Không nên xây đền sau tượng vua Lý Công Uẩn
[08/03/2009 09:07 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(4959) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Trong thời gian gần đây, một vấn đề được nhiều người chú ý đó là việc dự kiến xây đền thờ vua Lý Công Uẩn trên vị trí nhà Kèn sau tượng vua Lý Công Uẩn. Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn diễn biến sự việc nêu trên và ý kiến của các nhà khoa học, cán bộ quản lý.
Chủ trương xây dựng Đền thờ Lý Thái Tổ nằm trong danh mục các công trình hướng tới Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Theo kế hoạch số 12/KH-UBND của UBND thành phố, mục tiêu phải hoàn thành công trình vào quý II/2010. UBND TP. Hà Nội đã có văn bản giao Sở VH-TT và DL làm chủ đầu tư công trình này.
Cách đây ba năm, khi ý tưởng này xuất hiện, nó đã không nhận được ý kiến đồng thuận của nhiều nhà khoa học, nhà văn hoá và các kiến trúc sư. Tại cuộc hội thảo lấy ý kiến các nhà chuyên môn vào đầu tháng 12/2008, các đại biểu đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về địa điểm dự kiến xây dựng đền vua Lý Công Uẩn tại khu Hoàng thành Thăng Long, vườn hoa Mai Xuân Thưởng, vườn hoa Lý Thái Tổ, quảng trường Nhà hát Lớn, bán đảo Hồ Tây, vườn Bách Thảo...
Quan điểm của Sở VH-TT và DL: “Vườn hoa Lý Thái Tổ là vị trí mang tính khả thi, được nhiều ý kiến đồng tình xây dựng đền thờ Đức vua Lý Thái Tổ”.
Quan điểm của các đại biểu dự hội thảo:
- Hà Nội nên kết hợp với Bắc Ninh để đầu tư kinh phí tôn tạo khu đền Đô thì hơn”
- Nên tìm một địa điểm mới để xây hơn là xây ở khu vực vườn hoa, vì nó sẽ bị “cọc cạch” ”.
- Nguyên tắc tôn vinh một nhân vật lịch sử là phải thể hiện công trình tôn vinh đó ở đúng chỗ hoặc nơi liên quan mật thiết hoặc trực tiếp đến cuộc đời nhân vật. Xây mới một ngôi đền trong thời hiện đại không chỉ lệch bước sóng thời gian về văn hóa mà còn là phân biệt đối xử với các danh nhân.
- Theo tập quán truyền thống, đền thờ các vị vua không đặt tại kinh đô mà đặt ở quê. Ví như triều Lê thì ở Lam Kinh (Thanh Hóa), triều Trần thì ở Thiên Trường (Nam Định), triều Lý thì ở Kinh Bắc (Bắc Ninh). Trên mảnh đất Hà Nội, từng là Thăng Long dường như không thấy có đền thờ các vị tiên đế của các triều Lý, Trần, Lê...
- Đã là đền thờ thì phải có tượng thờ, ngồi trên ngai, người thờ phải là thánh, mắt phải quắc, hai tay phải để trên ngai. Nếu làm đền ở đó, sẽ phải có tượng cụ Lý Thái Tổ ngồi trong đền. Chả nhẽ ta lại có cụ Lý Thái Tổ ngồi nhìn lưng cụ Lý Thái Tổ đứng? Đừng để khi người dân thắp hương vái cụ ngôi trong đền thì phải chổng lưng vào cụ đứng. Nếu không có tượng cụ ngồi trong ngai thì không phải đền thờ. Chỉ có bài vị thì là đình, còn không nữa thì phải là miếu. Không thể làm đình, miếu thờ cụ Lý Thái Tổ được.
Chúng tôi cũng thống nhất với ý kiến nói trên là không xây dựng đền vua Lý Công Uẩn tại khu vực nhà Kèn vì làm như vậy sẽ phá vỡ không gian kiến trúc đã được chấp nhận trong hằng chục năm qua. Hơn nữa nếu xây đền ở đây sẽ tạo cảm giác bức bối, không hoành tráng vì diện tích đền quá chật chội.
Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu với các bạn bức tranh toàn cảnh vị trí nhà Kèn nơi dự kiến xây dựng đền vua Lý Công Uẩn.
Hà Hồng
Chủ trương xây dựng Đền thờ Lý Thái Tổ nằm trong danh mục các công trình hướng tới Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Theo kế hoạch số 12/KH-UBND của UBND thành phố, mục tiêu phải hoàn thành công trình vào quý II/2010. UBND TP. Hà Nội đã có văn bản giao Sở VH-TT và DL làm chủ đầu tư công trình này.
Cách đây ba năm, khi ý tưởng này xuất hiện, nó đã không nhận được ý kiến đồng thuận của nhiều nhà khoa học, nhà văn hoá và các kiến trúc sư. Tại cuộc hội thảo lấy ý kiến các nhà chuyên môn vào đầu tháng 12/2008, các đại biểu đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về địa điểm dự kiến xây dựng đền vua Lý Công Uẩn tại khu Hoàng thành Thăng Long, vườn hoa Mai Xuân Thưởng, vườn hoa Lý Thái Tổ, quảng trường Nhà hát Lớn, bán đảo Hồ Tây, vườn Bách Thảo...
Quan điểm của Sở VH-TT và DL: “Vườn hoa Lý Thái Tổ là vị trí mang tính khả thi, được nhiều ý kiến đồng tình xây dựng đền thờ Đức vua Lý Thái Tổ”.
Quan điểm của các đại biểu dự hội thảo:
- Hà Nội nên kết hợp với Bắc Ninh để đầu tư kinh phí tôn tạo khu đền Đô thì hơn”
- Nên tìm một địa điểm mới để xây hơn là xây ở khu vực vườn hoa, vì nó sẽ bị “cọc cạch” ”.
- Nguyên tắc tôn vinh một nhân vật lịch sử là phải thể hiện công trình tôn vinh đó ở đúng chỗ hoặc nơi liên quan mật thiết hoặc trực tiếp đến cuộc đời nhân vật. Xây mới một ngôi đền trong thời hiện đại không chỉ lệch bước sóng thời gian về văn hóa mà còn là phân biệt đối xử với các danh nhân.
- Theo tập quán truyền thống, đền thờ các vị vua không đặt tại kinh đô mà đặt ở quê. Ví như triều Lê thì ở Lam Kinh (Thanh Hóa), triều Trần thì ở Thiên Trường (Nam Định), triều Lý thì ở Kinh Bắc (Bắc Ninh). Trên mảnh đất Hà Nội, từng là Thăng Long dường như không thấy có đền thờ các vị tiên đế của các triều Lý, Trần, Lê...
- Đã là đền thờ thì phải có tượng thờ, ngồi trên ngai, người thờ phải là thánh, mắt phải quắc, hai tay phải để trên ngai. Nếu làm đền ở đó, sẽ phải có tượng cụ Lý Thái Tổ ngồi trong đền. Chả nhẽ ta lại có cụ Lý Thái Tổ ngồi nhìn lưng cụ Lý Thái Tổ đứng? Đừng để khi người dân thắp hương vái cụ ngôi trong đền thì phải chổng lưng vào cụ đứng. Nếu không có tượng cụ ngồi trong ngai thì không phải đền thờ. Chỉ có bài vị thì là đình, còn không nữa thì phải là miếu. Không thể làm đình, miếu thờ cụ Lý Thái Tổ được.
Chúng tôi cũng thống nhất với ý kiến nói trên là không xây dựng đền vua Lý Công Uẩn tại khu vực nhà Kèn vì làm như vậy sẽ phá vỡ không gian kiến trúc đã được chấp nhận trong hằng chục năm qua. Hơn nữa nếu xây đền ở đây sẽ tạo cảm giác bức bối, không hoành tráng vì diện tích đền quá chật chội.
Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu với các bạn bức tranh toàn cảnh vị trí nhà Kèn nơi dự kiến xây dựng đền vua Lý Công Uẩn.
Hà Hồng
Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan | Bài viết ngẫu nhiên |
Không tìm thấy bài viết liên quan | Cây thế Vùng đất văn hóa Hồ Gươm:... Xuân và bầy trẻ nhỏ Sinh nhật lần thứ ba Câu ... Những người bạn của '... Nạn trộm nắp cống đã lan ... Việt Nam nhất bảng A Hồ Hoàn Kiếm có hai cây M... Một đêm ở Tháp Rùa Vị nhân sĩ đặt tên cho cá... |