Người con gái trong bức ảnh Cầu người
[09/08/2009 11:22 | Phóng sự - Tản mạn | Nhận xét(0) | Đọc(10301) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Anh Nguyễn Hoà, Phó trưởng ban Văn hoá Văn nghệ ( báo Nhân Dân) tìm gặp tôi và hỏi: Anh có bạn là Thủ Đô à ?
- Sao anh biết ? Tôi hỏi lại.
Chuyện là thế này, Anh Nguyễn Hoà thủng thẳng nói: Sau khi tôi có bài viết: Gặp lại người con gái trong bức ảnh Cầu người, một bạn đọc xưng tên là Thủ Đô gọi điện nói chuyện với tôi. Anh Thủ Đô nói, phần cuối bài viết của tôi có nói lên nguyện vọng của người con gái từng làm cầu người, chị Giáp Thị Thanh Tiến: "Mong ước cuối đời của chị là được đi thăm Hà Nội vào Lăng viếng Bác". Vì vậy tôi (Thủ Đô) xin anh địa chỉ của chị Giáp Thị Thanh Tiến để mời chị ra thăm Thủ Đô và vào viếng lăng Bác Hồ.
Anh Nguyễn Hoà nói tiếp: Anh Thủ Đô bảo là bạn của anh nên tôi sang gửi anh địa chỉ....
Ngày báo Nhân Dân đã đăng bài Gặp lại người con gái trong bức ảnh Cầu người của tác giải Nguyễn Hoà. Bài viết nhanh chóng nhận được lời khen ngợi tác giả cũng như những lời hỏi thăm tới chị Giáp Thị Thanh Tiến, nhân vật làm Cầu người, của bạn đọc.
Anh Nguyễn Hoà kể: Dịp 30-4-1985, kỷ niệm mười năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, Ðại sứ quán Việt Nam tại Bun-ga-ri (và nhiều nước khác) đã chỉ đạo các ban đại diện người Việt Nam đang lao động, học tập ở nước bạn, tổ chức kỷ niệm. Tại lễ kỷ niệm có triển lãm ảnh, với sự tham dự của sinh viên các nước và nhiều khách nước sở tại. Hàng trăm khách là sinh viên các nước xúm xít quanh nơi triển lãm ảnh, chỗ có bức Cầu người. Họ nhận xét, bàn tán, khâm phục, hoài nghi,... về bức ảnh có cô gái tươi cười kề vai làm cầu chuyển thương binh qua suối.
Một người bạn tên Khri-xto - một tay chơi ảnh nghệ thuật có hạng, nói: "Chắc dựng cảnh hoặc ghép ảnh, chứ cô gái ấy làm sao chịu nổi...". Dù chưa biết thực hư ra sao, nhưng tôi cứ cãi phăng: "Thực tế là thế, phụ nữ Việt Nam là thế!". Và rồi mới đây, khi đến Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ (TP Hồ Chí Minh), câu chuyện ngày trước chợt sống lại khi tôi nhìn thấy bức ảnh Cầu người được treo trang trọng trong bảo tàng. Hỏi thăm, tôi được biết nhân vật chính trong ảnh (cô gái kề vai bắc cầu) là "con gái Bến Tre" và tôi quyết đi tìm chị.
Dù đã hơn 40 năm trôi qua, nhưng vẫn còn đó nụ cười rất tươi trong bức ảnh Cầu người khi chị cùng đồng đội kê vai làm cầu đưa thương binh qua suối. Chị tên Giáp Thị Thanh Tiến, quê ở xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày (Bến Tre) ( hiện ở tại quận 9 TP Hồ Chí Minh ). Chị cho biết, lúc ấy không biết mình được chụp ảnh, mà chỉ tập trung vào một việc: đưa thương binh qua suối càng nhanh càng tốt. Ðó là thời điểm ác liệt nhất của cuộc chiến, mùa mưa sau Tết Mậu Thân.
Hôm đó xảy ra đụng độ giữa quân giải phóng với biệt kích Mỹ trong một cánh rừng huyện Tân Biên (Tây Ninh). Nhiều chiến sĩ bị thương, trung đội TNXP của chị chịu trách nhiệm chuyển thương về tuyến sau. Một cơn mưa rừng bất ngờ đổ xuống, suối Bà Chiêm bình thường khô ráo, giờ ngập nước, chảy xiết. Với phương châm "không để thương binh bị thương hai lần", các chị quyết định lội xuống suối làm "cầu người" để thương binh qua suối được khô ráo.
Chị nhớ lại: "Tụi tui rất vui khi thương binh qua suối an toàn, vì trước đó cứ sợ không qua được do suối sâu, rộng, lại chảy xiết, trong khi trên đầu thì máy bay, đạn pháo ầm ì... Lúc đó tui không thấy nặng, dù tính ra mỗi người phải "gánh" gần 100kg, chỉ đến khi về đơn vị mới thấy vai sưng đỏ, đau nhức".
Người chụp bức ảnh nổi tiếng đó là nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Phạm Thính kể, lúc đó anh là phóng viên của Thông tấn xã Giải phóng, hành quân cùng bộ đội Sư đoàn 9.
Sau ngày 30-4-1975, lần đầu tiên Phạm Thính thấy mặt đứa con tinh thần của mình trên báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh. Sau đó Cầu người được trao giải thưởng; được chọn in vào Sách ảnh thế kỷ 20; được xuất hiện trong nhiều bảo tàng... Bốn mươi năm sau ngày Cầu người ra đời, vào tháng 4-2008, tại cuộc triển lãm "Phụ nữ Sài Gòn - Gia Ðịnh trong Mậu Thân 1968" do Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ tổ chức, tác giả đã gặp người con gái trong ảnh. Ðến dự triển lãm, chị xúc động đứng lặng bên bức Cầu người. Anh cũng đến dự triển lãm và nhận ra ngay nhân vật của mình.
Tôi quen anh Thủ Đô khi học lớp Cao cấp lý luận chính trị. Anh Thủ Đô hiện là cán bộ thanh tra của quận Ba Đình. Bố anh là Anh hùng lực lượng vũ trang, đã nghỉ hưu. Trước đây công tác tại Bộ Tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sau khi liên lạc được với chị Giáp Thị Thanh Tiến, anh Thủ Đô đã mua vé máy bay mời chị ra Hà Nội vào lăng viếng Bác và thăm quan Hà Nội, đến hồ Hoàn Kiếm và nhất là báo Nhân Dân. Tại đây chị đã được các đồng chí lãnh đạo của báo tiếp và mời bữa cơm thân mật. Anh Nguyễn Hoà đang đi công tác viết bài nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sĩ 27- 7, cho nên không gặp được chị Thanh Tiến.
Tôi đã được gặp chị tại sân khuôn viên báo Nhân Dân. Những bức ảnh kèm theo bài viết này chúng tôi chụp chị và anh Thủ Đô tại khuôn viên của báo.
- Ra Hà Nội thăm quan chị thấy thế nào ?
- Hà Nội có nhiều cây xanh, hồ đẹp như hồ Hoàn Kiếm. Lần này được ra Hà Nội, tôi đã thoả mãn ước mơ hằng chục năm nay. Cám ơn anh Nguyễn Hoà, anh Thủ Đô, các cựu chiến binh, báo Nhân Dân và nhiều đơn vị khác đã tiếp đón tôi nhiệt tình, chu đáo trong những ngày ở Hà Nội.
Nói đến đấy, mắt chị dưng dưng: Ước gì đồng đội của tôi cùng được ra thăm Thủ Đô vào những ngày chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội !
Hà Hồng
- Sao anh biết ? Tôi hỏi lại.
Chuyện là thế này, Anh Nguyễn Hoà thủng thẳng nói: Sau khi tôi có bài viết: Gặp lại người con gái trong bức ảnh Cầu người, một bạn đọc xưng tên là Thủ Đô gọi điện nói chuyện với tôi. Anh Thủ Đô nói, phần cuối bài viết của tôi có nói lên nguyện vọng của người con gái từng làm cầu người, chị Giáp Thị Thanh Tiến: "Mong ước cuối đời của chị là được đi thăm Hà Nội vào Lăng viếng Bác". Vì vậy tôi (Thủ Đô) xin anh địa chỉ của chị Giáp Thị Thanh Tiến để mời chị ra thăm Thủ Đô và vào viếng lăng Bác Hồ.
Anh Nguyễn Hoà nói tiếp: Anh Thủ Đô bảo là bạn của anh nên tôi sang gửi anh địa chỉ....
Ngày báo Nhân Dân đã đăng bài Gặp lại người con gái trong bức ảnh Cầu người của tác giải Nguyễn Hoà. Bài viết nhanh chóng nhận được lời khen ngợi tác giả cũng như những lời hỏi thăm tới chị Giáp Thị Thanh Tiến, nhân vật làm Cầu người, của bạn đọc.
Anh Nguyễn Hoà kể: Dịp 30-4-1985, kỷ niệm mười năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, Ðại sứ quán Việt Nam tại Bun-ga-ri (và nhiều nước khác) đã chỉ đạo các ban đại diện người Việt Nam đang lao động, học tập ở nước bạn, tổ chức kỷ niệm. Tại lễ kỷ niệm có triển lãm ảnh, với sự tham dự của sinh viên các nước và nhiều khách nước sở tại. Hàng trăm khách là sinh viên các nước xúm xít quanh nơi triển lãm ảnh, chỗ có bức Cầu người. Họ nhận xét, bàn tán, khâm phục, hoài nghi,... về bức ảnh có cô gái tươi cười kề vai làm cầu chuyển thương binh qua suối.
Một người bạn tên Khri-xto - một tay chơi ảnh nghệ thuật có hạng, nói: "Chắc dựng cảnh hoặc ghép ảnh, chứ cô gái ấy làm sao chịu nổi...". Dù chưa biết thực hư ra sao, nhưng tôi cứ cãi phăng: "Thực tế là thế, phụ nữ Việt Nam là thế!". Và rồi mới đây, khi đến Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ (TP Hồ Chí Minh), câu chuyện ngày trước chợt sống lại khi tôi nhìn thấy bức ảnh Cầu người được treo trang trọng trong bảo tàng. Hỏi thăm, tôi được biết nhân vật chính trong ảnh (cô gái kề vai bắc cầu) là "con gái Bến Tre" và tôi quyết đi tìm chị.
Dù đã hơn 40 năm trôi qua, nhưng vẫn còn đó nụ cười rất tươi trong bức ảnh Cầu người khi chị cùng đồng đội kê vai làm cầu đưa thương binh qua suối. Chị tên Giáp Thị Thanh Tiến, quê ở xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày (Bến Tre) ( hiện ở tại quận 9 TP Hồ Chí Minh ). Chị cho biết, lúc ấy không biết mình được chụp ảnh, mà chỉ tập trung vào một việc: đưa thương binh qua suối càng nhanh càng tốt. Ðó là thời điểm ác liệt nhất của cuộc chiến, mùa mưa sau Tết Mậu Thân.
Hôm đó xảy ra đụng độ giữa quân giải phóng với biệt kích Mỹ trong một cánh rừng huyện Tân Biên (Tây Ninh). Nhiều chiến sĩ bị thương, trung đội TNXP của chị chịu trách nhiệm chuyển thương về tuyến sau. Một cơn mưa rừng bất ngờ đổ xuống, suối Bà Chiêm bình thường khô ráo, giờ ngập nước, chảy xiết. Với phương châm "không để thương binh bị thương hai lần", các chị quyết định lội xuống suối làm "cầu người" để thương binh qua suối được khô ráo.
Chị nhớ lại: "Tụi tui rất vui khi thương binh qua suối an toàn, vì trước đó cứ sợ không qua được do suối sâu, rộng, lại chảy xiết, trong khi trên đầu thì máy bay, đạn pháo ầm ì... Lúc đó tui không thấy nặng, dù tính ra mỗi người phải "gánh" gần 100kg, chỉ đến khi về đơn vị mới thấy vai sưng đỏ, đau nhức".
Người chụp bức ảnh nổi tiếng đó là nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Phạm Thính kể, lúc đó anh là phóng viên của Thông tấn xã Giải phóng, hành quân cùng bộ đội Sư đoàn 9.
Sau ngày 30-4-1975, lần đầu tiên Phạm Thính thấy mặt đứa con tinh thần của mình trên báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh. Sau đó Cầu người được trao giải thưởng; được chọn in vào Sách ảnh thế kỷ 20; được xuất hiện trong nhiều bảo tàng... Bốn mươi năm sau ngày Cầu người ra đời, vào tháng 4-2008, tại cuộc triển lãm "Phụ nữ Sài Gòn - Gia Ðịnh trong Mậu Thân 1968" do Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ tổ chức, tác giả đã gặp người con gái trong ảnh. Ðến dự triển lãm, chị xúc động đứng lặng bên bức Cầu người. Anh cũng đến dự triển lãm và nhận ra ngay nhân vật của mình.
Tôi quen anh Thủ Đô khi học lớp Cao cấp lý luận chính trị. Anh Thủ Đô hiện là cán bộ thanh tra của quận Ba Đình. Bố anh là Anh hùng lực lượng vũ trang, đã nghỉ hưu. Trước đây công tác tại Bộ Tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sau khi liên lạc được với chị Giáp Thị Thanh Tiến, anh Thủ Đô đã mua vé máy bay mời chị ra Hà Nội vào lăng viếng Bác và thăm quan Hà Nội, đến hồ Hoàn Kiếm và nhất là báo Nhân Dân. Tại đây chị đã được các đồng chí lãnh đạo của báo tiếp và mời bữa cơm thân mật. Anh Nguyễn Hoà đang đi công tác viết bài nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sĩ 27- 7, cho nên không gặp được chị Thanh Tiến.
Tôi đã được gặp chị tại sân khuôn viên báo Nhân Dân. Những bức ảnh kèm theo bài viết này chúng tôi chụp chị và anh Thủ Đô tại khuôn viên của báo.
- Ra Hà Nội thăm quan chị thấy thế nào ?
- Hà Nội có nhiều cây xanh, hồ đẹp như hồ Hoàn Kiếm. Lần này được ra Hà Nội, tôi đã thoả mãn ước mơ hằng chục năm nay. Cám ơn anh Nguyễn Hoà, anh Thủ Đô, các cựu chiến binh, báo Nhân Dân và nhiều đơn vị khác đã tiếp đón tôi nhiệt tình, chu đáo trong những ngày ở Hà Nội.
Nói đến đấy, mắt chị dưng dưng: Ước gì đồng đội của tôi cùng được ra thăm Thủ Đô vào những ngày chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội !
Hà Hồng
Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan | Bài viết ngẫu nhiên |
Không tìm thấy bài viết liên quan | Ghi nhanh: 13 Tháng 9 lúc... Ngày chủ nhật của Nguyễn ... Giải thưởng Môi trường Vi... Cô dâu, chú rể  ... Nếu bạn muốn mọi người ch... Dịp tổng hợp lại các tri ... Cụ rùa nổi ngày 10-3-2008 Từng xảy ra động đất ở kh... Mát lòng ngụm nước trưa h... Chào năm mới 2014 |