Tìm nguyên nhân gây ra vết trầy sướt trên mai Cụ Rùa
[06/01/2011 09:06 | Chuyện về cụ Rùa | Nhận xét(0) | Đọc(6483) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Sáng 2-1-2011, từ 8 giờ đến 10 giờ chúng tôi có dịp quan sát Cụ Rùa nổi và “ đùa nghịch ” với hai đường ống thoát nước nối từ đền Ngọc Sơn vào bờ ở chỗ đường đôi phố Đinh Tiên Hoàng.
Đây là lần cụ nổi lâu tại một chỗ. Lúc Cụ nổi bên trái, lúc Cụ nổi bên phải đường thoát nước. Có lúc Cụ lao thẳng vào đường thoát nước ( các bạn có thể xem Video Clip kèm theo bài viết này). Cách đây khoảng hai tháng đoạn đường ống thoát nước chỉ nổi một đường và cách bờ chừng hai mét. Nay nổi cả hai đường ống. Đứng trên bờ có thể thấy rõ hai đường ống nổi lên dài hơn 20 mét.
Ngày 30-12-2010, một đồng nghiệp của chúng tôi đã chụp được một bức ảnh thấy rõ vết trầy sướt trên rìa mai,trên lưng và vết thương trên cổ Cụ Rùa. Có ý kiến cho rằng có thể là do rùa tai đỏ gặm mai Cụ Rùa.
Từ những bức ảnh chụp được sáng 2-1, có thể nhìn thấy mai Cụ Rùa bị trầy sướt gần ống thoát nước. Trước đây, khi đường ống thoát nước được ghim sát đáy hồ, Cụ Rùa bơi qua bơi lại không bị vướng. Khi đường ống thoát nước nổi lên trên mặt nước Cụ Rùa phải “chui qua, chui lại”. Do nước tương đối cạn cho nên khi Cụ bơi đến đâu là ở đó nước đục ngầu do bùn sục lên. Khoảng cách giữa đáy hồ và mặt dưới ống nước hẹp cho nên mỗi lần Cụ Rùa chui qua rất có thể ống nước trà sát mạnh vào mai Cụ Rùa. Theo chúng tôi đó là nguyên nhân làm cho mai Cụ Rùa bị trầy sướt ở nhiều vị trí trong những lần nổi trước đó vài ngày ở khu vực này.
Mai Cụ Rùa bị trầy sướt do rùa tai đỏ gặm hay do ống nước hoặc một lý do nào khác gây ra? Các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội cần nghiên cứu tìm hiểu để tìm ra nguyên nhân từ đó đề ra các biện pháp bảo vệ Cụ Rùa.
Tuy vậy chúng tôi kiến nghị thành phố cần giao ngay cho đơn vị có thẩm quyền ghim hai ống thoát nước từ đền Ngọc Sơn nối với bờ xuống đáy hồ để Cụ Rùa có thể bơi thoải mái không phải chui qua như hiện nay.
Hà Hồng
Xem Video:
Đây là lần cụ nổi lâu tại một chỗ. Lúc Cụ nổi bên trái, lúc Cụ nổi bên phải đường thoát nước. Có lúc Cụ lao thẳng vào đường thoát nước ( các bạn có thể xem Video Clip kèm theo bài viết này). Cách đây khoảng hai tháng đoạn đường ống thoát nước chỉ nổi một đường và cách bờ chừng hai mét. Nay nổi cả hai đường ống. Đứng trên bờ có thể thấy rõ hai đường ống nổi lên dài hơn 20 mét.
Ngày 30-12-2010, một đồng nghiệp của chúng tôi đã chụp được một bức ảnh thấy rõ vết trầy sướt trên rìa mai,trên lưng và vết thương trên cổ Cụ Rùa. Có ý kiến cho rằng có thể là do rùa tai đỏ gặm mai Cụ Rùa.
Từ những bức ảnh chụp được sáng 2-1, có thể nhìn thấy mai Cụ Rùa bị trầy sướt gần ống thoát nước. Trước đây, khi đường ống thoát nước được ghim sát đáy hồ, Cụ Rùa bơi qua bơi lại không bị vướng. Khi đường ống thoát nước nổi lên trên mặt nước Cụ Rùa phải “chui qua, chui lại”. Do nước tương đối cạn cho nên khi Cụ bơi đến đâu là ở đó nước đục ngầu do bùn sục lên. Khoảng cách giữa đáy hồ và mặt dưới ống nước hẹp cho nên mỗi lần Cụ Rùa chui qua rất có thể ống nước trà sát mạnh vào mai Cụ Rùa. Theo chúng tôi đó là nguyên nhân làm cho mai Cụ Rùa bị trầy sướt ở nhiều vị trí trong những lần nổi trước đó vài ngày ở khu vực này.
Mai Cụ Rùa bị trầy sướt do rùa tai đỏ gặm hay do ống nước hoặc một lý do nào khác gây ra? Các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội cần nghiên cứu tìm hiểu để tìm ra nguyên nhân từ đó đề ra các biện pháp bảo vệ Cụ Rùa.
Tuy vậy chúng tôi kiến nghị thành phố cần giao ngay cho đơn vị có thẩm quyền ghim hai ống thoát nước từ đền Ngọc Sơn nối với bờ xuống đáy hồ để Cụ Rùa có thể bơi thoải mái không phải chui qua như hiện nay.
Hà Hồng
Xem Video:
Vết thương trên lưng cụ Rùa có thể do đường ống nước?
Đánh giá bài viết