Núi chầu, sông tụ
[16/09/2009 11:49 | Phóng sự - Tản mạn | Nhận xét(0) | Đọc(10681) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Thật ngỡ ngày khi lần đầu chúng tôi được chứng kiến hiện tượng kỳ thú trong thiên nhiên: những đám mây hình vẩy rồng xuất hiện trên bầu trời phía Tây Hà Nội, ngày 20 -8-2009.
Đứng ở sân bay trực thăng, trên nóc Khách sạn Mellia, chúng tôi có thể chụp ảnh toàn cảnh Hà Nội. Thỉnh thoảng có những đợt gió mạnh ào tới, có cảm giác như được bốc lên cao, nhìn rõ hơn mảnh đất thế “ rồng cuộn, hổ ngồi ”, “ tựa sông, nhìn núi ”, nơi 1000 năm trước đó Vua Lý Công Uẩn gọi là “ Kinh đô của muôn đời”.
Trong chiều hoàng hôn, khi mặt trời chuẩn bị dấu mặt dưới những dặng núi, ta có thể thấy mở ảo những dãy núi chạy theo hướng từ tây bắc sang đông nam như Hoàng Liên Sơn, dãy núi con voi, cao nguyên Mộc Châu, rồi những dải núi thành hình cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Chiều... đều chầu về đất Thăng Long. Nhờ có thế núi chầu như vậy mà gió từ đại ngàn phía tây, tây bắc, và bắc được dẫn về vùng đất “ kinh đô của muôn đời ”.
Những dòng sông Chảy, sông Lô, sông Cấm, sông Hồng, sông Đà chảy chủ yếu theo hướng từ tây bắc xuống đông nam, rồi tụ lại ở Việt Trì. Từ đây lòng sông mở rộng như dải lụa ôm lấy mảnh đất Hà Nội.
Điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy đã khiến dân cư nơi đây ngày càng đông đúc. Nhiều người tài đã đến mảnh đất Thăng Long và cũng chính mảnh đất này đã sản sinh ra nhiều người tài cho đất nước, đúng là: “ Tụ thuỷ, tụ nhân”.
Đầu Tháng 9-2009, chúng tôi theo chân một đoàn cán bộ của Bộ Ngoại Giao, Ban Tôn giáo Chính phủ, khách du lịch Hàn Quốc đến xem một buổi lên đồng ở đền An Thọ (đầu đường Yên Phụ, Quận Hồ Tây Hồ). Tại đây chúng tôi được Cậu Tiến đọc cho nghe một bài thơ có từ năm 1300. Bài thơ có đoạn: “Hào khí Đông A/ Sơn Hà Tứ Huyệt/...”. Theo đó, nước ta có bốn đại trọng huyệt bao gồm : Hồ Tây, Hồ Lục Thuỷ (Hoàn Kiếm), Chùa Hương và Lục Đầu Giang ( Bắc Giang ).
Hằng ngày, sau một ngày làm việc, chúng tôi thường đi dạo quanh hồ, nơi “ lắng hồn núi sông” để được tận hưởng những làn gió mát từ đại ngàn thổi tới. Tiếng lá rì rào kể những câu chuyện khi hồ tách ra từ sông Nhĩ Hà, nối với Hồ tây qua một loạt hồ nhỏ trong khu phố cổ, phố cũ từ hằng trăm năm trước.
Rồi đến những câu chuyện người Hà Nội đứng lên đánh quân Pháp vào những năm 1873, 1883, và những ngày “ Hà Nội mùa đông năm 1946”.
Dòng người đổ ra hồ hân hoan, reo hò: miền nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, vào ngày 30-4-1975... Và ngày 20-8-2009, gió từ đại ngàn thổi tới đã kết tinh thành từng đám mây hình vẩy rồng bay ngang qua bầu trời hồ Hoàn Kiếm.
Người Hà Nội tích tụ, duy trì được những đức tính quý báu: Yêu cái đẹp, làm việc thiện, trọng việc nghĩa, phải chăng do sinh sống trên mảnh đất địa linh, nơi các dãy núi chầu về, các dòng sông tụ lại !
Hà Hồng
Đứng ở sân bay trực thăng, trên nóc Khách sạn Mellia, chúng tôi có thể chụp ảnh toàn cảnh Hà Nội. Thỉnh thoảng có những đợt gió mạnh ào tới, có cảm giác như được bốc lên cao, nhìn rõ hơn mảnh đất thế “ rồng cuộn, hổ ngồi ”, “ tựa sông, nhìn núi ”, nơi 1000 năm trước đó Vua Lý Công Uẩn gọi là “ Kinh đô của muôn đời”.
Trong chiều hoàng hôn, khi mặt trời chuẩn bị dấu mặt dưới những dặng núi, ta có thể thấy mở ảo những dãy núi chạy theo hướng từ tây bắc sang đông nam như Hoàng Liên Sơn, dãy núi con voi, cao nguyên Mộc Châu, rồi những dải núi thành hình cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Chiều... đều chầu về đất Thăng Long. Nhờ có thế núi chầu như vậy mà gió từ đại ngàn phía tây, tây bắc, và bắc được dẫn về vùng đất “ kinh đô của muôn đời ”.
Những dòng sông Chảy, sông Lô, sông Cấm, sông Hồng, sông Đà chảy chủ yếu theo hướng từ tây bắc xuống đông nam, rồi tụ lại ở Việt Trì. Từ đây lòng sông mở rộng như dải lụa ôm lấy mảnh đất Hà Nội.
Điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy đã khiến dân cư nơi đây ngày càng đông đúc. Nhiều người tài đã đến mảnh đất Thăng Long và cũng chính mảnh đất này đã sản sinh ra nhiều người tài cho đất nước, đúng là: “ Tụ thuỷ, tụ nhân”.
Đầu Tháng 9-2009, chúng tôi theo chân một đoàn cán bộ của Bộ Ngoại Giao, Ban Tôn giáo Chính phủ, khách du lịch Hàn Quốc đến xem một buổi lên đồng ở đền An Thọ (đầu đường Yên Phụ, Quận Hồ Tây Hồ). Tại đây chúng tôi được Cậu Tiến đọc cho nghe một bài thơ có từ năm 1300. Bài thơ có đoạn: “Hào khí Đông A/ Sơn Hà Tứ Huyệt/...”. Theo đó, nước ta có bốn đại trọng huyệt bao gồm : Hồ Tây, Hồ Lục Thuỷ (Hoàn Kiếm), Chùa Hương và Lục Đầu Giang ( Bắc Giang ).
Hằng ngày, sau một ngày làm việc, chúng tôi thường đi dạo quanh hồ, nơi “ lắng hồn núi sông” để được tận hưởng những làn gió mát từ đại ngàn thổi tới. Tiếng lá rì rào kể những câu chuyện khi hồ tách ra từ sông Nhĩ Hà, nối với Hồ tây qua một loạt hồ nhỏ trong khu phố cổ, phố cũ từ hằng trăm năm trước.
Rồi đến những câu chuyện người Hà Nội đứng lên đánh quân Pháp vào những năm 1873, 1883, và những ngày “ Hà Nội mùa đông năm 1946”.
Dòng người đổ ra hồ hân hoan, reo hò: miền nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, vào ngày 30-4-1975... Và ngày 20-8-2009, gió từ đại ngàn thổi tới đã kết tinh thành từng đám mây hình vẩy rồng bay ngang qua bầu trời hồ Hoàn Kiếm.
Người Hà Nội tích tụ, duy trì được những đức tính quý báu: Yêu cái đẹp, làm việc thiện, trọng việc nghĩa, phải chăng do sinh sống trên mảnh đất địa linh, nơi các dãy núi chầu về, các dòng sông tụ lại !
Hà Hồng
Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan | Bài viết ngẫu nhiên |
Không tìm thấy bài viết liên quan | Đồng bào chú ý! Đồng bào ... Khám phá Việt Nam bằng xe... Kỷ niệm sớm Ngày Báo chí ... Về thôi em về với mùa hoa... Kỷ niệm ngày con gái ở Đứ... Chân dung cây đa báo Nhân... Lắp bể nuôi dưỡng Cụ Rùa Chào năm 2008! Bản thảo truyện ngắn Rùa ... Bài phú "Kiếm hồ&quo... |