Hồ Hoàn kiếm và tứ quý
[28/03/2010 10:10 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(7717) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Qua tìm hiểu chúng tôi phát hiện khu vực hồ Hoàn Kiếm xuất hiện trong nhiều “bộ tứ quý” . Điều đó phần nào đã minh chứng sự linh thiêng của mảnh đất này.
1, Sơn hà tứ huyệt. Một trong bốn vùng đất thiêng nhất của đất nước ( Theo một bài thơ treo ở đề An Thọ ( hồ Tây ) (từ thế kỷ 13), nước ta có bốn địa danh linh thiêng: Hồ Tây, hồ Lục Thủy ( hồ Hoàn Kiếm ), Chùa Hương, và Lục Đầu Giang ( Bắc Giang ).
2, Trong tứ linh ( Long, lân, quy, phụng ) hồ Hoàn Kiếm có Cụ Rùa (quy ). Cụ sống lâu hằng trăm tuổi, gắn với truyền thuyết vua Lê hoàn gươm sau khi đánh tan quân xâm lược.
3, Trong tứ trấn Thăng Long (bốn vị thần cai quản bốn hướng )có:Phía Bắc: đền Quán Thánh; phía Nam: đền Kim Liên, phía Đông: đền Bạch Mã; phía Tây: đền Voi Phục. Đền Bạch Mã nằm cách hồ Hoàn Kiếm vài trăm mét.
4, An Nam tứ đại khí là bốn kỳ quan, bốn vật quốc bảo của nước ta thời Lý, Trần. Đó là: Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng chùa Quỳnh Lâm và vạc Phổ Minh.
Tháp Báo Thiên có tên gọi đầy đủ là Đại thắng tư thiên bảo tháp, được xây cất vào năm Đinh Dậu (1057) đời Lý Thánh Tông. Theo Đại Việt sử lược, tháp cao 20 trượng (khoảng 70 mét) và gồm 30 tầng (có tài liệu chép là 12 tầng). Lý do để tháp được coi là tứ đại khí là vì tầng trên cùng của đỉnh tháp đều được đúc bằng đồng.
Chuông Quy Điền được đúc trong lần sửa lại chùa Diên Hựu (Một Cột) vào tháng hai năm Canh Thân (1080) đời Lý Nhân Tông. Để đúc quả chuông này, vua Lý Nhân Tông đã cho sử dụng đến 12 ngàn cân đồng (tương đương với 7,3 tấn) đồng. Chuông đúc xong, đánh không kêu, nhưng cho rằng đó là thành khí, nên không tiêu huỷ, nhà vua bèn sai người vần ra khu ruộng sau chùa. Vì khu ruộng này thấp trũng, có nhiều rùa đến ở, nên có tên là Quy Điền (ruộng Rùa), nhân đó gọi là chuông Quy Điền
Tượng chùa Quỳnh Lâm thuộc chùa Quỳnh Lâm, xã Hà Lôi, huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh- là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất đời Trần. Tương truyền, tượng cao 6 trượng (khoảng 20 mét?). Thời gian giặc Minh xâm lược nước ta (1407-1427), chùa bị phá huỷ, pho tượng bị cướp mang đi (đầu thời Lê, chùa Quỳnh Lâm được dựng lại, nhưng đến đời Thiệu Trị (1841-1847) lại bị đốt trụi!).
Vạc Phổ Minh được đúc vào tháng 2 năm Nhâm Tuất (1262) đời Trần Thánh Tông (lúc đó là Thượng Hoàng) về chơi Tức Mặc. Tương truyền, miệng vạc dày và rộng đến nỗi hai người có thể chạy nhảy và đi lại trên đó. Cùng với chuông Quy Điền, tháng 10 năm Bính Ngọ (1426) khi bị vây ở Đông Quan, Vương Thông đã cho phá vạc Phổ Minh đã được Quân Minh chuyển từ Thiên Trường (Nam Định) về Đông Quan (Hà Nội).
5, Hà nội có tứ hồ nổi tiếng : hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Bảy Mẫu, hồ Ba Mẫu
6, Bốn vật quí của người trí thức xưa ( tứ bảo): Giấy, bút, mực, nghiên. Đền Ngọc Sơn có Tháp Bút, Đài Nghiên.
7, Tứ sắc( bốn nguời đẹp Thăng Long xưa): Cô Síu (phố Cột Cờ, con gái nhà viết tiểu thuyết kiếm hiệp Lý Ngọc Hưng, nổi tiếng những năm 1931 - 1933)
Cô Nga Hàng Gai (nổi tiếng những năm 1939 - 1941)
Cô Vương Thị Phượng (nhân vật chính trong tiểu thuyết "Mồ cô Phượng", có sắc đẹp rực rỡ trong những năm 1925 - 1927)
Cô Đỗ Thị Bính người đàn bà mặc áo đen, không dùng son phấn. Cô là người con gái mà Nguyễn Nhược Pháp yêu trộm nhớ thầm. Cuộc đời cô có mặt đầy đủ trong cả 10 bài thơ tuyệt đẹp của nhà thơ tài hoa họ Nguyễn.
Trong tứ sắc của đất Thăng Long xưa có cô Nga nhà ở phố Hàng Gai sát hồ Hoàn Kiếm.
8, Trong bộ tứ kiều của đất Thăng Long: có Kiều Vinh, Kiều Dinh, Kiều Hinh, Kiều Hương nổi tiếng xinh đẹp trong những năm 1940 – 1945. Kiều Dinh là vợ của kịch sĩ nổi tiếng về đẹp trai và tài hoa là Kỳ Ngang. Nhà các cô ở phố Hàng Bông gần sát với hồ Hoàn Kiếm.
9,Tứ vị:
Bún thang Tế Mỹ
Bún chả Đồng Xuân
Bánh cuốn Thanh Trì
Chả cá Lã Vọng.
Từ nhà hàng Chả cá Lã vọng đi bộ chừng mấy phút là ra đến hồ Hoàn Kiếm.
Các bạn yêu hồ Hoàn Kiếm thân mến! Các bạn tìm hộ chúng tôi hồ Hoàn Kiếm còn nằm trong “bộ tứ quý” nào ?
Hà Hồng
1, Sơn hà tứ huyệt. Một trong bốn vùng đất thiêng nhất của đất nước ( Theo một bài thơ treo ở đề An Thọ ( hồ Tây ) (từ thế kỷ 13), nước ta có bốn địa danh linh thiêng: Hồ Tây, hồ Lục Thủy ( hồ Hoàn Kiếm ), Chùa Hương, và Lục Đầu Giang ( Bắc Giang ).
2, Trong tứ linh ( Long, lân, quy, phụng ) hồ Hoàn Kiếm có Cụ Rùa (quy ). Cụ sống lâu hằng trăm tuổi, gắn với truyền thuyết vua Lê hoàn gươm sau khi đánh tan quân xâm lược.
3, Trong tứ trấn Thăng Long (bốn vị thần cai quản bốn hướng )có:Phía Bắc: đền Quán Thánh; phía Nam: đền Kim Liên, phía Đông: đền Bạch Mã; phía Tây: đền Voi Phục. Đền Bạch Mã nằm cách hồ Hoàn Kiếm vài trăm mét.
4, An Nam tứ đại khí là bốn kỳ quan, bốn vật quốc bảo của nước ta thời Lý, Trần. Đó là: Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng chùa Quỳnh Lâm và vạc Phổ Minh.
Tháp Báo Thiên có tên gọi đầy đủ là Đại thắng tư thiên bảo tháp, được xây cất vào năm Đinh Dậu (1057) đời Lý Thánh Tông. Theo Đại Việt sử lược, tháp cao 20 trượng (khoảng 70 mét) và gồm 30 tầng (có tài liệu chép là 12 tầng). Lý do để tháp được coi là tứ đại khí là vì tầng trên cùng của đỉnh tháp đều được đúc bằng đồng.
Chuông Quy Điền được đúc trong lần sửa lại chùa Diên Hựu (Một Cột) vào tháng hai năm Canh Thân (1080) đời Lý Nhân Tông. Để đúc quả chuông này, vua Lý Nhân Tông đã cho sử dụng đến 12 ngàn cân đồng (tương đương với 7,3 tấn) đồng. Chuông đúc xong, đánh không kêu, nhưng cho rằng đó là thành khí, nên không tiêu huỷ, nhà vua bèn sai người vần ra khu ruộng sau chùa. Vì khu ruộng này thấp trũng, có nhiều rùa đến ở, nên có tên là Quy Điền (ruộng Rùa), nhân đó gọi là chuông Quy Điền
Tượng chùa Quỳnh Lâm thuộc chùa Quỳnh Lâm, xã Hà Lôi, huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh- là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất đời Trần. Tương truyền, tượng cao 6 trượng (khoảng 20 mét?). Thời gian giặc Minh xâm lược nước ta (1407-1427), chùa bị phá huỷ, pho tượng bị cướp mang đi (đầu thời Lê, chùa Quỳnh Lâm được dựng lại, nhưng đến đời Thiệu Trị (1841-1847) lại bị đốt trụi!).
Vạc Phổ Minh được đúc vào tháng 2 năm Nhâm Tuất (1262) đời Trần Thánh Tông (lúc đó là Thượng Hoàng) về chơi Tức Mặc. Tương truyền, miệng vạc dày và rộng đến nỗi hai người có thể chạy nhảy và đi lại trên đó. Cùng với chuông Quy Điền, tháng 10 năm Bính Ngọ (1426) khi bị vây ở Đông Quan, Vương Thông đã cho phá vạc Phổ Minh đã được Quân Minh chuyển từ Thiên Trường (Nam Định) về Đông Quan (Hà Nội).
5, Hà nội có tứ hồ nổi tiếng : hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Bảy Mẫu, hồ Ba Mẫu
6, Bốn vật quí của người trí thức xưa ( tứ bảo): Giấy, bút, mực, nghiên. Đền Ngọc Sơn có Tháp Bút, Đài Nghiên.
7, Tứ sắc( bốn nguời đẹp Thăng Long xưa): Cô Síu (phố Cột Cờ, con gái nhà viết tiểu thuyết kiếm hiệp Lý Ngọc Hưng, nổi tiếng những năm 1931 - 1933)
Cô Nga Hàng Gai (nổi tiếng những năm 1939 - 1941)
Cô Vương Thị Phượng (nhân vật chính trong tiểu thuyết "Mồ cô Phượng", có sắc đẹp rực rỡ trong những năm 1925 - 1927)
Cô Đỗ Thị Bính người đàn bà mặc áo đen, không dùng son phấn. Cô là người con gái mà Nguyễn Nhược Pháp yêu trộm nhớ thầm. Cuộc đời cô có mặt đầy đủ trong cả 10 bài thơ tuyệt đẹp của nhà thơ tài hoa họ Nguyễn.
Trong tứ sắc của đất Thăng Long xưa có cô Nga nhà ở phố Hàng Gai sát hồ Hoàn Kiếm.
8, Trong bộ tứ kiều của đất Thăng Long: có Kiều Vinh, Kiều Dinh, Kiều Hinh, Kiều Hương nổi tiếng xinh đẹp trong những năm 1940 – 1945. Kiều Dinh là vợ của kịch sĩ nổi tiếng về đẹp trai và tài hoa là Kỳ Ngang. Nhà các cô ở phố Hàng Bông gần sát với hồ Hoàn Kiếm.
9,Tứ vị:
Bún thang Tế Mỹ
Bún chả Đồng Xuân
Bánh cuốn Thanh Trì
Chả cá Lã Vọng.
Từ nhà hàng Chả cá Lã vọng đi bộ chừng mấy phút là ra đến hồ Hoàn Kiếm.
Các bạn yêu hồ Hoàn Kiếm thân mến! Các bạn tìm hộ chúng tôi hồ Hoàn Kiếm còn nằm trong “bộ tứ quý” nào ?
Hà Hồng
Đánh giá bài viết