Bài thơ trên vách núi sông Đà được chuyển về Khu tưởng niệm vua Lê
[02/09/2010 06:33 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(9564) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Chiều 1-9-2010, đi vào Khu tưởng niệm Vua Lê bên hồ Hoàn Kiếm chúng tôi thấy một nhóm người đang cân chỉnh một phiến đá lớn nặng vài tấn. Trên phiến đá đó khắc có một bài thơ chữ Hán.
Hỏi người chỉ huy tốp thợ, chúng tôi được biết anh tên là Lê Thanh Hùng ( nhà báo ). Anh cùng nhiều người lên tận sông Đà để chép lại nguyên văn bài thơ trên vách núi của Lê Lợi viết năm 1432.
Anh Lê Thanh Hùng mấy năm trước là Phó Tổng biên tập báo Khuyến học và Dân trí, sau đó chuyển sang phụ trách trang mạng Yhocdoisong.vn của Tổng hội Y học Việt Nam. Nhưng nghề tay phải là kinh doanh.
Anh Hùng kể cho chúng tôi nghe về quá trình khắc bia và chuyển về Hà Nội: “Cách đây hơn 30 năm tôi đi bộ đội, lang bạt khắp Đông Dương, sau đó lên Tây Bắc, cho đến năm 1981 được về ôn thi đại học và đi nước ngoài. Tôi có mối tình sâu nặng với đất và người Tây Bắc, cho nên khi có bạn rủ lên Tây Bắc kinh doanh là đi ngay. Mấy năm vừa qua, tôi đi khắp Tây Bắc, khi đến đầu nguồn sông Đà được thấy bài thơ khắc trên vách núi của Đức Thái Tổ Lê Lợi, tôi mê quá. Nuôi ý định làm một phiên bản đưa về Hà nội để cho mọi người cùng chiêm ngưỡng”.
Việc khai thác, vận chuyển từ Tây Bắc cách hơn 500km với đường thuỷ điện đang làm rất khó đi. Rồi đến chế tác lắp đặt bia là cả một câu chuyện dài, có sự tham gia của các giáo sư, chuyên gia, bạn bè trong nước và ngoài nước, các nhà sư và thợ đá Ninh Bình.
Sử chép rằng: Mùa Đông năm 1431, Lê Lợi dẫn đại binh ngược dòng sông Đà lên Tây Bắc dẹp loạn Đèo Cát Hãn, một tù trưởng đã nổi loạn chống lại triều đình từ thời nhà Hồ, thu giang sơn về một mối. Lịch sử Tây Bắc ghi nhận Lê Lợi là vị Hoàng Đế đầu tiên và duy nhất trực tiếp lên Tây Bắc ổn định nơi phên dậu phía tây của đất nước. Từ lâu, đồng bào các dân tộc Tây Bắc đã thờ ông làm thành hoàng của miền Tây Bắc.
Chuyến Tây chinh của ông và đoàn quân Tây tiến, đã được lưu lại bằng những câu chuyện đẫm chất huyền thoại và lãng mạn giữa nhà vua và bà chúa Thác bờ. Đặc biệt là tại đầu nguồn sông Đà, nơi giáp với biên giới, Đức Vua đã cho khắc bài thơ của ông vào vách đá ngọn núi PuHuổiChò bên bờ sông.
Đây là một áng hùng văn, nói lên sức mạnh, ý chí của vị vua anh minh, đại diện cho ý chí độc lập tự cường của người dân nước Việt. Trải qua gần 600 năm, bài thơ vẫn tồn tại trấn giữ phía Tây Bắc của đất nước.
Với mong muốn đem đến cho nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế biết đến một áng thiên cổ hùng văn của vị Hoàng đế lỗi lạc. Chính quyền và nhân dân tỉnh Lai Châu, thể hiện tâm nguyện của đồng bào các dân tộc Tây Bắc, thông qua đơn vị thực hiện là công ty cổ phần Pusamcap, đã tiến hành khai thác phiến đá từ chính phần thân của bia Lê Lợi để lập nên phiên bản bài thơ từ nguyên gốc. Với sự giúp đỡ của PGS,TS Nguyễn Tá Nhí và các chuyên gia của viện Hán Nôm. Công trình được hoàn thành và gửi tặng nhân dân Thủ đô đúng vào dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Dưới đây là phiên âm và bản dịch của bài thơ do nhà thơ Trần Lê Văn dịch.
Hà Hồng
Hỏi người chỉ huy tốp thợ, chúng tôi được biết anh tên là Lê Thanh Hùng ( nhà báo ). Anh cùng nhiều người lên tận sông Đà để chép lại nguyên văn bài thơ trên vách núi của Lê Lợi viết năm 1432.
Anh Lê Thanh Hùng mấy năm trước là Phó Tổng biên tập báo Khuyến học và Dân trí, sau đó chuyển sang phụ trách trang mạng Yhocdoisong.vn của Tổng hội Y học Việt Nam. Nhưng nghề tay phải là kinh doanh.
Anh Hùng kể cho chúng tôi nghe về quá trình khắc bia và chuyển về Hà Nội: “Cách đây hơn 30 năm tôi đi bộ đội, lang bạt khắp Đông Dương, sau đó lên Tây Bắc, cho đến năm 1981 được về ôn thi đại học và đi nước ngoài. Tôi có mối tình sâu nặng với đất và người Tây Bắc, cho nên khi có bạn rủ lên Tây Bắc kinh doanh là đi ngay. Mấy năm vừa qua, tôi đi khắp Tây Bắc, khi đến đầu nguồn sông Đà được thấy bài thơ khắc trên vách núi của Đức Thái Tổ Lê Lợi, tôi mê quá. Nuôi ý định làm một phiên bản đưa về Hà nội để cho mọi người cùng chiêm ngưỡng”.
Việc khai thác, vận chuyển từ Tây Bắc cách hơn 500km với đường thuỷ điện đang làm rất khó đi. Rồi đến chế tác lắp đặt bia là cả một câu chuyện dài, có sự tham gia của các giáo sư, chuyên gia, bạn bè trong nước và ngoài nước, các nhà sư và thợ đá Ninh Bình.
Sử chép rằng: Mùa Đông năm 1431, Lê Lợi dẫn đại binh ngược dòng sông Đà lên Tây Bắc dẹp loạn Đèo Cát Hãn, một tù trưởng đã nổi loạn chống lại triều đình từ thời nhà Hồ, thu giang sơn về một mối. Lịch sử Tây Bắc ghi nhận Lê Lợi là vị Hoàng Đế đầu tiên và duy nhất trực tiếp lên Tây Bắc ổn định nơi phên dậu phía tây của đất nước. Từ lâu, đồng bào các dân tộc Tây Bắc đã thờ ông làm thành hoàng của miền Tây Bắc.
Chuyến Tây chinh của ông và đoàn quân Tây tiến, đã được lưu lại bằng những câu chuyện đẫm chất huyền thoại và lãng mạn giữa nhà vua và bà chúa Thác bờ. Đặc biệt là tại đầu nguồn sông Đà, nơi giáp với biên giới, Đức Vua đã cho khắc bài thơ của ông vào vách đá ngọn núi PuHuổiChò bên bờ sông.
Đây là một áng hùng văn, nói lên sức mạnh, ý chí của vị vua anh minh, đại diện cho ý chí độc lập tự cường của người dân nước Việt. Trải qua gần 600 năm, bài thơ vẫn tồn tại trấn giữ phía Tây Bắc của đất nước.
Với mong muốn đem đến cho nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế biết đến một áng thiên cổ hùng văn của vị Hoàng đế lỗi lạc. Chính quyền và nhân dân tỉnh Lai Châu, thể hiện tâm nguyện của đồng bào các dân tộc Tây Bắc, thông qua đơn vị thực hiện là công ty cổ phần Pusamcap, đã tiến hành khai thác phiến đá từ chính phần thân của bia Lê Lợi để lập nên phiên bản bài thơ từ nguyên gốc. Với sự giúp đỡ của PGS,TS Nguyễn Tá Nhí và các chuyên gia của viện Hán Nôm. Công trình được hoàn thành và gửi tặng nhân dân Thủ đô đúng vào dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Dưới đây là phiên âm và bản dịch của bài thơ do nhà thơ Trần Lê Văn dịch.
Phiên âm:
Di địch chi vi biên hoạn tự cổ hữu chi, Hán chi Hung Nô, Đường chi Đột Quyết, ngã Tây Việt chi mường Lễ chư man thị dã. Khoảnh do Trần Hồ suy chính, phiên thần bạt hỗ, Cát Hãn nữu ư cựu tập, phụ cố phất tuẫn, dư kim suất vãng chinh thủy lục tịnh tiến, nhất cử tựu binh, nhân tả nhất luật, khắc chi vu thạch, dĩ giới hậu thế man tù chi ngạnh hóa giả, vân:
Cuồng tặc cảm bô chu,
Biên manh cửu hễ tô.
Bạn thần tòng cổ hữu,
Hiểm địa tự kim vô.
Thảo mộc kinh phong hạc,
Sơn xuyen nhập bản đồ,
Đề thi khắc nham thạch,
Trấn ngã Việt Tây ngu.
Tân Hợi quý đông cát nhật
Ngọc Hoa Động Chủ đề.
Dịch nghĩa:
Dân di địch là mối họa ở vùng biên giới, từ cổ đã có, như Hung Nô đời Hán, Đột Quyết đời Đường và các tộc người man ở miền Tây nước Việt ta. Ít lâu do chính sự cuối đời Trần, Hồ suy yếu, bọn phiên thần hung hăng táo tợn, Cát Hãn khư khư giữ tật cũ, ngoan cố không sửa đổi. Nay ta đem quân tiến đánh, hai quân thủy bộ cùng tiến. Đánh một trận là dẹp yên ngay. Nhân làm một bài thơ luật, khắc vào đá núi để răn các tù trưởng đời sau ngang ngạnh phải tuân theo đức hóa.
Thơ rằng:
Giặc điên cuồng tránh sao khỏi sự trừng phạt,
Dân biên thùy từ lâu mong đợi được cứu sống.
Bề tôi làm phản từ xưa vẫn có
Đất hiểm trở từ nay chẳng còn
Gió thổi, hạc kêu, cũng làm cho giặc sợ hãi
Sông núi đất này vào chung một bản đồ.
Đề thơ khắc vào đá núi
Trấn giữ miền Tây nước Việt ta.
Ngày lành tháng cuối đông năm Tân Hợi (1/1432)
Ngọc Hoa Động Chủ đề
Dịch thơ:
Bọn giặc dữ tránh sao trừng phạt
Dân biên thùy khao khát chờ ta
Lạ chi thói kẻ gian tà
Từ nay đất hiểm hóa ra yên lành
Tiếng gió, hạc đủ kinh hồn giặc
Núi sông ta vào một bản đồ
Khắc trên đá núi bài thơ
Miền Tây nước Việt muôn thu vững vàng.
Ngày lành, tháng 1 năm 1432
Ngọc Hoa Động Chủ đề
Di địch chi vi biên hoạn tự cổ hữu chi, Hán chi Hung Nô, Đường chi Đột Quyết, ngã Tây Việt chi mường Lễ chư man thị dã. Khoảnh do Trần Hồ suy chính, phiên thần bạt hỗ, Cát Hãn nữu ư cựu tập, phụ cố phất tuẫn, dư kim suất vãng chinh thủy lục tịnh tiến, nhất cử tựu binh, nhân tả nhất luật, khắc chi vu thạch, dĩ giới hậu thế man tù chi ngạnh hóa giả, vân:
Cuồng tặc cảm bô chu,
Biên manh cửu hễ tô.
Bạn thần tòng cổ hữu,
Hiểm địa tự kim vô.
Thảo mộc kinh phong hạc,
Sơn xuyen nhập bản đồ,
Đề thi khắc nham thạch,
Trấn ngã Việt Tây ngu.
Tân Hợi quý đông cát nhật
Ngọc Hoa Động Chủ đề.
Dịch nghĩa:
Dân di địch là mối họa ở vùng biên giới, từ cổ đã có, như Hung Nô đời Hán, Đột Quyết đời Đường và các tộc người man ở miền Tây nước Việt ta. Ít lâu do chính sự cuối đời Trần, Hồ suy yếu, bọn phiên thần hung hăng táo tợn, Cát Hãn khư khư giữ tật cũ, ngoan cố không sửa đổi. Nay ta đem quân tiến đánh, hai quân thủy bộ cùng tiến. Đánh một trận là dẹp yên ngay. Nhân làm một bài thơ luật, khắc vào đá núi để răn các tù trưởng đời sau ngang ngạnh phải tuân theo đức hóa.
Thơ rằng:
Giặc điên cuồng tránh sao khỏi sự trừng phạt,
Dân biên thùy từ lâu mong đợi được cứu sống.
Bề tôi làm phản từ xưa vẫn có
Đất hiểm trở từ nay chẳng còn
Gió thổi, hạc kêu, cũng làm cho giặc sợ hãi
Sông núi đất này vào chung một bản đồ.
Đề thơ khắc vào đá núi
Trấn giữ miền Tây nước Việt ta.
Ngày lành tháng cuối đông năm Tân Hợi (1/1432)
Ngọc Hoa Động Chủ đề
Dịch thơ:
Bọn giặc dữ tránh sao trừng phạt
Dân biên thùy khao khát chờ ta
Lạ chi thói kẻ gian tà
Từ nay đất hiểm hóa ra yên lành
Tiếng gió, hạc đủ kinh hồn giặc
Núi sông ta vào một bản đồ
Khắc trên đá núi bài thơ
Miền Tây nước Việt muôn thu vững vàng.
Ngày lành, tháng 1 năm 1432
Ngọc Hoa Động Chủ đề
Hà Hồng
Đánh giá bài viết