Kỷ niệm chiều cuối thu
[28/10/2013 07:39 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(6449) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Chiều 19- 10-2013, một buổi chiều cuối thu, tôi lại đi dạo chung quanh hồ như bao như buổi chiều khác. Nhưng buổi chiều đó tôi có một kỷ niệm khó quên.
Thông thường khi từ cơ quan ra hồ, bao giờ tôi cũng đi theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Điểm bắt đầu đi chung quanh vòng hồ là phiến đá đen được kê làm ghế trước nhà Khai Trí Tiến Đức cũ. Chẳng ai ra quy ước, quy định nhưng có tới 70% số người đi bộ chung quanh hồ là đi ngược chiều kim đồng hồ.
Đi theo dòng người đa số ấy, cánh nhà báo chúng tôi dễ theo dõi diễn biến của từng sự kiện, từ đó mà tiếp cận, mô tả sự kiện ấy. Còn đi ngược chiều với dòng người đa số ấy, ta sẽ tiếp cận nhanh hơn các sự kiện. Nhiều khi bất chợt ập đến với tốc độ rất nhanh.
Chiều 19-10-2013, tôi quyết định đi ngược chiều mà hằng ngày vẫn đi. Đó là đi từ phía nhà Khai Trí Tiến Đức cũ đi về phía Nhà hàng Thủy Tạ, tới đường đôi Đinh Tiên Hoàng … Với mục đích chộp các sự kiện bất ngờ ào đến, bởi dòng người đi ngược lại mình với tốc độ tăng gấp đôi. Tôi đã chụp bức ảnh “ rất cuối thu “: người mẹ vội ôm đứa con nhỏ khi có đợt gió lạnh ào qua; đôi trai gái “ đóng băng” tình yêu của mình dưới tán cây bằng lăng; mấy đứa trẻ khoác áo ngoài mỏng, vừa ăn kem vừa chụp ảnh; cô dâu chú rể tương lai, tụ lại nơi gốc cây gạo già trên phố Đinh Tiên Hoàng. Trên đường trở về nhà, đi đến quán cà –phê Happro Bốn mùa bên hồ ( đối diện đồn Công an quận Hoàn Kiếm, tự nhiên tôi thấy một hai người lớn tuổi đi ngược chiều đến gần và hỏi:
- Anh có phải là người dẫn chuyện trong phim Ký sự hồ Hoàn Kiếm, phát trên truyền hình VTV không ?
- Vâng- tôi trả lời, nhưng không hết ngạc nhiên vì không biết “ quý danh “ hai người lớn tuổi đó.
- Xin lỗi, hai bác, em chưa nhận ra hai bác là ai.
- Người đàn ông khoảng 65 tuổi nói: Tôi là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, còn đây là nhà thơ Bảo Sinh ( khoảng 75 tuổi ). Tôi đã được xem phim ký sự hồ Hoàn Kiếm dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Trong đó ấn tượng nhất với tôi là cảnh anh cùng với cô phóng viên truyền hình đến nhà bà cụ xay đỗ tương làm sữa đậu nành lúc bốn giờ sáng ở 52 Hàng Bè.
Hạnh phúc cho tôi quá khi được gặp những người như vậy. Tôi mời hai bác vào quán cà –phê Happro Bốn mùa để được phép hỏi chuyện thêm nhất là chuyện về những kỷ niệm bên hồ Hoàn Kiếm.
Từ lâu chúng tôi đã biết nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua những tác phẩm như: Tướng Về Hưu, Tội Ác và Trừng Phạt ,Thương Nhớ Đồng Quê...Nhưng bây giờ mới là lần đầu được gặp mặt. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp ăn mặc đơn giản, nói giọng ấm, trầm khi kể về kỷ niệm bên hồ. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp kể: Hằng ngày tôi với nhà thơ Bảo Sinh đây đi bộ chung quanh hồ. Trước đó chúng tôi ngồi uống cà- phê ở ngõ Hàng Hành. Sau nhiều năm “gác bút” tôi mới xuất bản tập chuyện ngắn Cà -phê Hàng Hành.
- Rất mong có vinh dự được nhà văn tặng sách và ký vào đó- Tôi nói như vậy. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp vui vẻ đồng ý và hẹn sẽ tặng tôi cuốn sách vào một buổi chiều khi ngồi uống cà- Phê ở Hàng Hành.
Được ngồi tiếp chuyện với nhà thơ Bảo Sinh tôi mới biết những câu thơ được nghe trước đây là do người trước mặt mình sáng tác. Đó là những câu: “Cuối cùng tất cả chúng ta/ Đều lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân”; “Bánh mỳ phải kẹp pa - tê/ Đàn ông phải có máu dê trong người”,“Cùng chung một chuyến đò ngang/ Kẻ thì sang bến người đang trở về/ Lái đò lái mãi thành mê/ Sang về chẳng biết mình về hay sang”.
Nhà thơ Bảo Sinh đã làm rất nhiều nghề, vẽ truyền thần, chọi gà, bốc thuốc, đấm bốc, nuôi chó, mèo cảnh (về sau có thêm chôn cất, khám bệnh). Đúng như nhà thơ tự họa về mình: “ Boxing, nuôi chó, chọi gà/ Mấy ai biết được lão là nhà thơ”,“Làm thơ anh chỉ nghiệp dư/ Hội thơ chuyên nghiệp họ chưa cho vào. Ở ngay đầu ngõ 167 Trương Định, nhà thơ Bảo Sinh treo tấm biển: “Ngõ Bảo Sinh – chủ nhân khách sạn chó mèo”.
Tôi chưa kịp có đề nghị với nhà thơ Bảo Sinh, ông đã rút trong túi ra một quyển thơ mầu vàng, kích thước 6 x 9 cm tặng tôi. Tôi nói rằng bác ký vào quyển thơ cho cháu để cháu đưa vào bảo tàng kỷ vật của những nhân vật có trong “hohoankiem.org” . Chưa cần tôi đề nghị tiếp, nhà thơ Bảo Sinh tặng tôi hai bài thơ viết về hồ Hoàn Kiếm.
Bài thứ nhất:
Thịt rừng cùng gái chân quê
Ở đâu rồi cũng kéo về Thủ đô
Còn dân chính hiệu Bờ Hồ
Khát khao lên tận Đồng Mô đi cầy
Bài thứ hai:
Ta đi ngắm cảnh Hồ Gươm
Mà lòng tĩnh lặng không gươm giáo gì
Ra ngoài tình bạn thị phi
Thấy rùa bơi chỉ là rùa đang bơi.
Chiều đã tắt nắng, thành phố đã lên đèn, chúng tôi những người yêu hồ Hoàn Kiếm chia tay nhau. Tôi thì đi về cơ quan như mọi buổi chiều, còn nhà thơ và nhà văn lại đi nốt vòng hồ, hoàn thành phần việc mà họ đã làm mỗi ngày, trong suốt 365 ngày, của 10 năm qua. Một kỷ niệm khó quên đối với tôi trong một chiều cuối thu.
Hết giờ làm việc, chiều 26-10-2013, từ cơ quan ra hồ Hoàn Kiếm, tôi đi qua Khu tưởng niệm Vua Lê. Vừa lên vỉa hè hồ Hoàn Kiếm, tôi bỗng nghe tiếng cạch, cạch đều đều. Ngoảnh lại thấy hai dáng người quen quen đang đi. Một người chống gậy ba-tong, một người vừa đi vừa cho tay vào túi quần. Đó là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và nhà thơ Bảo Sinh. Có điều lạ là người vừa đi vừa cho tay vào túi quần, trông rất thanh niên - nhà thơ Bảo Sinh, còn người trẻ hơn ông mười tuổi lại chống gậy ba-tong đó là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
.
Tôi mời bác và anh vào cơ quan thăm phòng làm việc của mình, cốt là để khoe bộ ảnh toàn cảnh về hồ Hoàn Kiếm. Tôi thật vui sướng khi được nghe những lời khen ngợi về dòng ảnh panorama hồ Hoàn Kiếm: Thật ấn tượng! đúng chất Hà Nội...Đó là những lời động viên quý giá để tôi tiếp tục cùng với nhà văn, nhà thơ, đi chung quanh hồ mỗi ngày.
Hà Hồng
Thông thường khi từ cơ quan ra hồ, bao giờ tôi cũng đi theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Điểm bắt đầu đi chung quanh vòng hồ là phiến đá đen được kê làm ghế trước nhà Khai Trí Tiến Đức cũ. Chẳng ai ra quy ước, quy định nhưng có tới 70% số người đi bộ chung quanh hồ là đi ngược chiều kim đồng hồ.
Đi theo dòng người đa số ấy, cánh nhà báo chúng tôi dễ theo dõi diễn biến của từng sự kiện, từ đó mà tiếp cận, mô tả sự kiện ấy. Còn đi ngược chiều với dòng người đa số ấy, ta sẽ tiếp cận nhanh hơn các sự kiện. Nhiều khi bất chợt ập đến với tốc độ rất nhanh.
Chiều 19-10-2013, tôi quyết định đi ngược chiều mà hằng ngày vẫn đi. Đó là đi từ phía nhà Khai Trí Tiến Đức cũ đi về phía Nhà hàng Thủy Tạ, tới đường đôi Đinh Tiên Hoàng … Với mục đích chộp các sự kiện bất ngờ ào đến, bởi dòng người đi ngược lại mình với tốc độ tăng gấp đôi. Tôi đã chụp bức ảnh “ rất cuối thu “: người mẹ vội ôm đứa con nhỏ khi có đợt gió lạnh ào qua; đôi trai gái “ đóng băng” tình yêu của mình dưới tán cây bằng lăng; mấy đứa trẻ khoác áo ngoài mỏng, vừa ăn kem vừa chụp ảnh; cô dâu chú rể tương lai, tụ lại nơi gốc cây gạo già trên phố Đinh Tiên Hoàng.
- Anh có phải là người dẫn chuyện trong phim Ký sự hồ Hoàn Kiếm, phát trên truyền hình VTV không ?
- Vâng- tôi trả lời, nhưng không hết ngạc nhiên vì không biết “ quý danh “ hai người lớn tuổi đó.
- Xin lỗi, hai bác, em chưa nhận ra hai bác là ai.
- Người đàn ông khoảng 65 tuổi nói: Tôi là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, còn đây là nhà thơ Bảo Sinh ( khoảng 75 tuổi ). Tôi đã được xem phim ký sự hồ Hoàn Kiếm dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Trong đó ấn tượng nhất với tôi là cảnh anh cùng với cô phóng viên truyền hình đến nhà bà cụ xay đỗ tương làm sữa đậu nành lúc bốn giờ sáng ở 52 Hàng Bè.
Hạnh phúc cho tôi quá khi được gặp những người như vậy. Tôi mời hai bác vào quán cà –phê Happro Bốn mùa để được phép hỏi chuyện thêm nhất là chuyện về những kỷ niệm bên hồ Hoàn Kiếm.
- Rất mong có vinh dự được nhà văn tặng sách và ký vào đó- Tôi nói như vậy. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp vui vẻ đồng ý và hẹn sẽ tặng tôi cuốn sách vào một buổi chiều khi ngồi uống cà- Phê ở Hàng Hành.
Được ngồi tiếp chuyện với nhà thơ Bảo Sinh tôi mới biết những câu thơ được nghe trước đây là do người trước mặt mình sáng tác. Đó là những câu: “Cuối cùng tất cả chúng ta/ Đều lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân”; “Bánh mỳ phải kẹp pa - tê/ Đàn ông phải có máu dê trong người”,“Cùng chung một chuyến đò ngang/ Kẻ thì sang bến người đang trở về/ Lái đò lái mãi thành mê/ Sang về chẳng biết mình về hay sang”.
Nhà thơ Bảo Sinh đã làm rất nhiều nghề, vẽ truyền thần, chọi gà, bốc thuốc, đấm bốc, nuôi chó, mèo cảnh (về sau có thêm chôn cất, khám bệnh). Đúng như nhà thơ tự họa về mình: “ Boxing, nuôi chó, chọi gà/ Mấy ai biết được lão là nhà thơ”,“Làm thơ anh chỉ nghiệp dư/ Hội thơ chuyên nghiệp họ chưa cho vào. Ở ngay đầu ngõ 167 Trương Định, nhà thơ Bảo Sinh treo tấm biển: “Ngõ Bảo Sinh – chủ nhân khách sạn chó mèo”.
Tôi chưa kịp có đề nghị với nhà thơ Bảo Sinh, ông đã rút trong túi ra một quyển thơ mầu vàng, kích thước 6 x 9 cm tặng tôi. Tôi nói rằng bác ký vào quyển thơ cho cháu để cháu đưa vào bảo tàng kỷ vật của những nhân vật có trong “hohoankiem.org” . Chưa cần tôi đề nghị tiếp, nhà thơ Bảo Sinh tặng tôi hai bài thơ viết về hồ Hoàn Kiếm.
Bài thứ nhất:
Thịt rừng cùng gái chân quê
Ở đâu rồi cũng kéo về Thủ đô
Còn dân chính hiệu Bờ Hồ
Khát khao lên tận Đồng Mô đi cầy
Bài thứ hai:
Ta đi ngắm cảnh Hồ Gươm
Mà lòng tĩnh lặng không gươm giáo gì
Ra ngoài tình bạn thị phi
Thấy rùa bơi chỉ là rùa đang bơi.
Chiều đã tắt nắng, thành phố đã lên đèn, chúng tôi những người yêu hồ Hoàn Kiếm chia tay nhau. Tôi thì đi về cơ quan như mọi buổi chiều, còn nhà thơ và nhà văn lại đi nốt vòng hồ, hoàn thành phần việc mà họ đã làm mỗi ngày, trong suốt 365 ngày, của 10 năm qua. Một kỷ niệm khó quên đối với tôi trong một chiều cuối thu.
Hết giờ làm việc, chiều 26-10-2013, từ cơ quan ra hồ Hoàn Kiếm, tôi đi qua Khu tưởng niệm Vua Lê. Vừa lên vỉa hè hồ Hoàn Kiếm, tôi bỗng nghe tiếng cạch, cạch đều đều. Ngoảnh lại thấy hai dáng người quen quen đang đi. Một người chống gậy ba-tong, một người vừa đi vừa cho tay vào túi quần. Đó là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và nhà thơ Bảo Sinh. Có điều lạ là người vừa đi vừa cho tay vào túi quần, trông rất thanh niên - nhà thơ Bảo Sinh, còn người trẻ hơn ông mười tuổi lại chống gậy ba-tong đó là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
.
Đánh giá bài viết