Người dân là diễn viên của những điệu múa cổ
[05/02/2009 06:22 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(5810) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thăng Long năm 2009, tối 1-2 (tức mùng 7 tháng Giêng Kỷ Sửu), Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội) tổ chức Liên hoan múa cổ Thăng Long - Hà Nội lần thứ 3, tại Vườn hoa Lý Thái Tổ.
Điều đặc biệt trong ba lần tổ chức liên hoan múa cổ Thăng Long, diễn viên đều là những người nông dân, nghệ nhân các làng, xã của Hà Nội. Năm nay thành phần đông đảo hơn sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập với Hà Nội (hơn 300 diễn viên).
Theo ban tổ chức, diễn viên lớn tuổi nhất từ 70-80 tuổi, nhỏ tuổi nhất mười tuổi. So với hai lần trước, trong chín tiết mục múa cổ trình diễn lần này có bảy điệu múa mới, lần đầu được sưu tầm, giới thiệu tại liên hoan. Có điệu múa với “ tuổi đời ” hơn sáu thập kỷ, nay mới có dịp thể hiện trước đông đảo công chúng Thủ đô; có những điệu múa mang đậm truyền thống lịch sử từ thời Hai Bà Trưng…
Múa Tứ Linh tại liên hoan này mang nhiều nét mới. Ngoài bốn em thiếu nhi làng Lỗ Khê, xã Liên Hà, huyện Đông Anh múa hạc - lân - rùa - phượng ở giữa, vòng ngoài có các em gái, trai múa, đánh phách phụ hoạ. Các em vừa múa vừa hát với lời chúc xóm làng "Khang thái bình an", chúc đất nước "Thái bình thịnh trị".
Các điệu múa vật, múa tiên, múa bổ bộ cũng mang đến những nét độc đáo hấp dẫn. Múa tiên do cụ Hoàng Kỷ, 85 tuổi truyền lại cho CLB Đồng Ấu Lỗ Khê, xã Liên Hà, Đông Anh sau hơn 60 năm bị lãng quên.
Cũng như hai lần trước, tham dự Liên hoan lần này có các nhà sư và phật tử các chùa trên địa bàn Hà Nội. Nhà sư và phật tử chùa Đồng Lim, quận Long Biên và chùa Đào Xuyên, huyện Gia Lâm tham gia hai điệu múa Thị hồ huỳnh cân và Giải oan thích kết.
Hai điệu múa tín ngưỡng này thường chỉ thể hiện trong chùa, lúc làm nghi lễ, nay được đem ra trình diễn trước công chúng Thủ Đô. Tiết mục múa chạy cờ, múa rồng do dân làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì trình diễn đã kết thúc liên hoan.
Liên hoan lần thứ 4 vào năm 2010 sẽ trình diễn nguyên bản những điệu múa cổ đặc sắc và cả những sáng tác múa mới về đề tài Hà Nội dựa trên chất liệu múa cổ.
Hà Hồng
Điều đặc biệt trong ba lần tổ chức liên hoan múa cổ Thăng Long, diễn viên đều là những người nông dân, nghệ nhân các làng, xã của Hà Nội. Năm nay thành phần đông đảo hơn sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập với Hà Nội (hơn 300 diễn viên).
Theo ban tổ chức, diễn viên lớn tuổi nhất từ 70-80 tuổi, nhỏ tuổi nhất mười tuổi. So với hai lần trước, trong chín tiết mục múa cổ trình diễn lần này có bảy điệu múa mới, lần đầu được sưu tầm, giới thiệu tại liên hoan. Có điệu múa với “ tuổi đời ” hơn sáu thập kỷ, nay mới có dịp thể hiện trước đông đảo công chúng Thủ đô; có những điệu múa mang đậm truyền thống lịch sử từ thời Hai Bà Trưng…
Múa Tứ Linh tại liên hoan này mang nhiều nét mới. Ngoài bốn em thiếu nhi làng Lỗ Khê, xã Liên Hà, huyện Đông Anh múa hạc - lân - rùa - phượng ở giữa, vòng ngoài có các em gái, trai múa, đánh phách phụ hoạ. Các em vừa múa vừa hát với lời chúc xóm làng "Khang thái bình an", chúc đất nước "Thái bình thịnh trị".
Các điệu múa vật, múa tiên, múa bổ bộ cũng mang đến những nét độc đáo hấp dẫn. Múa tiên do cụ Hoàng Kỷ, 85 tuổi truyền lại cho CLB Đồng Ấu Lỗ Khê, xã Liên Hà, Đông Anh sau hơn 60 năm bị lãng quên.
Cũng như hai lần trước, tham dự Liên hoan lần này có các nhà sư và phật tử các chùa trên địa bàn Hà Nội. Nhà sư và phật tử chùa Đồng Lim, quận Long Biên và chùa Đào Xuyên, huyện Gia Lâm tham gia hai điệu múa Thị hồ huỳnh cân và Giải oan thích kết.
Hai điệu múa tín ngưỡng này thường chỉ thể hiện trong chùa, lúc làm nghi lễ, nay được đem ra trình diễn trước công chúng Thủ Đô. Tiết mục múa chạy cờ, múa rồng do dân làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì trình diễn đã kết thúc liên hoan.
Liên hoan lần thứ 4 vào năm 2010 sẽ trình diễn nguyên bản những điệu múa cổ đặc sắc và cả những sáng tác múa mới về đề tài Hà Nội dựa trên chất liệu múa cổ.
Hà Hồng
Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan | Bài viết ngẫu nhiên |
Không tìm thấy bài viết liên quan | Lễ rước Xá Lợi Phật Cuối cùng Công ty Công vi... Chế tạo lồng bắt rùa tai ... Phim ký sự Quảng trường Đ... Sau cơn dông nhiều đường ... Bao giờ mình mới bằng ngư... Ga Đông Dương Trong khu vườn yên tĩnh Nhà văn Băng Sơn ra đi để... "Áo vá" |