Một kỷ niệm làm báo của bố tôi Không rõ

[02/06/2024 20:51 | Những người Bạn | Nhận xét(0) | Đọc(40) ]
   Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
hohoankiem.org

Anh Phan Huy Hiền nguyên Phó Tổng biên tập Báo Nhân Dân gọi điện thoại báo tôi một tin vui, khi ngồi uống nước tại quán giải khát số 9 ngõ 69 Hoàng Cầu - Hà Nội, nhìn thấy một tờ Báo Nhân Dân xuất bản ngày 25-4-1976 (trên trang 4 có hình vẽ bản đồ Việt Nam), được đóng khung kính treo trang trọng trong quán.

Số báo này có bút tích của  nhà báo, họa sĩ Cao Trọng Thiềm kể về kỷ niệm ông vẽ bức bản đồ Việt Nam đó, có nội dung liên quan đến bố tôi là cố nhà báo Ngô Thi. Chị Lưu Lan Hương, Phó trưởng Ban Nhân Dân cuối tuần gọi điện thoại cho tôi và nói: Có người bạn là Vĩnh Quyên nguyên Phó tổng giám đốc Truyền hình Quốc hội, thông gia với chủ quán giải khát là anh Cao Chí Tân, kiến trúc sư (con trai nhà báo, họa sĩ Cao Trọng Thiềm) cũng phát hiện có số báo nói trên treo trong quán.

Ngày 1-6-2024, tôi đến quán và vinh dự được gặp nhà báo, họa sĩ Cao Trọng Thiềm, chị Vĩnh Quyên cùng với các con của họa sĩ và một số anh em trong dòng họ Cao. Nhà báo, họa sĩ Cao Trọng Thiềm kể: Vào thời điểm gần cuối tháng 4-1976, nhà báo Ngô Thi ở Ban Thư ký Báo Nhân Dân tìm gặp tôi (lúc đó tôi đang công tác ở TTXVN) và nói Báo Nhân Dân đặt anh vẽ bản đồ Việt Nam, thời gian vẽ trong 24 giờ.

Nhận thấy đây là một vinh dự lớn, tôi đã nhận lời. Để vẽ xong đúng thời hạn nói trên tôi đã dùng một tấm gỗ ván làm bàn đặt trên giường ngủ duy nhất của cả gia đình (gồm hai vợ chồng và ba đứa con nhỏ) rồi trải giấy lên đó để vẽ. Tên các tỉnh, thành phố, đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa...tôi đều viết trực tiếp lên bản vẽ. Thật vui, ngày 24-5-1976, vào đúng ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung nước Việt Nam thống nhất. Báo Nhân Dân đã đăng bức tranh vẽ bản đồ Việt Nam trên trang 4 với dòng chữ: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Ngay sau đó các hãng thông tấn lớn trên thế giới như: Roi tơ, AFP, UPI... đã thông tin về việc Báo Nhân Dân đăng tấm bản đồ Việt Nam do tôi vẽ. Vài ngày sau nhà báo Ngô Thi mang nhuận bút và tờ báo biếu cho tôi.

Tôi không nhớ rõ nhuận bút được mấy đồng, chỉ biết mỗi số báo có giá 5 xu. Con trai tôi là Cao Chí Tân là người có ý tưởng và thực hiện việc treo tờ báo nói trên  tại nơi trang trọng trong quán, cùng các bức tranh vẽ của tôi.

Tại buổi gặp, tôi đã trân trọng  gửi tới nhà báo, họa sĩ Cao Trọng Thiềm cuốn sách của bố tôi: Hạnh phúc được biên tập tin phục vụ Bác Hồ. Nhà báo, họa sĩ Cao Trọng Thiềm cũng đã tặng cố nhà báo Ngô Thi cuốn sách: Tác phẩm và Hội họa của ông, trong đó có 14 tác phẩm đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Nhìn nhà báo, họa sĩ Cao Trọng Thiềm tôi lại nhớ về người bố của mình cùng các bác, các cô trong Báo Nhân Dân đã vượt qua bao khó khăn vất vả, làm việc quên mình để mỗi buổi sáng tờ báo kịp đến tay bạn đọc với dòng tin, bài viết về các sự kiện còn "nóng hôi hổi".

Hà Hồng

hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 1066 đã được: 0.0/10 (0 Đánh giá)


Bài viết liên quan Bài viết ngẫu nhiên
Nguyên hai vụ trưởng Báo Nhân Dân đến thăm Không gian văn hóa Hồ Gươm
Những người bạn "say" Hồ Gươm
Đón những người yêu Hồ Gươm
Nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng xuất thân từ đứa trẻ bán khoai lang, vé số
Được tặng ảnh chân dung
Bản thảo truyện ngắn Rùa Hồ Gươm
Trong hai ngày 3 và 4-4-2024, hai đoàn đến thăm Không gian Văn hóa Hồ Gươm
Không gian văn hóa Hồ Gươm được tặng mẫu vật quý
Người gắn bó với Hồ Gươm nhiều năm
Phóng sinh cá
Vòi rồng ( hồ Hoàn Kiếm l...
Như thế là vi phạm bản qu...
Các bạn trẻ ơi, di tích đ...
Người con gái trò chuyện ...
Người sống được nhờ Hồ Gư...
Bánh cuốn và thơ
Limone ngôi làng đẹp như ...
Video Ca Trù bên hồ Hoàn ...
Thu xanh
Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share