'Hồng nhan' phố Hàng Trống
[18/02/2009 05:46 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(7089) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Đã thành thường lệ, mỗi tuần, vài ba buổi, chúng tôi lại đến quán phở số 69 phố Hàng Trống để ăn phở bò. Sau đó sang đường, ngồi uống nước chè vỉa hè, ngay trước cửa nhà số 82, cửa đền Hàng Trống, hay còn gọi là đền Đông Hương, thờ một đào nương tài sắc vẹn toàn.
Lần này ngồi uống nước chè chén chúng tôi ngồi cạnh một bác chừng 75 tuổi, tóc bạc, đội mũ phớt, tay cầm ba-tong. Bên chén nước chè bốc khói nghi ngút trong tiết trời giá lạnh, chúng tôi được nghe bác kể câu chuyện về một “ hồng nhan” của phố Hàng Trống. Không phải người con gái được thờ trong đền Đông Hương mà là một người con gái khác, nhà ở xế ngã ba Hàng Trồng, Bảo Khánh này.
Đó là nữ thi sĩ Vân Đài (19-1-1903, 31-10-1964). Một người con gái Hà Nội được Nguyễn Công Hoan ca ngợi khi nói chuyện với một người bạn ( vì có một thời Nguyễn Công Hoan ở trọ một nhà trên phố Hàng Trống): Con Minh (nhà thơ Vân Đài tên thật là Đào Thị Minh) và hai em nhà nó đẹp nhất phố Hàng Trống, nhất cả Hà Nội cũng nên. Đuôi chúng nó dài lắm. Tớ có sắp hàng thì cũng phải đứng vào loại ngoài rìa hàng tá, ăn thua ... gì !( ý nói nếu có yêu Vân Đài)
Chẳng biết duyên số thế nào mà người con gái “đẹp nhất Hà Nội cũng nên” ấy lại yêu một chàng sinh viên quê ở Trà Vinh ra Hà Nội học trường thuốc. Rồi nàng bỏ nhà theo chàng vào nam. Trước việc làm đó của Vân Đài, gia đình chị đã từ bỏ đứa con mà họ cho là bất hiếu.
Cuộc tình lãng mạn đó kéo dài chỉ được 13 năm, rồi "Anh đi đường anh, tôi đường tôi. Tình nghĩa đôi ta có thế thôi” (Thế Lữ) . Hai người chia tay khi đã có bốn người con. Hai con lớn ở lại với cha. Một con trai thứ ba và cô gái út còn trứng nước cùng mẹ trở ra Hà Nội. Lúc đó Vân Đài 31 tuổi.
Bốn năm sau, Vân Đài tái giá với Nguyễn Khắc Tường, một công chức chuyên viên ngành vô tuyến điện. Anh Tường goá vợ. Cuộc tình duyên của anh chị đã toàn vẹn đến trọn đời.
Vân Đài làm thơ từ nhỏ, là một trong 46 thi nhân được Hoài Thanh và Hoài Chân tinh tuyển trong tập Thi nhân Việt Nam, xuất bản năm 1942. Tham gia kháng chiến, Vân Đài được kết nạp vào Đảng, công tác trong Ban văn nghệ liên khu 1 và viết các báo: Xông pha, Bắc Sơn, Quân Tiên Phong. Sau năm 1954, Vân Đài làm báo Phụ nữ Việt Nam, báo Văn Nghệ. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Ngoài làm thơ, Vân Đài còn viết chung với bà Hằng Phương một cuốn sách về ẩm thực, nấu nướng các món ăn dân tộc được giới nội trợ ưa thích.
Nói về thơ của bà trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh viết : "Thơ Vân Đài bao giờ cũng nhẹ nhàng êm ái. Ít khi tiếng Nam có vị ngọt ngào như thế…"
Là người sinh ra ở phố Hàng Trồng, do vậy Vân Đài nhớ rất nhiều kỷ niệm liên quan hồ Hoàn Kiếm. Vân Đài kể: Chị em chúng tôi thường rửa rau vo gạo, giặt giũ ở cái cầu ván bắc ra hồ đầu ngõ Bảo Khánh bấy giờ. Những tối sáng trăng còn ra hồ tắm. Bấy giờ, những bụi cúc tần phủ dây tơ hồng vàng rượi cả một mé bờ hồ bên này. Ở bờ hồ chỗ phố Hàng Trống nhìn xuống, vào những đầu mùa hạ và tháng bảy, hàng phố làm lễ kỳ yên, cúng chúng sinh, khói vàng mã bốc lên như cháy hồ.
Một cơn gió lạnh ào tới. Ông cụ kéo cổ áo, chỉnh chiếc mũ phớt đội trên đầu, cầm ba-tong, đứng dậy. Trước khi đi về ông nói: hôm sau tôi lại kể cho các chú nghe những câu chuyện lý thú ở phố Hàng Trống này ngày xưa.
Hà Hồng
Lần này ngồi uống nước chè chén chúng tôi ngồi cạnh một bác chừng 75 tuổi, tóc bạc, đội mũ phớt, tay cầm ba-tong. Bên chén nước chè bốc khói nghi ngút trong tiết trời giá lạnh, chúng tôi được nghe bác kể câu chuyện về một “ hồng nhan” của phố Hàng Trống. Không phải người con gái được thờ trong đền Đông Hương mà là một người con gái khác, nhà ở xế ngã ba Hàng Trồng, Bảo Khánh này.
Đó là nữ thi sĩ Vân Đài (19-1-1903, 31-10-1964). Một người con gái Hà Nội được Nguyễn Công Hoan ca ngợi khi nói chuyện với một người bạn ( vì có một thời Nguyễn Công Hoan ở trọ một nhà trên phố Hàng Trống): Con Minh (nhà thơ Vân Đài tên thật là Đào Thị Minh) và hai em nhà nó đẹp nhất phố Hàng Trống, nhất cả Hà Nội cũng nên. Đuôi chúng nó dài lắm. Tớ có sắp hàng thì cũng phải đứng vào loại ngoài rìa hàng tá, ăn thua ... gì !( ý nói nếu có yêu Vân Đài)
Chẳng biết duyên số thế nào mà người con gái “đẹp nhất Hà Nội cũng nên” ấy lại yêu một chàng sinh viên quê ở Trà Vinh ra Hà Nội học trường thuốc. Rồi nàng bỏ nhà theo chàng vào nam. Trước việc làm đó của Vân Đài, gia đình chị đã từ bỏ đứa con mà họ cho là bất hiếu.
Cuộc tình lãng mạn đó kéo dài chỉ được 13 năm, rồi "Anh đi đường anh, tôi đường tôi. Tình nghĩa đôi ta có thế thôi” (Thế Lữ) . Hai người chia tay khi đã có bốn người con. Hai con lớn ở lại với cha. Một con trai thứ ba và cô gái út còn trứng nước cùng mẹ trở ra Hà Nội. Lúc đó Vân Đài 31 tuổi.
Bốn năm sau, Vân Đài tái giá với Nguyễn Khắc Tường, một công chức chuyên viên ngành vô tuyến điện. Anh Tường goá vợ. Cuộc tình duyên của anh chị đã toàn vẹn đến trọn đời.
Vân Đài làm thơ từ nhỏ, là một trong 46 thi nhân được Hoài Thanh và Hoài Chân tinh tuyển trong tập Thi nhân Việt Nam, xuất bản năm 1942. Tham gia kháng chiến, Vân Đài được kết nạp vào Đảng, công tác trong Ban văn nghệ liên khu 1 và viết các báo: Xông pha, Bắc Sơn, Quân Tiên Phong. Sau năm 1954, Vân Đài làm báo Phụ nữ Việt Nam, báo Văn Nghệ. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Ngoài làm thơ, Vân Đài còn viết chung với bà Hằng Phương một cuốn sách về ẩm thực, nấu nướng các món ăn dân tộc được giới nội trợ ưa thích.
Nói về thơ của bà trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh viết : "Thơ Vân Đài bao giờ cũng nhẹ nhàng êm ái. Ít khi tiếng Nam có vị ngọt ngào như thế…"
Là người sinh ra ở phố Hàng Trồng, do vậy Vân Đài nhớ rất nhiều kỷ niệm liên quan hồ Hoàn Kiếm. Vân Đài kể: Chị em chúng tôi thường rửa rau vo gạo, giặt giũ ở cái cầu ván bắc ra hồ đầu ngõ Bảo Khánh bấy giờ. Những tối sáng trăng còn ra hồ tắm. Bấy giờ, những bụi cúc tần phủ dây tơ hồng vàng rượi cả một mé bờ hồ bên này. Ở bờ hồ chỗ phố Hàng Trống nhìn xuống, vào những đầu mùa hạ và tháng bảy, hàng phố làm lễ kỳ yên, cúng chúng sinh, khói vàng mã bốc lên như cháy hồ.
Một cơn gió lạnh ào tới. Ông cụ kéo cổ áo, chỉnh chiếc mũ phớt đội trên đầu, cầm ba-tong, đứng dậy. Trước khi đi về ông nói: hôm sau tôi lại kể cho các chú nghe những câu chuyện lý thú ở phố Hàng Trống này ngày xưa.
Hà Hồng
Đánh giá bài viết