Đứa con tinh thần đầu lòng ra đời Không rõ

[21/10/2017 17:59 | Những người Bạn | Nhận xét(0) | Đọc(3905) ]
   Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
hohoankiem.org

Thế là sau 17 năm (kể từ năm 2000) gắn bó tình yêu với hồ Hoàn Kiếm tôi đã cho ra đời đứa con tinh thần đầu lòng - cuốn sách : “Chuyện kể bên Hồ Gươm”.  Cuốn sách dày 400 trang, khổ  15X15cm, bìa cứng, in giấy Cmat, xuất bản  theo giấy phép của Nhà xuất bản Lao Động. Người viết lời mở đầu cho cuốn sách là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, người mà hơn chục năm nay ngày nào cũng cùng nhà văn, nhà thơ Bảo Sinh đi bộ chung quanh hồ Hoàn Kiếm.

Cuốn sách tập hợp các bài viết kèm ảnh về cuộc sống, chân dung của người Hà Nội, khách du lịch và kiến trúc tại hồ Hoàn Kiếm, trong thời gian từ năm 2006 đến ngày 10-10-2010.

Tôi không phải nhà văn. Tôi là nhà báo cho nên các bài viết về các sự kiện diễn ra chung quanh hồ kèm theo các bức ảnh chụp về các sự kiện đó là tác phẩm báo chí, thể hiện trung thực sự vật hiện tượng mình đã nêu, như nhận xét của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đó là: “thuật nhi bất tác” (thuật lại một cách trung thực mà không sáng tác).

Tôi quan niệm rằng, sau mỗi ngày, sau mỗi cú bấm máy, bức ảnh đó, sự kiện diễn ra ngày hôm trước đó đã trở thành quá khứ. Tuy không phải là nhà sử học nhưng tôi “viết sử” bên hồ bằng chính các tác phẩm báo chí của mình. Nhiều người là nhân vật trong các bài viết của tôi đã mất. Cuốn sách này đã lưu lại hình ảnh và câu chuyện về họ như nhà văn Băng Sơn. Nhà văn Băng Sơn, từng ở phố Cầu Gỗ (chuyên gia nếm cà- phê cho các cửa hàng mậu dịch quốc doanh thời bao cấp),  kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện cầu Thê Húc bị sập năm 1952. Bác Thúy nguyên  chủ hiệu ảnh Quốc tế trên phố Hàng Khay. Chị Bích con gái ông cà-phê Giảng ở phố Cầu Gỗ... Đọc sách “Chuyện kể bên Hồ Gươm” các bạn sẽ được đi du lịch vào thời bao cấp khi đến quán cà-phê trên tầng hai 13 phố Đinh Tiên Hoàng, nơi chị Bích làm chủ quán. Bác Thúy là ông chủ của hiệu ảnh Quốc tế nổi tiếng tại phố Hàng Khay, người đã ghi lại những khoảnh khắc quý giá ngày bộ đội ta vào tiếp quản Thủ đô 10-10-1954…

Vì là đứa con tinh thần đầu lòng cho nên tôi thường xuyên liên lạc với nhà in. Thật sung sướng khi nhìn thấy những trang sách đầu tiên được in, những quyển sách đầu tiên được đóng. Và khi sách đã được xuất bản, những người đầu tiên tôi mang sách đến biếu đó là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp ( người viết lời giới thiệu cho cuốn sách)  và anh Công Chiến (nhà ở số 2 phố Lê Thái Tổ) người đã tài trợ cho tôi xuất bản cuốn sách này. Xin cảm ơn người thân và bạn bè (những người trong nhiều năm qua suốt ngày phải nghe Hà Hồng kể chuyện về Hồ Gươm mỗi lần gặp nhau) đã động viên, cổ vũ tình yêu của tôi với hồ Hoàn Kiếm!

Sách tôi in chủ yếu dùng để biếu, tặng số còn lại được gửi bán tại Công ty cổ phần Sách Việt Nam (Savina) tại 44 Tràng tiền và số 1 Đinh Lễ;  cửa hàng sách Xunhasaba ở phố sách (phố 19-12). Đến hiệu sách trên phố Tràng Tiền ngày thứ bảy 14-10, tôi thấy cảm giác lâng lâng khó tả. Cả đời đến đây mua sách của nhiều người để đọc và bây giờ lại thấy sách của mình nằm trên kệ sách thân quen ấy.

Hà Hồng

hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 813 đã được: 5.7/10 (12 Đánh giá)


Bài viết liên quan Bài viết ngẫu nhiên
Một kỷ niệm làm báo của bố tôi
Nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng xuất thân từ đứa trẻ bán khoai lang, vé số
Được tặng ảnh chân dung
Bản thảo truyện ngắn Rùa Hồ Gươm
Trong hai ngày 3 và 4-4-2024, hai đoàn đến thăm Không gian Văn hóa Hồ Gươm
Không gian văn hóa Hồ Gươm được tặng mẫu vật quý
Hồ Gươm, 22-3-2024
Người gắn bó với Hồ Gươm nhiều năm
Món quà đầu năm
Hai niềm vui trong một buổi chiều.
Ghi nhanh 29-10-2018: Giữ...
Xa cách quá ban tổ chức ơ...
Cần hành động thực chất h...
Mắc màn cho cây
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm:...
Năm 1934, nhà thơ Tú Mỡ l...
'Liền anh, liền chị&...
Rệp tấn công vườn cây vạn...
Chào năm mới 2014
Bà Cẩn
Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share