Lắp bể nuôi dưỡng Cụ Rùa
[31/03/2011 21:52 | Chuyện về cụ Rùa | Nhận xét(0) | Đọc(5771) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Ngày 30-3, sau nhiều ngày giá lạnh, Cụ Rùa lại nổi tại khu vực phố Lê Thái Tổ đối diện báo Hà Nội Mới, lúc 9 giờ 30 phút, trong tiết trời nắng ấm. Nhiều người đã đứng xem Cụ Rùa nổi.
Nhiều người cũng đã nhìn thấy phía đối diện bờ bên kia của hồ, công nhân của Nhà máy đóng tàu Sông Hồng đang quai búa, hàn các chi tiết để lắp dựng một bể hình tròn.
Đứng gần, chúng ta có cảm giác như đang ở trong xưởng đóng tầu, bởi tiếng búa ầm ầm, ánh lửa hàn tóe sáng như pháo hoa, các trụ đà được dựng lên theo chiều nghiêng xuống mặt hồ. Đó là công trường thi công bể nuôi dưỡng Cụ Rùa trong thời gian chữa vết thương.
Bể có đường kính 20 mét. Tải trọng nổi 200 tấn. Như vậy sau khi bể này được hạ thủy, tại khu vực Tháp Rùa sẽ có hai bể. Bể thứ nhất dùng để chữa vết thương. Bể thứ hai dùng để nuôi dưỡng. Một chiếc cần cẩu được lắp tại Tháp Rùa để vận chuyển Cụ Rùa từ chân tháp đến một trong hai bể.
Đó là một trong những thiết bị quan trọng trong “ bệnh viên dã chiến “ chữa trị vết thương cho Cụ Rùa.
Hà Hồng
Nhiều người cũng đã nhìn thấy phía đối diện bờ bên kia của hồ, công nhân của Nhà máy đóng tàu Sông Hồng đang quai búa, hàn các chi tiết để lắp dựng một bể hình tròn.
Đứng gần, chúng ta có cảm giác như đang ở trong xưởng đóng tầu, bởi tiếng búa ầm ầm, ánh lửa hàn tóe sáng như pháo hoa, các trụ đà được dựng lên theo chiều nghiêng xuống mặt hồ. Đó là công trường thi công bể nuôi dưỡng Cụ Rùa trong thời gian chữa vết thương.
Bể có đường kính 20 mét. Tải trọng nổi 200 tấn. Như vậy sau khi bể này được hạ thủy, tại khu vực Tháp Rùa sẽ có hai bể. Bể thứ nhất dùng để chữa vết thương. Bể thứ hai dùng để nuôi dưỡng. Một chiếc cần cẩu được lắp tại Tháp Rùa để vận chuyển Cụ Rùa từ chân tháp đến một trong hai bể.
Đó là một trong những thiết bị quan trọng trong “ bệnh viên dã chiến “ chữa trị vết thương cho Cụ Rùa.
Hà Hồng
Đánh giá bài viết