Tình cờ tôi mới biết được chị Lan Anh trước đây  làm dâu ngõ tôi là con gái ông Tiến Thành, chủ  Nhà may Tiến Thành nổi tiếng, số 48 phố Lê Thái Tổ. Được sự đồng ý của gia đình, sáng 3-9-2011, chúng tôi đến thăm ông  ở 123 phố Phùng Hưng. Hôm đó chúng tôi được ông tặng một kỷ vật, chiếc thước dây mà ông đã dùng trong nhiều năm để may com- lê.

Highslide JS


Năm nay ông Tiến Thành 92 tuổi. Ông vừa bị ngã do vậy phải nằm trên giường. Khi chúng tôi đến ông rất vui, vì như ông bảo:  Tôi già thế này mà còn có người nhớ đến. Tuổi cao, nhất là sau cú ngã, ông nói, nghe rất khó. Chị Lan Anh con gái thứ năm (ông có sáu người con) của ông và bà Định Thị Tỉnh vợ ông,  làm  “ phiên dịch “ cho chúng tôi,  những lúc ông nói không rõ.

Highslide JS


Tuy không còn sức khỏe để đứng đo, cắt vải may áo com-lê như trước nữa nhưng ông vẫn để bên giường mình một vật đã theo ông cả cuộc đời đó là chiếc kéo mang nhãn hiệu VISSOR. Năm 1954 khi cửa hàng của ông được sáp nhập vào công tư hợp doanh vật duy nhất ông xin làm của riêng đó chính là chiếc kéo cắt vải ấy.

Và từ chiếc kéo cổ lỗ sỹ nặng khoảng 1kg, chúng tôi được ông Tiến Thành kể về cuộc đời làm nghề may của mình....  

Ông quê gốc ở Bắc Ninh, nhưng sinh ra ở Lạng Sơn. Ông sinh ngày 7-11-1919. Khi  15 tuổi ông được đi học nghề ở một hiệu may của thị xã Lạng Sơn. Năm 1946 ông về Hà Nội mở hiệu may ở 56 phố Nhà Thương Khách ( nay là phố Hòe Nhai ). Năm 1954, trước khi ông Louis Chức chủ hiệu may Ateurna ở 48 Lê Thái Tổ di cư vào nam ( sau đó cả gia đình ông sang Pháp định cư) ông Tiến Thành được giao trông coi cửa hàng.

Highslide JS


Năm 1958 thành phố tiến hành cải tạo tư bản, tư doanh, cửa hàng thành sở hữu Nhà nước. Nó được giao cho Công ty vải sợi và May mặc Hà Nội quản lý. Ông Tiến Thành trở thành nhân viên chuyên cắt may ở cửa hàng này.

Ông đã vinh dự được may áo com- lê cho các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trong đó có các đồng chí Lê Thanh Nghị, Trường Chinh, đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Trần Hoàn, Lê Đức Thọ. ... Ngoài ra ông còn may áo vét cho đại sứ các nước Hung-ga-ry, Ba Lan, Tiệp Khắc. Từ năm 1954 đến đầu thập niên 80 ông đã may com lê cho 15 cán bộ cao cấp  và 10 vị đại sứ của nhiều nước tổng cộng hơn 300 bộ.

Ông Tiến Thành kể, có một lần khi may áo  vét cho bác Trường Chinh. Bác phát hiện và chỉ cho ông xem một chiếc khuy đính theo chiều dọc trong khi tất cả các khuy khác lại đính theo chiều ngang. Tuy vậy bác Trường Chinh bảo “anh đừng mắng cô thùa khuyết này nhé”.

Highslide JS


Từ lần đó khi may áo cho khách ông kiểm tra rất kỹ từ mũi kim đến thùa khuyết, khâu khuy trước khi giao cho khách.

Bộ quần áo mà ông Lê Đức Thọ mặc trong lễ ký Hội nghị Pa-ri năm 1972 đó chính là bộ do ông may. Có người đi theo đoàn về kể: Nhiều bạn Pháp hỏi ông may ở hiệu nào mà đẹp thế ( ý hỏi hiệu nào ở Pháp ). Khi ông Lê Đức Thọ nói ở Việt Nam và được cắt may bởi người Việt Nam thì các bạn Pháp rất thán phục.

Thật ra trước khi đến nhà ông Tiến Thành, chúng tôi đã tìm hiểu và được nghe nhiều câu chuyện về ông, về Nhà may Tiến Thành. Lần này đến nhà ông, chúng tôi mới hiểu thêm triết lý sống của  con người cả cuộc đời sống bằng nghề cắt may để nuôi dạy các con nên người.

Ông có sáu người con, trong đó có nghệ sỹ Tiến Đạt được nhiều người biết đến. Vừa là diễn viên anh vừa là thợ may áo vét ở số 8 phố Hàng Dầu. Trước cửa nhà nghệ sỹ Tiến Đạt có hai tấm biển : tấm biển ghi dòng chữ Nhà may Tiến Thành treo bên trên, còn tấm biển Nhà may Tiến Đạt treo bên dưới.

Người con thứ hai của ông Tiến Thành là anh Nguyễn Tiến Đức. Năm 1968, anh đến khu đội xin nhập ngũ nhưng không được. Anh Nguyễn đã cắt tay lấy máu viết lên tường khu đội dòng chữ : “ Quyết tử cho tổ quôc quyết sinh “. Sau đó anh được nhập ngũ và hy sinh ở chiến trường miền nam năm 1969. Hiện nay gia đình vẫn chưa tìm được mộ của anh.

Chị Lan Anh, con của cụ Tiến Thành, “ chuyên gia” thùa khuy, vắt gân, đính cúc áo từ thủa nhỏ” tâm sự với chúng tôi: Bố tôi luôn dạy rằng, các con  không bao giờ được to tiếng; không thù ghét ai và kiện tụng ai cho dù họ đối xử không tốt với mình; học cái khôn của người chứ đừng tỏ ra khôn hơn người”.
  
Đúng vậy, nhờ “học cái khôn của người chứ đừng tỏ ra khôn hơn người “ – ông Tiến Thành, chủ Nhà may Tiến Thành ở 48 phố Lê Thái Tổ trước đây, đã trở thành người nổi tiếng thời bao cấp với danh hiệu “ Bàn tay vàng “ và nghệ nhân ngành may đầu tiên của Việt Nam.

Hà Hồng
hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 347 đã được: 3.9/10 (19 Đánh giá)


Bài viết liên quan Bài viết ngẫu nhiên
Một kỷ niệm làm báo của bố tôi
Nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng xuất thân từ đứa trẻ bán khoai lang, vé số
Được tặng ảnh chân dung
Bản thảo truyện ngắn Rùa Hồ Gươm
Trong hai ngày 3 và 4-4-2024, hai đoàn đến thăm Không gian Văn hóa Hồ Gươm
Không gian văn hóa Hồ Gươm được tặng mẫu vật quý
Người gắn bó với Hồ Gươm nhiều năm
Món quà đầu năm
Hai niềm vui trong một buổi chiều.
Dịp tổng hợp lại các tri thức về Hồ Gươm
Ngồi thiền
Chú Đức Lượng
Chế tạo lồng bắt rùa tai ...
Video Chào xuân 2012 - Ch...
Năm 1934, nhà thơ Tú Mỡ l...
Tìm người trong ảnh
Chuẩn bị cho lễ mở màn
Ghi nhanh: 1 Tháng 9 lúc ...
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm:...
Ghi nhanh:30 Tháng 8 lúc ...
Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share