Sáng 13-6, sau khi hội ý chớp nhoáng, chúng tôi quyết định đi Pisa (Ý) để ngắm tháp nghiêng, quỹ thời gian cả đi và về từ Genoa đến Pisa và ngược lại chỉ khoảng 6h30 phút. Đi tầu, ô tô bus một chiều hết khoảng 3 giờ, như vậy thời gian ngắm tháp Pisa chỉ khoảng 30 phút.

Thời gian eo hẹp là vậy nhưng chúng tôi vẫn tin tưởng chuyến đi thành công vì có con gái là "thổ công" ở đây làm nhiệm vụ dẫn đường. Đây là dịp may hiếm có, tôi được tận mắt thấy một cái tháp khổng lồ nghiêng và những câu chuyện thú vị trong quá trình xây dựng nó, nhất là quá trình xử lý nền móng; cơ hội  hấp dẫn đối với tôi bởi tôi là kỹ sư xây dựng.

Khi chúng tôi đến, trời nắng không gợn mây, công trình Tháp nghiêng Pisa nổi bật trên nền trời xanh thăm thẳm. Mọi người chen nhau biểu diễn hình thể kiểu chống, đẩy không cho tháp nghiêng nữa, chủ yếu là khách Châu Á. Nhiều người đứng trên trụ hàng rào làm động tác đạp chân vào tháp, nhìn không được đẹp mắt cho lắm. Đến gần tháp chúng tôi thấy mặt cốt nền lún không đều, chỗ sâu nhất khoảng 2m so với nền đất chung quanh.

Tháp nghiêng Pisa là một tòa tháp chuông tại thành phố Pisa được khởi công xây dựng năm 1173. Toà tháp cao 55,86 m tính từ mặt đất lên đến nóc bên thấp và 56,70 m đến nóc bên cao. Từ dưới lên có 294 bậc thang. Tường tháp dày 4,09 m ở phía chân tháp, rồi rút dần, chỉ còn 2,48 m trên đỉnh. Trọng lượng toàn tháp là khoảng 15400 tấn. Có thể nói Tháp nghiêng Pisa là tòa nhà có kiến trúc độc đáo do vậy hấp dẫn nhiều người đến thăm quan, nhưng càng hấp dẫn hơn nữa vì dáng nghiêng hơn năm độ của nó.

Thế kỷ 12 đánh dấu sự phát triển cực thịnh của Pisa, lúc này là một vương quốc độc lập trước khi nước Ý thống nhất. Với sự phát triển về tất cả các mặt như chính trị, kinh tế… chính quyền Pisa quyết định việc xây dựng một quảng trường hoành tráng với các công trình kiến trúc đồ sộ để khoa trương sự phồn thịnh. Tên thành phố Pisa xuất phát từ một từ Hy Lạp cổ có nghĩa là vùng đất đầm lầy. Do khảo sát không kỹ cũng như không có giải pháp xử lý móng hợp lý, làm móng quá nông khi công trình trên đó quá nặng. Hiện nay với các công trình xây dựng trên nền đất yếu người ta xử lý móng bằng cách áp dụng công nghệ cọc khoan, cọc nhồi... cách đây gần mười thế kỷ họ chưa có công nghệ như vậy do đó công trình đã bị lún và lún không đều.

Khi xây đến tầng thứ hai, tháp bắt đầu có dấu hiệu lún. Không thể đập bỏ xây lại, lúc này những người thợ phải thiết kế các cột ở mạn Nam ngọn tháp cao hơn so với mạn Bắc để tháp trông có vẻ cân bằng.

Sau khi được tái khởi công vào thế kỷ 13, các nhà kết cấu xây dựng tìm cách để khiến tháp quay trở lại vị trí cân bằng. Tuy nhiên mọi nỗ lực của họ chỉ khiến tháp tiếp tục… nghiêng về một hướng khác so với ban đầu.

Trên đỉnh tháp có bảy cái chuông lớn, với âm thanh tương ứng với bảy nốt nhạc cơ bản. Kể từ thế kỷ 20, bảy cái chuông này không còn ngân lên nữa. Lý do hết sức đơn giản: Các nhà khoa học và kiến trúc sư lo sợ rằng độ rung lắc của những quả chuông sẽ khiến tháp tiếp tục bị nghiêng thêm nữa. Tuy không cho đánh chuông trên đỉnh tháp nhưng khách du lịch có thể trèo lên đỉnh tháp để ngắm cảnh vật chung quanh và để trải nghiệm "Thế giới nghiên" của chính mình.

Tháp nghiêng Pisa là một công trình xây dựng không hoàn hảo. Nhưng đôi khi sự không hoàn hảo lại trở nên bất tử.

Hà Hồng

hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 1068 đã được: 0.0/10 (0 Đánh giá)


Bài viết liên quan Bài viết ngẫu nhiên
Ga tàu điện ngầm Stockholm - Triển lãm nghệ thuật dưới lòng đất
Được ôm Rùa phát hiện từ năm 1914
Nhà thờ Duomo - một công trình xây dựng trong hơn năm thế kỷ
Hồ Como với biệt thự Balbianello đẹp như tranh vẽ
Chuẩn bị cho "trận đánh lớn"
Hồ Gươm, 22-3-2024
Về thôi em về với mùa hoa đỏ
Họp tổng kết Chi hội Ảnh báo chí
Không gian Văn hóa Hồ Gươm (KGVHHG) nhận kỷ vật cách đây 45 năm.
Kỷ niệm bốn năm ra trang ...
Hai cây si đổ đã sống lại
Chúc Jaby gặp nhiều điều ...
Nguyên nhân làm cây sung ...
Điểm báo KH&CN trên k...
'Hồng nhan' phố...
Mầm cây chỉ sống được&nbs...
Đầu tư hơn 50 tỷ đồng cho...
Giải thưởng Môi trường Vi...
Vĩnh biệt một trong những...
Tags:
Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share