Người kể chuyện bên hồ Không rõ

[16/05/2010 10:51 | Những người Bạn | Nhận xét(0) | Đọc(7281) ]
   Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
hohoankiem.org
Các bạn yêu “ hohoankiem.org “ thân mến sau gần hai tiếng ngồi nói chuyện với chúng tôi, phóng viên Mạc Linh Quân đã có bài viết “ Người kể chuyện bên hồ ”đăng trên Tạp chí Đàn ông ( Phụ san Thể thao và Văn hóa ( TTXVN ), (5-2010).

Highslide JS   Highslide JS


Chụp ảnh cho bài viết là phóng viên Trần Việt Dũng. Chúng tôi trân trọng gửi đến các bạn bài viết nói trên. Xin cám ơn hai bạn đồng nghiệp. Các bạn viết, chụp ảnh về người yêu hồ Hoàn Kiếm, nhưng qua bài viết chúng tôi nhận thấy các bạn yêu hồ cũng chẳng kém gì chúng tôi.

Người kể chuyện bên hồ

Chiếc đồng hồ đếm ngược thời gian bên cổng đền Ngọc Sơn đang dần đến thời khắc kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Vẫn còn nhiều công việc chuẩn bị cho Đại lễ đang dang dở. Nhưng có một người đàn ông Hà Nội từ lâu đã dành chọn vẹn niềm đam mê về Hồ Hoàn Kiếm với ước mong thật bình dị, sau này sẽ là người kể về những câu chuyện bên hồ thiêng. Bạn có thể gặp Hà Huy Hồng, người đàn ông này ven bờ hồ thiêng hay không, đó là chuyện sau này, còn ngay bây giờ, hãy vào trang website (http//www.)hohoankiem.org và nghe anh ấy kể chuyện ngàn năm.

- Mỗi ngày anh dành bao nhiêu thời gian để tìm và ghi lại các câu chuyện quanh hồ?
+ Ít nhất là hai lần, một vào đầu buổi sáng và lần sau khi rời cơ quan nhưng nếu có thời gian khác trong ngày, tôi vẫn tranh thủ dạo quanh hồ. Cơ quan tôi ngay ven hồ này, gia đình tôi sống ở một con phố cũng gần đây nên tôi thường hay đi qua hồ mỗi ngày. Ban ngày ngoài thời gian làm việc tôi đều tranh thủ có mặt ở hồ để làm nhân chứng cho mỗi câu chuyện, đêm về, tôi lại mải miết với viết bài và post lên trang web.

- Anh là một nhà báo chuyên về khoa học công nghệ và tôi hình dung anh khá bận rộn, vậy điều gì khiến anh đam mê hồ Hoàn Kiếm?
+ Tôi cũng không rõ từ khi nào tôi bị cuộc sống bên hồ cuốn hút. Có lẽ là một điều gì đó sâu xa bên trong nhưng cao trào là vào khoảng năm 2006, cùng năm đó, tôi cho ra đời trang web. Sau đó, tôi nhận ra rằng, ngoài công việc ra, toàn bộ năng lượng đam mê của tôi đều dành cho hồ Hoàn Kiếm. Một nhà thơ nước ngoài đã từng nói, hồ Hoàn Kiếm là lẵng hoa giữa lòng thủ đô. Với tôi, cái hồ này còn đẹp và quý hơn thế rất nhiều. Anh có để ý không, tại sao cứ vào những ngày lễ quan trọng, người Hà Nội và người dân các tỉnh lân cận đều đổ dồn về hồ Hoàn Kiếm. Với ngày thường, nhiều người vẫn giữ thói quen đi đâu cũng phải dạo qua hồ một lần. Điều gì thu hút mọi người về hồ đến vậy?

- Những năm tháng là nhân chứng, ghi nhận cuộc sống bên hồ này, anh giải thích gì về hiện tượng hấp dẫn của hồ?
+ Hà Nội không thiếu hồ, vì thế hồ Hoàn Kiếm không phải là hồ duy nhất để người dân phải tìm đến theo nghĩa thông thường. Tôi còn tìm hiểu nhiều tài liệu liên quan đến hồ này có nói hồ Hoàn Kiếm có tên gọi là hồ Lục Thủy là một trong bốn đại huyệt long mạch. Trong bốn đại huyệt đó thì Hà Nội có tới hai, đó là hồ Lục Thủy và hồ Dâm Đàm (hồ Tây). Hồ Tây thì ở ngoại vi thành phố, hồ Hoàn Kiếm lại ở trung tâm, nơi trũng nhất của thành phố, nơi thủy tụ. Dường như, mọi diễn biến cuộc sống của Thủ đô đều lắng đọng nơi hồ thiêng ngàn năm này. Vị trí của hồ là nơi lắng đọng của Thủ đô mà đất Thăng Long còn ở địa thế “ sơn chầu thủy tụ”. Cái tên địa thế này có từ xa xưa, nhưng tôi là một người tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng nên tôi hay quan tâm đến các bản đồ. Bản đồ địa hình khiến tôi thực sự xúc động vì nó thể hiện tất cả các dải núi lớn đều “chầu” về đồng bằng sông Hồng; tất cả các sông lớn đều hướng về Hà Nội. Ngay như con sông Đà, có vẻ chẳng liên quan gì đến Hà Nội ( nhưng khi chảy đến Việt Trì cũng uốn cong mình đưa dòng chảy về Hà Nội, tỏa ra hai nhánh uốn lượn quanh co, mềm mại ôm ấp lấy Hà Nội. Đất trời đã tạo cơn địa thế cho Hà Nội rất đặc biệt, nơi có thủy tụ, nơi có khí của đại ngàn từ dải núi thổi về thì người ở đó chắc chắn có đời sống thuận lợi, khỏe mạnh. Nhưng sức hấp dẫn của hồ Hoàn Kiếm quả thật có điều gì đó bí ẩn và thâm sâu.

- Ai cũng đi qua hồ này và nhịp sống trôi qua thật nhanh, anh ghi lại những chuyện gì ở đây?
+ Thử hình dung, một trăm năm sau, con cháu mình sẽ hỏi, cái hồ linh thiêng này đã chứng kiến bao sự biến đổi, phát triển của dân tộc, qua mỗi thời kỳ nó có hình dáng và đời sống như thế nào nhỉ? Và ở thời kỳ này, tôi làm công việc ghi chép lại những câu chuyện, sinh hoạt bên hồ bằng các bài viết cho trang web và bằng những tấm ảnh chân thật . Tôi đã xem nhiều tấm ảnh của nước ngoài ghi lại về Hà Nội 100 năm trước và thầm cảm ơn họ đã cho mình một hình dung, một thông tin quý, nếu không có những tài liệu như thế, ai có thể hình dung ra quá khứ nó như thế nào. Một trăm năm sau, cuộc sống sẽ rất khác nhưng con cháu chúng ta có thể biết về những con người giản dị sống bên hồ, những người phụ nữ bán xôi, anh xe ôm, những người đi tập thể dục, đi dạo quanh hồ. Mỗi con người giản dị đó, đời thường đó có sự lắng đọng tinh hoa văn hóa Hà Thành bên trong mà tôi cố gắng làm cho nó sáng tỏ lên để mọi người hôm nay và mai sau nhận ra giá trị đó.

- Tôi thực sự thấy băn khoăn khi anh nói về văn hóa người Hà Nội ở thời hiện đại này, đâu là cái chất tinh hoa văn hóa của người Hà Nội? Nó có còn không?

+ Đúc kết của những người nghiên cứu về văn hóa người Hà Nội gồm ba nét đặc trưng lớn là: yêu cái đẹp, trọng việc nghĩa và làm điều thiện. Cả ba đặc trưng này, không có cái nào là của riêng Hà Nội cả nhưng ở vùng đất linh thiêng này, cả ba đặc tính trên cùng nổi bật hơn, có sự tập trung hơn. Khi xác định được đặc trưng người Hà Nội thì những câu chuyện đời thường bên hồ của tôi cũng theo hướng làm sáng tỏ hơn các đặc trưng đó.

- Những bức ảnh panogama của anh được nhiều người chú ý và thích thú.
+ Vẻ đẹp của Hồ Hoàn Kiếm vào mỗi thời khắc lại có những rung cảm rất riêng. Một chị công nhân múc tảo trong hồ lên, phần tảo chết có màu đen chảy thành vết trên mặt hồ xanh rờn bởi lớp tảo lam, chẳng có gì là sự kiện ở đây nếu như tôi không kịp nhận ra hình thù mới được vẽ trên lớp tảo lam kia mang dáng dấp của một con rồng thời Lý, với những khúc uốn cong đặc trưng, một cái đầu rồng ấn tượng và cả con rồng như một nét vẽ thư pháp trên nền tự nhiên tuyệt đẹp và thế là tôi không bỏ qua. Tấm hình đến hôm nay vẫn khiến nhiều người ngỡ ngàng vì tưởng như một bức tranh sơn dầu tuyệt đẹp. Nếu không nhận ra thì chỉ sau đó ít phút hình dáng rồng hội tụ trên mặt hồ đó sẽ tan biến vào hư không. Hay như ảnh về hồ, về nước hồ đã nhiều nhưng tôi vẫn mày mò tìm kiến thời điểm toàn cảnh của hồ hay từ một góc nhìn gần hơn phản ảnh rõ nét nhất cái màu của riêng hồ Hoàn Kiếm, đó là màu Lục Thủy. Những thân cây si sà trên mặt nước, song song với mặt hồ mà không đổ cũng khiến tôi mê mải chụp lại những góc đẹp và cũng tự rút ra một bài học cho cuộc đời. Rễ càng cắm sâu, bám chặt thì càng vững vàng trước những tình thế tưởng như không thể trụ vững.
Nếu bạn đặt đúng vị trí cho những tấm ảnh khổ rộng panogama về hồ Hoàn Kiếm trên nền tường nhà tối màu, bạn sẽ ngạc nhiên nhận ra rằng, nó có hiệu ứng như thể bạn đang nhìn ra cảnh hồ đầy sắc nắng và màu xanh mướt của cây, những lớp sóng hiền hòa. Một góc nhìn rất ấn tượng. Tôi có những tấm ảnh 360 độ, đủ để quây tròn trong một căn phòng và ai cũng thấy như mình đang đứng giữa cảnh hồ rất thực của Thủ đô ngàn năm tuổi.

- Anh định làm gì thêm vào dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội sắp tới?
+ Tôi đang rất phấn chấn về kế hoạch xuất bản cuốn sách chuyện về Hồ Hoàn Kiếm. Các thiết kế đã được phác thảo với kích thước dự trù khoảng 20 cm x 20 cm, in chất lượng cao, bìa đóng cứng với những bức ảnh chọn lọc và những câu chuyện chọn lọc từ hơn 600 câu chuyện bên hồ. Còn một vấn đề (khó khăn là thiếu kinh phí để in sách) , tôi đang tìm nhà tài trợ để xuất bản nó.

- Vợ anh có chia sẻ gì về thú chơi tiêu tốn thời gian và tiền bạc của anh không?
+ (Cười) Mới đầu cô ấy cho là tôi hơi say mê quá vào một việc tưởng như vô bổ. Nhưng lâu dần, cô ấy hiểu giá trị của việc tôi làm và chia sẻ. Cô ấy hiểu, đàn ông sống không thể thiếu được đam mê, nhất là một đam mê lành mạnh và có lợi chung cho mọi người.

- Đến bây giờ, ngoài hồ Hoàn Kiếm ra, anh còn đam mê nào khác không?
+ Trước thì có, giờ thì không, tất cả năng lượng của tôi đã dồn cho cái hồ thiêng này. Tôi đam mê văn hóa của người Hà Nội.
Và sau này, khi kết thúc mọi công việc khác, tôi sẽ luôn có mặt ở bên hồ để kể cho mọi người và du khách về những câu chuyện của hồ Hoàn Kiếm..

-Vâng, xin cảm ơn anh đã chia sẻ đam mê của mình.



Lời giới thiệu của trang website hohoankiem.org

HỒ HOÀN KIẾM kỷ niệm riêng của mỗi người (…)

Mỗi gốc cây, ngọn cỏ, mỗi tấc chu vi quanh hồ là nhân chứng của những câu chuyện, những kỷ niệm đẹp, của riêng mỗi người.
Khi không có điều kiện tản bộ quanh hồ, ôn lại những kỷ niệm của riêng mình, “hohoankiem.org” sẽ là nơi giúp các bạn đỡ nhớ Hà Nội, đỡ nhớ hồ Hoàn Kiếm, bằng những bức ảnh, cảm nghĩ của người dân bên hồ, đồng thời cũng là nơi kể về những kỷ niệm đẹp của mỗi người cho mọi người yêu quý hồ Hoàn Kiếm được biết
”.

Một số lượng lớn những câu chuyện quanh hồ thiêng từ trang website này vừa được trang website kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội xin đăng lại.

Bài: Mạc Linh Quân, Ảnh: Trần Việt Dũng
hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 94 đã được: 4.6/10 (17 Đánh giá)


Bài viết liên quan Bài viết ngẫu nhiên
Thêm những bức ảnh quý về hồ Hoàn Kiếm
Năm thứ ba nồi bánh chưng ngõ chúng tôi đỏ lửa
Những người bạn của 'hohoankiem.org'
"Tôi ghen với ai yêu Hồ Hoàn Kiếm hơn tôi"
Xác định được giới tính và nguồn gốc Rùa hồ Hoàn Kiếm
Dừng việc vét bùn bằng gầu máy
Cây lộc vừng gãy thân đã nảy mầm
" Bổ cập " cá cho hồ Hoàn Kiếm
"Tôi ghen với ai yêu Hồ Hoàn Kiếm hơn tôi"
Năm năm đi quanh vòng hồ
Sương giăng bên hồ
Hai cây si đổ đã sống lại
Năm thứ bảy với tình yêu ...
Đua xe đạp phong trào tra...
Người hoạ sĩ Nhật Bản với...
Lời nói dối giúp đứa trẻ ...
Việt Nam - một trong năm ...
Lên cầu Thê Húc phải mua ...
Hồ Hoàn Kiếm - Kỷ niệm ri...
Thủ đoạn bắt cá mới ở Hồ ...
Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share