Clip dài 30 giây xuất hiện hình ảnh cậu bé Tuấn - bệnh nhân ung thư với nụ cười hồn nhiên, mở cánh cửa bệnh viện chào tạm biệt mọi người để về nhà đã khiến hàng triệu con tim độc giả rung động. “Đó là ký ức về câu chuyện vui của bệnh nhân tên Long ( do em Tuấn đóng thế ), về nụ cười ấm áp của cô y tá Mai, sự ân cần, hóm hỉnh của bác sĩ Quang. Tuy nhiên, với bố mẹ Tuấn, ngày ra viện lại là ký ức buồn vì họ không đủ kinh phí để tiếp tục điều trị cho con”  (trích nội dung quảng cáo). Clip này đã thu hút sự chú ý của người xem và có nhiều ý kiến khác nhau.

Highslide JS


Trong tháng 6 và 7- 2012, đi chung quanh hồ Hoàn Kiếm chúng tôi thấy tất cả vị trí quảng cáo trên trạm thông tin du lịch đều có ảnh quảng cáo mì Gấu đỏ. Dưới đây chúng tôi xin đăng lại ý kiến khác nhau của nhiều người đăng trên các cơ quan truyền thông đại chúng như: Vnexpress, GDTĐ điện tử... sau khi xem đoạn Clip quảng cáo nói trên.

Highslide JS


Một độc giả chia sẻ: "Khi ăn bát phở giá vài chục nghìn đồng, ít người nhớ đến việc bỏ bạc lẻ làm từ thiện. Tôi xúc động khi xem clip này và thấy việc dùng hình ảnh đóng thế là hợp lý".

Ông Trần Bảo Minh, Phó tổng giám đốc điều hành Công ty Thực phẩm Á Châu cho biết: “Chương trình "Gắn kết yêu thương" (với thông điệp - ăn mì để đóng góp cho trẻ có cái Tết no ấm) được công ty triển khai từ cuối năm ngoái với mong muốn đem lại cái Tết no ấm cho trẻ em nghèo. Tại thời điểm xây dựng ý tưởng truyền thông cho chương trình, trong nội bộ công ty cũng xuất hiện các ý kiến khác nhau. Người cho rằng nên sử dụng hình ảnh thật, nhưng đa số ý kiến nói rằng cần lựa chọn nhân vật đóng thế. Lý do đơn giản lúc ấy là: Các em bệnh nhân đều đang trong tình trạng nguy kịch nếu để các em tham gia clip sẽ là hành động tàn nhẫn”.

Highslide JS


“Nếu không có chương trình này, chúng tôi chỉ có thể giúp vài chục triệu đồng hay vài trăm triệu đồng cho một số trường hợp. Trong khi, thông qua chương trình 'Gấu Đỏ Gắn kết yêu thương', với sự chung tay của hàng triệu người tiêu dùng và các nhà hảo tâm, số tiền đóng góp lên đến hơn 1,6 tỷ đồng và kịp thời hỗ trợ 19 trường hợp bệnh nhi cần chữa trị khẩn cấp.  Sáu em đã xuất viện, trở lại với gia đình”.

Phó giáo sư, tiến sĩ Khu Thị Khánh Dung , Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương xác nhận đã có 11 trường bệnh nhân trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được chương trình "Gắn kết yêu thương" hỗ trợ. Các em này đều là những bệnh nhi nghèo không có khả năng chi trả viện phí.

Theo Giám đốc chiến lược thương hiệu của Công ty Richard Moore Associates, Nguyễn Đức Sơn, xét về một khía cạnh nào đó, cách làm của Gấu Đỏ đã thành công trong việc định vị thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng, đặc biệt khi thị trường Việt Nam đã có quá nhiều nhãn hiệu mỳ ăn liền.

Ông Nguyễn Sơn Hồng, Giám đốc Công ty cổ phần truyền thông VTK nhìn nhận: về nhân vật đóng thế, điều đó không quan trọng, cốt lõi nằm ở chỗ thông điệp kêu gọi cộng đồng hành động vì trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo. Bởi lẽ sẽ không nhân vật thật nào đồng ý để đưa hình thật chạy quảng cáo, lấy lòng trắc ẩn của mọi người.

Giám đốc Điều hành của Teamwork Communications,Trần Chiến Bình đánh giá cao ý tưởng của quảng cáo mì Gấu Đỏ với ý nghĩa ủng hộ cho trẻ em nghèo bị ung thư. Theo ông Bình, hãng sản xuất nên lắng nghe ý kiến khách hàng để điều chỉnh phù hợp về chiến lược truyền thông tổng thể, nhằm thuyết phục người tiêu dùng “khó tính”. Ý tưởng, mục đích đang có, nếu được đi đúng hướng, chiến dịch sẽ thành công và mang lại hiệu quả lớn.

Ông Nguyễn Đức Sơn cho rằng, cái dở của clip là đã đi hơi quá khi khơi dậy lòng trắc ẩn. Thông điệp "từ thiện" vốn nhạy cảm khi thể hiện trong một quảng cáo thương mại nên dễ gây ra cảm giác khó chịu cho người tiếp nhận.

Clip quảng cáo mì Gấu Đỏ: Gấu Đỏ đang “vay mượn” những giọt nước mắt. Đó là nhận xét đầu tiên của PGS.TS Trịnh Hòa Bình (Viện KH và XH Việt Nam) khi xem nội dung trong clip quảng cáo của nhãn hàng mì Gấu Đỏ

PGS.TS Trịnh Hòa Bình đánh giá: Clip mì Gấu Đỏ - gắn kết yêu thương của nhãn hàng Gấu Đỏ không chỉ lấy đi lấy nước mắt của rất nhiều người, dấy lên một niềm thương cảm. Phía nhãn hàng Gấu Đỏ đang “vay mượn” những giọt nước mắt, những sẻ chia đáng trân trọng của cộng đồng xã hội, để chung tay vì trẻ em nghèo khó.

Theo chúng tôi, quảng cáo là một hình thức để doanh nghiệp bán được sản phẩm của mình. Sẽ là ý nghĩa hơn, khi một phần lợi nhuận của doanh nghiệp thu về từ quảng cáo được dùng vào việc từ thiện, nhất là cho một mục đích thiết thực dành cho những bệnh nhi mắc ung thư như Clip nói trên. Trên thực tế đã có 11 bệnh nhi được thừa hưởng tiền chữa bệnh từ quảng  cáo đó.

Tuy vậy theo chúng tôi, nhà doanh nghiệp cũng nên nói rõ hơn sẽ dành bao nhiêu % lợi nhuận từ tiền bán mì Gấu Đỏ sau khi có quảng cáo  để giúp đỡ cho các bệnh nhi bị ung thư. Tránh trường hợp nhà sản xuất chỉ trích một ít tiền ( do không nói rõ tỷ lệ % ), hỗ trợ một vài trường hợp, rồi làm rùm beng lên.  

Highslide JS


Đó là ý kiến của các chuyên gia, người dân và của chúng tôi khi xem Clip nói trên, còn các bạn, những người yêu “ hohoanliem.org” , quan điểm của các bạn như thế nào ?

Hà Hồng
hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 537 đã được: 4.9/10 (16 Đánh giá)


Bài viết liên quan Bài viết ngẫu nhiên
Hồ Gươm, 22-3-2024
Vật lưu niệm: Rùa Hồ Gươm, Tháp Bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc
Người Hà Nội yêu cây, yêu Hồ Gươm là thế!
Ngụm nước mát giữa trời nóng
Mát thì có mát nhưng...
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Ước vọng về một cuộc sống hòa bình
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Tháp Bút
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Phố Hàng Trống
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Chuông Nhà thờ Lớn
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Đình Trấn Ba
Những kỷ vật của một đội ...
Phát hiện 7 ngôi mộ gần c...
Cổng đình Nam Hương, đền ...
Dự án: "Không gian s...
MC - Thanh Bạch ở hồ Hoàn...
Chạy từ tháp Rùa vào tron...
Các bạn, còn chờ gì nữa m...
Nhà hàng Thủy Tạ đổ nước ...
Ngày ấy ta trong như giọt...
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm:...
Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share