Lệnh cấm bán hàng rong bị 'vô hiệu hoá'
[08/01/2009 06:21 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(6981) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Những ngày “Lễ hội Phố hoa” tại phố Đinh Tiên Hoàng ( từ tối 31-12-2008 đến 4-1-2009) đã để lại nhiều lời khen nhưng cũng lắm lời chê.
Một trong những điều người đến đây chê đó là lệnh cấm bán hàng rong chung quanh hồ Hoàn Kiếm bị “vô hiệu hoá”.
Đi xem hoa, cây cảnh, vật trưng bày trên phố, chúng tôi thấy sực nức mùi thơm. Không phải mùi thơm của hoa mà là mùi của bơ. Mùi này phát ra từ hằng chục chiếc xe đạp với tủ kính di động. Trong đó có nồi rang bỏng ngô trộn với bơ.
Một mùi đặc chưng khác cũng thường thấy ở những khu vực chợ quê đó là mùi mực nướng. Nay ở “ Lễ hội Phố hoa” cũng có mùi này. Mùi nước hoa đắt tiền của các cô gái đi xem phố hoa không át được mùi mực nướng.
Người đi xem thường bị những người bán bóng bay che khuất tầm nhìn, hoặc bị xô đẩy khi họ chạy trốn nhân viên an ninh trật tự.
Nhiều người không chạy kịp bị đưa lên xe về đồn công an. Tuy vậy khi xe của công an, đội an ninh trật tự đi khỏi, họ lại tràn ra đầy đường.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên, đó là công tác bảo đảm an ninh trật tự không tốt, trong đó có một phần khuyết điểm của ban tổ chức.
Nếu ban tổ chức rút ngắn thời gian “Lễ hội Phố hoa” đồng thời không cho ô –tô, xe máy đi trên đường Đinh Tiên Hoàng; ngăn chặn từ xa, không cho những người bán hàng rong vào khu vực phố hoa, mới có khả năng kiểm soát được tình hình.
Ngay bên gốc cây gạo, chúng tôi thấy một nét duyên dáng chợ quê xuất hiện, khi có một chiếc bàn tre bày bán bánh cốm, bỏng ngô, đứng đằng sau là một cô gái trẻ mặc áo tứ thân. Từ ý tưởng này, ban tổ chức có thể khoanh hẳn một vùng để tái hiện cảnh bán hàng rong ngày xưa (ở mức nghệ thuật ). Không để tình trạng quá “dân dã” như những hình ảnh mà chúng tôi xin giới thiệu với các bạn cùng với bài viết này.
Việc tổ chức phố hoa lần này sẽ là cơ hội tốt cho ban tổ chức rút kinh nghiệm không để lệnh cấm bán hàng rong bị “ vô hiệu hoá ”, đồng thời làm cho “phố hoa” ( nếu tiếp tục tổ chức vào năm tới ) sạch hơn, sang trọng hơn, sâu lắng hơn vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Bài và ảnh: Hà Hồng
Một trong những điều người đến đây chê đó là lệnh cấm bán hàng rong chung quanh hồ Hoàn Kiếm bị “vô hiệu hoá”.
Đi xem hoa, cây cảnh, vật trưng bày trên phố, chúng tôi thấy sực nức mùi thơm. Không phải mùi thơm của hoa mà là mùi của bơ. Mùi này phát ra từ hằng chục chiếc xe đạp với tủ kính di động. Trong đó có nồi rang bỏng ngô trộn với bơ.
Một mùi đặc chưng khác cũng thường thấy ở những khu vực chợ quê đó là mùi mực nướng. Nay ở “ Lễ hội Phố hoa” cũng có mùi này. Mùi nước hoa đắt tiền của các cô gái đi xem phố hoa không át được mùi mực nướng.
Người đi xem thường bị những người bán bóng bay che khuất tầm nhìn, hoặc bị xô đẩy khi họ chạy trốn nhân viên an ninh trật tự.
Nhiều người không chạy kịp bị đưa lên xe về đồn công an. Tuy vậy khi xe của công an, đội an ninh trật tự đi khỏi, họ lại tràn ra đầy đường.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên, đó là công tác bảo đảm an ninh trật tự không tốt, trong đó có một phần khuyết điểm của ban tổ chức.
Nếu ban tổ chức rút ngắn thời gian “Lễ hội Phố hoa” đồng thời không cho ô –tô, xe máy đi trên đường Đinh Tiên Hoàng; ngăn chặn từ xa, không cho những người bán hàng rong vào khu vực phố hoa, mới có khả năng kiểm soát được tình hình.
Ngay bên gốc cây gạo, chúng tôi thấy một nét duyên dáng chợ quê xuất hiện, khi có một chiếc bàn tre bày bán bánh cốm, bỏng ngô, đứng đằng sau là một cô gái trẻ mặc áo tứ thân. Từ ý tưởng này, ban tổ chức có thể khoanh hẳn một vùng để tái hiện cảnh bán hàng rong ngày xưa (ở mức nghệ thuật ). Không để tình trạng quá “dân dã” như những hình ảnh mà chúng tôi xin giới thiệu với các bạn cùng với bài viết này.
Việc tổ chức phố hoa lần này sẽ là cơ hội tốt cho ban tổ chức rút kinh nghiệm không để lệnh cấm bán hàng rong bị “ vô hiệu hoá ”, đồng thời làm cho “phố hoa” ( nếu tiếp tục tổ chức vào năm tới ) sạch hơn, sang trọng hơn, sâu lắng hơn vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Bài và ảnh: Hà Hồng
Đánh giá bài viết