Quán cà-phê Văn hoá Việt
[17/05/2009 03:59 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(6047) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Từ đầu năm đến nay khi Cục Văn hoá thông tin cơ sở chuyển đi nhường chỗ cho Nhà hát ca múa kịch ( Nhà Khai trí tiến đức cũ ), Quán cà- phê Văn hoá việt ở sân sau cũng bị đóng cửa.
Phải nói rằng Quán cà - phê Văn hoá Việt là một trong những địa điểm lý tưởng để ngắm hồ Hoàn Kiếm, để chúng tôi nói chuyện về văn hoá người Hà Nội. Cách bài trí của quán có tính thẩm mỹ cao. Chiếc cối đá, vại nước, cầu đá, cá vàng bơi...gợi ta nhớ về những kỷ niệm xa thương.
Cuối tháng 4-2009, những người miền nam tập kết ra bắc đã có cuộc gặp mặt cảm động ở đây.
Ngày đó Câu lạc bộ Thống nhất dành cho những người miền nam ra tập kết đặt tại đây. Vào ngày chủ nhật, mọi người ở các nơi lại tụ tập về đây để tìm kiếm đồng hương, đọc báo, tập văn nghệ, đánh bóng bàn, nhất là đánh cờ tướng ngoài trời.
Chúng tôi còn nhớ chiếc bàn cờ tướng được dựng lên ngay giữa sân khấu. Hai người ngồi đánh cờ bên trong, đi được nước cờ nào thì có một người cầm mi-crô xướng to lên để cho người ngoài được biết. Bên bàn cờ to, có một người cầm cái sào dài nhấc quân cờ tương ứng. Người xem ngồi trên hàng ghế xi-măng ngoài trời.
Vào ngày lễ tết, khu vườn phía tượng vua Lê được dùng làm chỗ chơi ném bóng, ném vòng. Thời đó khu tượng Vua Lê bị bỏ hoang, cửa sắt thường xuyên đóng chặt, bên phải cửa từ phía ngoài nhìn vào là một cái bốt điện to. Lá cây sấu khu tượng Vua Lê rụng đầy sân có khi dầy đến 20 cm.
Chính tại Quán cà-phê Văn hoá Việt này chúng tôi đã “mối lái” cho hai bạn trẻ nhưng không thành. Bạn trai là cán bộ Viện Khí tượng Thuỷ Văn, người chuyên đi thuyền, thả bóng bay ở giữa hồ vào dịp lễ, Tết. Bạn gái là cô thu cước điện thoại khu vực phố Hàng Trống.
Chúng tôi có người bạn học từ hồi lớp ba, đó là anh Phùng, cán bộ của Cục Thông tin Văn hoá cơ sở. Do vậy hay cùng anh gọi các bạn học từ hồi lớp ba trường Tô Hiệu (nay là Trung tâm đào tạo Nghề quận Hoàn Kiếm ở phố Quán Sứ ) ra đây uống cà - phê. Trong đó có Long, chủ cửa hàng ăn ở phố Bảo Khánh, Tâm phó giám đốc một sân gôn ở Đông Anh, Lan kiến trúc sư...
Tại quán ca-phê Văn hoá Việt, chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ với anh lái xe ôm trước cổng đền Ngọc Sơn ( người nghệ sĩ đoàn kịch mà chúng tôi đã có dịp kể với các bạn). Và gặp hai phóng viên Đài truyền hình Hà Nội là Thuỷ và Thăng đang ấp ủ một kịch bản phim văn hoá người Hà Nội với tâm điểm tại hồ Hoàn Kiếm.
Quán cà-phê Văn hoá Việt nay không còn, nhưng đã để lại cho chúng tôi nhiều kỷ niệm./.
Hà Hồng
Phải nói rằng Quán cà - phê Văn hoá Việt là một trong những địa điểm lý tưởng để ngắm hồ Hoàn Kiếm, để chúng tôi nói chuyện về văn hoá người Hà Nội. Cách bài trí của quán có tính thẩm mỹ cao. Chiếc cối đá, vại nước, cầu đá, cá vàng bơi...gợi ta nhớ về những kỷ niệm xa thương.
Cuối tháng 4-2009, những người miền nam tập kết ra bắc đã có cuộc gặp mặt cảm động ở đây.
Ngày đó Câu lạc bộ Thống nhất dành cho những người miền nam ra tập kết đặt tại đây. Vào ngày chủ nhật, mọi người ở các nơi lại tụ tập về đây để tìm kiếm đồng hương, đọc báo, tập văn nghệ, đánh bóng bàn, nhất là đánh cờ tướng ngoài trời.
Chúng tôi còn nhớ chiếc bàn cờ tướng được dựng lên ngay giữa sân khấu. Hai người ngồi đánh cờ bên trong, đi được nước cờ nào thì có một người cầm mi-crô xướng to lên để cho người ngoài được biết. Bên bàn cờ to, có một người cầm cái sào dài nhấc quân cờ tương ứng. Người xem ngồi trên hàng ghế xi-măng ngoài trời.
Vào ngày lễ tết, khu vườn phía tượng vua Lê được dùng làm chỗ chơi ném bóng, ném vòng. Thời đó khu tượng Vua Lê bị bỏ hoang, cửa sắt thường xuyên đóng chặt, bên phải cửa từ phía ngoài nhìn vào là một cái bốt điện to. Lá cây sấu khu tượng Vua Lê rụng đầy sân có khi dầy đến 20 cm.
Chính tại Quán cà-phê Văn hoá Việt này chúng tôi đã “mối lái” cho hai bạn trẻ nhưng không thành. Bạn trai là cán bộ Viện Khí tượng Thuỷ Văn, người chuyên đi thuyền, thả bóng bay ở giữa hồ vào dịp lễ, Tết. Bạn gái là cô thu cước điện thoại khu vực phố Hàng Trống.
Chúng tôi có người bạn học từ hồi lớp ba, đó là anh Phùng, cán bộ của Cục Thông tin Văn hoá cơ sở. Do vậy hay cùng anh gọi các bạn học từ hồi lớp ba trường Tô Hiệu (nay là Trung tâm đào tạo Nghề quận Hoàn Kiếm ở phố Quán Sứ ) ra đây uống cà - phê. Trong đó có Long, chủ cửa hàng ăn ở phố Bảo Khánh, Tâm phó giám đốc một sân gôn ở Đông Anh, Lan kiến trúc sư...
Tại quán ca-phê Văn hoá Việt, chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ với anh lái xe ôm trước cổng đền Ngọc Sơn ( người nghệ sĩ đoàn kịch mà chúng tôi đã có dịp kể với các bạn). Và gặp hai phóng viên Đài truyền hình Hà Nội là Thuỷ và Thăng đang ấp ủ một kịch bản phim văn hoá người Hà Nội với tâm điểm tại hồ Hoàn Kiếm.
Quán cà-phê Văn hoá Việt nay không còn, nhưng đã để lại cho chúng tôi nhiều kỷ niệm./.
Hà Hồng
Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan | Bài viết ngẫu nhiên |
Không tìm thấy bài viết liên quan | Vỡ ghế này thì thay bằng ... Nạn trộm nắp cống đã lan ... Quy định mới ở Đền Ngọc S... Tổ quốc Cụ Rùa nổi ngày 21-12-200... Hà Nội - những tháng ngày... Cụ Rùa nổi liên tục 13 lầ... Xác định được giới tính v... Lễ hội giao lưu văn hóa N... Chuẩn bị cho lễ mở màn |