa quen được nhịp sinh học về thời gian ngủ nghỉ về Việt Nam chúng tôi lại bị đảo thời gian, ngày buổn ngủ, đêm thao thức.

Trong nước mỗi lần đi công tác bằng máy bay ở trong nước, với ngôn ngữ của mình chẳng có gì phải lo. Nhưng đi nước ngoài mà có nhiều chặng chuyển tiếp là cả một vấn đề. Cả đoàn phải dựa vào người có nhiều kinh nghiệm đi nước ngoài, giỏi ngoại ngữ để hỏi sao cho đi đến đúng nơi cần đến: đến đâu để chuyển tiếp chuyến bay? Lấy đồ? Làm thủ tục xuất, nhập cảnh?

Thông thường, tại quầy vé, mỗi người đưa hộ chiếu và những giấy tờ cần thiết để nhân viên hãng hàng không làm thủ tục cấp vé. Trong chặng bay từ sân bay Na-ri-ta ( Nhật Bản ) đến sân bay quốc tế Tô-Rôn-Tô, ai không có hành lý gửi thì có thể tự lấy vé cho mình thông qua máy tính mà không cần đến quầy làm việc. Ai đó chưa quen làm việc với “người máy“ sẽ có nhân viên của hãng đến giúp đỡ.

Trong chuyến công tác này, chúng tôi may mắn được học tập, nghiên cứu kinh nghiêm quản lý về môi trường của bạn tại thành phố Sait John- thành phố cổ kính nhất đất nước Ca-na-da. Thiên nhiên tươi đẹp, những ngôi nhà gỗ xinh xắn nằm trong rừng cây với nhiều chậu hoa trước cửa nhà, đó là những hình ảnh chúng tôi thường thấy ở đất nước Ca-na-da.

Ở trung tâm thành phố chỉ có một vài nhà cao tầng còn lại là nhà ba bốn tầng trở xuống. Xa trung tâm vài cây số toàn là những ngôi nhà ốp gỗ xinh xắn. Anh em trong đoàn chúng tôi rút ra kết luận: Tây người to nhưng ở nhà nhỏ, ta người nhỏ nhưng ở nhà to. Lý do đơn giản là ở xứ lạnh phòng ở thường nhỏ để tiết kiệm năng lượng sưởi ấm nhà, còn ở vùng khí hậu nhiệt đới như nước ta phải ở nhà rộng cho mát.

Sain John là thành phố nhiều công viên nhất Ca-na da. Có công viên do chính phủ đầu tư, có công viên do tư nhân đầu tư. Công viên sạch và đẹp như vườn hoa của mỗi nhà. Ở đây quy định không được đi xe máy, dắt chó vào. Các bạn có thể nằm dài trên thảm cỏ mà không sợ bị bẩn. Ở hồ Hoàn Kiếm nhiều người vẫn phóng xe máy vù vù trên vỉa hè; sáng, tối dắt chó đi vệ sinh... Nhiều lúc do loay hoay chụp ảnh, chúng tôi dẫm phải “mìn“ mất hứng cả buổi sáng tác.... .

Highslide JS


Cả hai lần đến hai thành phố của tỉnh New Brunswich chúng tôi đều được các hướng dẫn viên du lịch đưa đến những nơi cổ của thành phố để giới thiệu. Họ nói nhiều và tự hào về những công trình kiến trúc, tượng đài cổ của thành phố, trong đó có các khu nghĩa trang. Đó là những đồi nhỏ trong trung tâm thành phố. Mỗi mộ chỉ vỏn vẹn một phiến đá đặt bên trên thảm cỏ xanh rì. Phía dưới đó là mộ của những vị tướng, nhà buôn, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng từ hằng trăm năm trước. Khu nghĩa trang đã trở thành điểm tham quan du lịch của thành phố. Nơi chôn cất những con người có công xây dựng thành phố đó.

Giúp đoàn chúng tôi trong việc học tập, tìm hiểu về kinh nghiệm quản lý môi trường ở Ca-na-da có vợ chồng anh Chung, chị Hương. Họ có ba đứa con, hai gái một trai.

Chúng tôi hỏi cháu gái lớn nhất bao giờ cháu cắt tóc ngắn như các bạn cùng lớp ?

Cháu trả lời là khi tóc dài đến hông sẽ cắt.
Vì sao vậy ?

Khi tóc dài cháu sẽ cắt đi. Tóc sau khi cắt cháu sẽ dành tặng cho các bạn cùng trang lứa bị ung thư làm tóc giả. Các bạn ấy bị rụng hết tóc vì căn bệnh hiểm nghèo. Ở Ca-na-da, học sinh muốn vào được trường đại học ngoài việc phải đạt điểm đỗ về các môn học còn cần phải có điểm về hoạt động công ích, từ thiện với xã hội.

Mỗi khi sinh con các bà mẹ được nghỉ hai năm để chăm sóc con, bố cũng được nghỉ một năm. Khi đưa con từ bệnh viện về mỗi cháu được bệnh viện chuẩn bị cho một túi đồ dùng, gồm quần áo, bỉm, sữa... đủ dùng trong một tuần. Hằng ngày bệnh viện luôn có người gọi điện đến hỏi thăm sức khoẻ của hai mẹ con. Nếu cần, bệnh viện cử người đến quấy bột, thay tã cho trẻ. Chính phủ chi cho mỗi cháu từ nhỏ cho đến khi 18 tuổi mỗi tháng 600 đô-la tiền mua sữa.

Mỗi khi con ốm phải vào bệnh viện bố mẹ không phải lo chăm sóc cho con của mình. Toàn bộ công việc cho ăn, cho uống thuốc, đều do nhân viên của bệnh viện chăm sóc, thậm chí cả chơi với trẻ....

Toàn bộ kinh phí dành cho quỹ phúc lợi xã hội đó được lấy từ tiền bảo hiểm. Mỗi người đi làm phải đóng tới 50% thuế thu nhập cá nhân. Người độc thân còn phải đóng cao hơn. Ở nước ta, bản thân chúng tôi mỗi khi nói đến chuyện đóng thuế thu nhập thường không hào hứng lắm, ai cũng muốn đóng ít nhất, nộp ít nhất... Qua tìm hiểu nói trên trong tôi phần nào cần phải có tránh nhiệm với xã hội hơn.

Từ một đất nước đang phát triển đến một nước phát triển và thuộc nhóm G7, có nhiều điều làm chúng tôi ngỡ ngàng , ngưỡng mộ. Tuy vậy mình vẫn có những cái đáng tự hào. Khi đến phòng làm việc của ngài thị trưởng thành phố Saint John, sau khi nghe toàn bộ câu chuyện về sự hình thành và phát triển của thành phố hơn 400 năm - thành phố cổ nhất Ca-na-da , anh trưởng đoàn chúng tôi có tặng ngài thị trưởng biểu tượng của thành phố Hà Nội. Khi nghe anh nói về việc Hà Nội đang chuẩn bị những công việc cho Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, ông thị trưởng tỏ ra ngạc nhiên và quan tâm lắm. Ông mong muốn được đến tìm hiểu văn hoá nơi thành phố 1000 năm tuổi. Ông nói vui, chúng ta đều có hạnh phúc là được đắm chìm trong văn hoá của những thành phố lâu đời nhất của hai đất nước./.

Hà Hồng
hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 116 đã được: 4.4/10 (14 Đánh giá)


Bài viết liên quan Bài viết ngẫu nhiên
Mát thì có mát nhưng...
Tặng ảnh Tháp Rùa
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Diện mạo vùng Hồ Gươm từ cuối thế kỷ 9 đến đầu thế kỷ 20 qua những tấm bản đồ cổ
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Hồ Gươm - Nơi ghi dấu bóng hình của Bác
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Chuyện về Bá hộ Kim xây Tháp Rùa
Ảnh cây lộc vùng in trên áo dài
Ngõ nhỏ bị bom cách đây 50 năm
Tháng ba hoa gạo nở!
Kỷ vật thời giãn cách
Thêm những bức ảnh quý về hồ Hoàn Kiếm
Thả bánh mì xem cá vàng
Chụp ảnh hoa lộc vừng
Hỏng một nửa số đèn mặt n...
Mỗi ngày tôi chọn một niề...
Hàng xôi Huyền, Hải
Điểm báo KH&CN trên k...
Táo quân chầu trời trong ...
Mát thì có mát nhưng...
Sắc xuân
Panorama - Rừng cây bên H...
Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share