Lễ hội Phố hoa lần đầu được tổ chức tại Hà Nội
[03/01/2009 06:18 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(6688) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Đêm 31-1-2008, các đường phố chung quanh hồ Hoàn Kiếm đông đặc người, nhất là phố Đinh Tiên Hoàng và Vườn Hoa Lý Thái Tổ. Lần đầu UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ hội Phố hoa tại đây.
Trong lễ khai mạc, ban tổ chức đã sử dụng 999 quả bóng bay, kết thành nhiều chùm; 99 chiếc đèn kéo quân, 999 đèn hoa đăng rải trên mặt Hồ Gươm.
Theo ban tổ chức, có hằng trăm nghìn bông hoa các loại được chuyển đến đây: từ Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh ra; từ Sơn La, Lào Cai xuống; từ Trung Quốc, Thái Lan tới. Đó là hoa hồng môn, bắp cải, thủy tiên, cúc chi, cúc pinh - pông, nào hồng, đỗ quyên, mẫu đơn, thược dược, và cỏ lau.
Phố hoa được tổ chức tại phố Nguyễn Huệ ( TP Hồ Chí Minh) mỗi độ xuân về, thường chỉ bày bán các loại hoa. Lễ hội Phố hoa không chỉ có hoa mà còn có những sản phẩm thể hiện “ hoa tay ” của những nghệ nhân Hà Nội và cả nước.
"Phố cổ Hà Nội" dài 50m với 200 ngôi nhà cổ xưa được làm bằng gốm, gợi cho chúng ta nhớ đến những bức tranh phố của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái. Bộ sưu tập áo dài hoa được "may" từ sợi đay, dây lạt, cao-su và hoa cỏ khô tạo nên sự sang trọng nhưng gần gũi.
Các cô gái đứng xếp hàng để cố chụp được cảnh mình đứng cạnh chiếc xe đạp mây chở đầy hoa, tựa bên cây cột điện...Những sản phẩm độc đáo này được sắp đặt trong không gian thanh tao thường thấy ở Hà Nội xưa.
Cổng quạt hoa cao hơn 6m của nghệ nhân Lân Tuyết, con gái của người làm quạt nan nổi tiếng Đức Lân. Chị Lân Tuyết không dùng hoa tươi, mà dùng những chiếc quạt nan xinh xắn hình lá đề, mỗi chiếc tựa như một đóa hoa để kết nên chiếc cổng gợi nhớ một làng hoa Hà Nội lừng lẫy tiếng tăm.
Chiếc quạt hoa dựng ngay trước chiếc đồng hồ đếm ngược trong sân đền Bà Kiệu, cao tới 4,5m, đường kính 9m, nặng nửa tạ mà nhất mực thanh thoát.
Thềm tượng đài Lý Thái Tổ luôn có đông người xúm quanh đôi rồng đỏ dài chục mét, cao cỡ ba thân người. Để làm ra chúng, nghệ nhân hoa quốc tế Nguyễn Mạnh Hùng, người từng đoạt giải "Thiết kế hoa xuất sắc nhất thế giới" năm 2004 và tốp thợ, phải cất công kết hơn chục nghìn đóa hồng môn, tùy vị trí mà điểm thêm những cúc vàng, lá dứa chuyển về từ Đà Lạt, Lào Cai, Sơn La, Trung Quốc.
Hội đồng Biên tập Kỷ lục Việt Nam đã công bố quyết định công nhận kỷ lục đối với năm tác phẩm trưng bày trong Lễ hội Phố hoa Hà Nội 2008: "Đôi rồng hoa" và bộ sưu tập “Áo dài hoa” từ chất liệu thiên nhiên của nghệ nhân hoa quốc tế Nguyễn Mạnh Hùng; "Quạt hoa" do BTC và nghệ nhân Nguyễn Văn Mơ - Nguyễn Văn Bộ (làng quạt truyền thống Chàng Sơn) thực hiện; "Phố gốm" của tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn - làng gốm Bát Tràng; "Cổng quạt hoa" của nghệ nhân Lân Tuyết và BTC thực hiện.
Người Hà Nội quả là yêu và say cái đẹp. Đến phố cổ không chỉ có các bạn trẻ mà còn có cả người cao tuổi; không chỉ có người lớn mà có cả trẻ em. Mọi người thích thú được đứng chụp cạnh những sản phẩm dân dã đã được cách điệu nâng cấp ở mức độ nghệ thuật.
Thành công của ban tổ chức không chỉ thu hút sự quan tâm chú ý của mọi người mà quan trọng hơn là tôn vinh vẻ đẹp Việt từ chất liệu dân dã, ngần gũi với cuộc sống thường ngày.
Có lẽ đây là lần đầu tổ chức, được coi như bước thử nghiệm làm phố hoa vào năm 2010, do vậy còn nhiều sai sót, khiếm khuyết. Cảm tưởng của chúng tôi là đẹp thì có đẹp nhưng không sang trọng, chưa xứng tầm với vị thế đẹp giữa trung tâm thủ đô.
Tiểu không gian bày sản phẩm thì đẹp nhưng đại không gian thì “ nhem nhuốc ”. Đến phố hoa mà ta cứ ngỡ như đến một chợ huyện nào đấy. Hàng rong bày la liệt vỉa hè. Xe đạp bán bỏng ngô đứng đầy đường, người bán bóng bay đi công khai. Đội an ninh trật tự dẹp không xuể, chẳng khác nào đá ném ao bèo.
Chung quanh cây gạo, mọi người trải chiếu ngồi ăn mực nước, uống rượu. Không thiếu cảnh đêm khai mạc nhiều người còn nhảy vào khu trưng bày để ngắt hoa. Trừ đêm khai mạc, ngày thường, ban tổ chức vẫn cho xe đi vào khu vực phố hoa, do vậy cảnh huyên náo, ầm ĩ bởi tiếng xe cơ giới, còi ô –tô, xe máy. Điều này đã làm mất đi cảm giác thư giãn yên tĩnh cần có của phố hoa.
Mong sao từ lần sau không còn những cảnh như trên tiếp diễn trong Lễ hội phố hoa.
Bài và ảnh : Hà Hồng
Trong lễ khai mạc, ban tổ chức đã sử dụng 999 quả bóng bay, kết thành nhiều chùm; 99 chiếc đèn kéo quân, 999 đèn hoa đăng rải trên mặt Hồ Gươm.
Theo ban tổ chức, có hằng trăm nghìn bông hoa các loại được chuyển đến đây: từ Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh ra; từ Sơn La, Lào Cai xuống; từ Trung Quốc, Thái Lan tới. Đó là hoa hồng môn, bắp cải, thủy tiên, cúc chi, cúc pinh - pông, nào hồng, đỗ quyên, mẫu đơn, thược dược, và cỏ lau.
Phố hoa được tổ chức tại phố Nguyễn Huệ ( TP Hồ Chí Minh) mỗi độ xuân về, thường chỉ bày bán các loại hoa. Lễ hội Phố hoa không chỉ có hoa mà còn có những sản phẩm thể hiện “ hoa tay ” của những nghệ nhân Hà Nội và cả nước.
"Phố cổ Hà Nội" dài 50m với 200 ngôi nhà cổ xưa được làm bằng gốm, gợi cho chúng ta nhớ đến những bức tranh phố của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái. Bộ sưu tập áo dài hoa được "may" từ sợi đay, dây lạt, cao-su và hoa cỏ khô tạo nên sự sang trọng nhưng gần gũi.
Các cô gái đứng xếp hàng để cố chụp được cảnh mình đứng cạnh chiếc xe đạp mây chở đầy hoa, tựa bên cây cột điện...Những sản phẩm độc đáo này được sắp đặt trong không gian thanh tao thường thấy ở Hà Nội xưa.
Cổng quạt hoa cao hơn 6m của nghệ nhân Lân Tuyết, con gái của người làm quạt nan nổi tiếng Đức Lân. Chị Lân Tuyết không dùng hoa tươi, mà dùng những chiếc quạt nan xinh xắn hình lá đề, mỗi chiếc tựa như một đóa hoa để kết nên chiếc cổng gợi nhớ một làng hoa Hà Nội lừng lẫy tiếng tăm.
Chiếc quạt hoa dựng ngay trước chiếc đồng hồ đếm ngược trong sân đền Bà Kiệu, cao tới 4,5m, đường kính 9m, nặng nửa tạ mà nhất mực thanh thoát.
Thềm tượng đài Lý Thái Tổ luôn có đông người xúm quanh đôi rồng đỏ dài chục mét, cao cỡ ba thân người. Để làm ra chúng, nghệ nhân hoa quốc tế Nguyễn Mạnh Hùng, người từng đoạt giải "Thiết kế hoa xuất sắc nhất thế giới" năm 2004 và tốp thợ, phải cất công kết hơn chục nghìn đóa hồng môn, tùy vị trí mà điểm thêm những cúc vàng, lá dứa chuyển về từ Đà Lạt, Lào Cai, Sơn La, Trung Quốc.
Hội đồng Biên tập Kỷ lục Việt Nam đã công bố quyết định công nhận kỷ lục đối với năm tác phẩm trưng bày trong Lễ hội Phố hoa Hà Nội 2008: "Đôi rồng hoa" và bộ sưu tập “Áo dài hoa” từ chất liệu thiên nhiên của nghệ nhân hoa quốc tế Nguyễn Mạnh Hùng; "Quạt hoa" do BTC và nghệ nhân Nguyễn Văn Mơ - Nguyễn Văn Bộ (làng quạt truyền thống Chàng Sơn) thực hiện; "Phố gốm" của tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn - làng gốm Bát Tràng; "Cổng quạt hoa" của nghệ nhân Lân Tuyết và BTC thực hiện.
Người Hà Nội quả là yêu và say cái đẹp. Đến phố cổ không chỉ có các bạn trẻ mà còn có cả người cao tuổi; không chỉ có người lớn mà có cả trẻ em. Mọi người thích thú được đứng chụp cạnh những sản phẩm dân dã đã được cách điệu nâng cấp ở mức độ nghệ thuật.
Thành công của ban tổ chức không chỉ thu hút sự quan tâm chú ý của mọi người mà quan trọng hơn là tôn vinh vẻ đẹp Việt từ chất liệu dân dã, ngần gũi với cuộc sống thường ngày.
Có lẽ đây là lần đầu tổ chức, được coi như bước thử nghiệm làm phố hoa vào năm 2010, do vậy còn nhiều sai sót, khiếm khuyết. Cảm tưởng của chúng tôi là đẹp thì có đẹp nhưng không sang trọng, chưa xứng tầm với vị thế đẹp giữa trung tâm thủ đô.
Tiểu không gian bày sản phẩm thì đẹp nhưng đại không gian thì “ nhem nhuốc ”. Đến phố hoa mà ta cứ ngỡ như đến một chợ huyện nào đấy. Hàng rong bày la liệt vỉa hè. Xe đạp bán bỏng ngô đứng đầy đường, người bán bóng bay đi công khai. Đội an ninh trật tự dẹp không xuể, chẳng khác nào đá ném ao bèo.
Chung quanh cây gạo, mọi người trải chiếu ngồi ăn mực nước, uống rượu. Không thiếu cảnh đêm khai mạc nhiều người còn nhảy vào khu trưng bày để ngắt hoa. Trừ đêm khai mạc, ngày thường, ban tổ chức vẫn cho xe đi vào khu vực phố hoa, do vậy cảnh huyên náo, ầm ĩ bởi tiếng xe cơ giới, còi ô –tô, xe máy. Điều này đã làm mất đi cảm giác thư giãn yên tĩnh cần có của phố hoa.
Mong sao từ lần sau không còn những cảnh như trên tiếp diễn trong Lễ hội phố hoa.
Bài và ảnh : Hà Hồng
Đánh giá bài viết