Bee.net.vn - Hiện nay ở Hồ Gươm, rùa tai đỏ đang là mối lo ngại của các cơ quan chức năng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái ở Hồ Gươm và đe dọa sự an toàn của cụ rùa. Các chuyên gia đã đưa ra nhiều phương pháp khả thi để thu gom triệt để loài rùa nguy hại này.
Căn cứ vào tập tính loài
Tiền Phong (ngày 22/12) dẫn ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Khôi, Phó trưởng Ban Thường trực Hội Bảo tồn Sinh thái thành phố Hà Nội, một doanh nhân thâm niên 13 năm nuôi rùa tai đỏ ở Hà Nội với phương pháp bắt rùa tai đỏ căn cứ vào tập tính của loài rùa này.
Theo ông Nguyễn Ngọc Khôi, rùa tai đỏ thường nổi lên để ăn và sống lơ lửng trong nước. Tuy nhiên, khi có động như bơi thuyền thúng ra chẳng hạn, chúng thường lặn ngay và rúc xuống bùn. Với mực nước không sâu như ở hồ Gươm, việc rúc xuống bùn khi có động là không khó và lâu đối với rùa tai đỏ.
Theo đó, rùa tai đỏ thường ăn tất cả các loại cây, rau nổi, nhưng hầu như không bao giờ ăn các động vật sống và chuyển động. Nhưng nếu là động vật chết và thối thì đấy lại là món khoái khẩu của chúng.
Phương pháp gom rùa tai đỏ ở hồ Gươm, theo ông Khôi gồm hai phần, phần thứ nhất là lưới thiết kế sao cho rùa tai đỏ vào mà không ra được. Để dụ rùa tai đỏ, ông cho đặt mồi là thức ăn thối rữa với lượng vừa đủ để không làm ô nhiễm môi trường nước hồ. Phần thứ hai của hệ thống là bè tre, nơi để cho rùa tai đỏ phơi nắng. Vừa dụ cho ăn, vừa dụ cho phơi nắng như vậy, trong vòng một tháng ông Khôi đã thu gom gần như toàn bộ số rùa tai đỏ mà ông nuôi tại khu Đầm Bông của gia đình từ năm 1997 đến nay.
Câu rùa tai đỏ
Một nhiếp ảnh gia không chuyên đã dành một thời gian dài để theo dõi và chụp ảnh rùa tai đỏ ở hồ Gươm - Anh Cao Mạnh Tuấn, quản trị website Thế giới động vật (thegioidongvat.org) bày cách bắt rùa tai đỏ là câu chúng. Chỉ cần móc mồi giun vào lưỡi câu thả trước mặt lũ rùa rồi nhấp nhấp là chúng đớp. Rùa tai đỏ đã nuốt rồi là không buông, cứ việc nhấc thẳng lên là tóm được.
Anh Tuấn cho biết, vào những ngày nắng, có thể bắt gặp rùa tai đỏ bơi tung tăng quanh đền Ngọc Sơn. Chúng còn nổi lên phơi nắng đầy ở những rễ cây si quanh đền, ai vứt đồ ăn xuống là chúng lao vào ăn ngấu nghiến.
Điều này có nghĩa là thức ăn dành cho loài bản địa, trong đó có cụ rùa Hồ Gươm đã bị cạn kiệt bởi sự phàm ăn của loài "thủy quái" này.
Vớt và đốt
Giáo sư Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam khẳng định, trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, rùa tai đỏ rất dễ phát tán ra các môi trường khác nhau. Chúng cũng thích nghi với điều kiện mới rất nhanh, sinh sôi nảy nở và sống dai.
Theo ông, phải có một đề tài cấp nhà nước để nghiên cứu về tập tính sinh sống của loài rùa tai đỏ, từ đó đưa ra biện pháp giải quyết triệt để, tránh tình trạng như ốc bươu vàng. Ông Đức cũng khẳng định, tất cả thủy vực của Việt Nam hiện nay đều có rùa tai đỏ.
Theo Giáo sư Huỳnh, biện pháp tốt để loại trừ rùa tai đỏ ở Hồ Gươm là bơi thuyền thúng ra rồi vớt do loại rùa này không lặn sâu và thường nổi lên ăn. Không nên áp dụng các phương pháp dùng thuốc. Sau khi vớt lên, tốt nhất nên đem đốt.
Ngày 23/12, báo Tiền Phong tiếp tục dẫn lời GS Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam về phương pháp bắt rùa đó. Theo GS Huỳnh khẳng định lại, phương pháp khả thi nhất là thủ công, cơ học, dùng lưới mắt nhỏ bắt rùa tai đỏ. Khi nắng lên, rùa tai đỏ ra ăn hoặc sưởi nắng, có thể huy động nhân dân, học sinh tham gia bắt rùa. Nếu làm liên tục, có thể bắt hết rùa tai đỏ ở Hồ Gươm.
GS Huỳnh nói thêm, có thể bắt rùa bằng cách dụ chúng lên các bãi đẻ. Muốn vậy, phải tạo ra một vài bãi đẻ cho rùa tai đỏ ven hồ bằng cách rải một ít cát. Khu vực rải cát có thể là ở chân tháp rùa hoặc khu ven đền Ngọc Sơn, thuận lợi cho công tác thu gom rùa và trứng. Với phương pháp này, GS Huỳnh cũng đặc biệt nhấn mạnh sự vào cuộc của thành phố để đưa ra được chương trình chỉ huy, giám sát chặt chẽ. Nếu không, rất có thể bỏ sót trứng rùa.
Không phóng sinh rùa tai đỏ
VTV dẫn lời của PGS Hà Đình Đức - người đã nhiều năm nghiên cứu rùa Hồ Gươm khẳng định, dù không xâm hại cụ rùa, nhưng rùa tai đỏ là sinh vật sinh sôi rất nhanh, không khác gì ốc bươu vàng hại lúa, sẽ tranh nguồn thức ăn và xâm hại những sinh vật nhỏ hơn sống trong hồ.
PGS.TS Hà Đình Đức cho rằng: “Rùa tai đỏ là sinh vật ngoại lai xâm hại, ngoài việc phá hoại môi trường, rùa tai đỏ còn có thể mang vi khuẩn salmonella, loại gây bệnh thương hàn cho người. Vì thế, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã xếp rùa tai đỏ đứng đầu trong 100 loài xâm hại nguy hiểm nhất thế giới”.
Nhà báo Hà Hồng (Báo Nhân dân) từ nhiều năm nay đã lập một trang web riêng dành cho những người yêu Hồ Gươm, trong đó có một chuyên đề thống kê các loại sinh vật mà người dân thường phóng sinh ngày 23 tháng Chạp. Danh sách những đồ vật được thả xuống hồ ngày càng dài thêm. Túi nilon, cá chép, cá vàng… và mới đây, thêm rất nhiều rùa tai đỏ.
Nhà báo Hà Hồng nói: “Sắp đến thời điểm năm mới, nhiều lễ hội, người dân chỉ nên phóng sinh cá vàng, các loài sinh vật an toàn... tránh xâm hại đến hồ”.
Như vậy, cách nhanh nhất và dễ dàng nhất để rùa tai đỏ phát tán ra môi trường hiện nay là việc phóng sinh vô ý thức của rất nhiều người. Phóng sinh có nghĩa là làm việc tốt, duy có một điều mà họ đã không nhớ là phóng sinh rùa tai đỏ không thể gọi là làm việc tốt, vì rùa tai đỏ sẽ xâm hại sinh vật và cả môi trường.
N.Đ (Tổng hợp)
Nguồn: http://bee.net.vn
Căn cứ vào tập tính loài
Tiền Phong (ngày 22/12) dẫn ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Khôi, Phó trưởng Ban Thường trực Hội Bảo tồn Sinh thái thành phố Hà Nội, một doanh nhân thâm niên 13 năm nuôi rùa tai đỏ ở Hà Nội với phương pháp bắt rùa tai đỏ căn cứ vào tập tính của loài rùa này.
Theo ông Nguyễn Ngọc Khôi, rùa tai đỏ thường nổi lên để ăn và sống lơ lửng trong nước. Tuy nhiên, khi có động như bơi thuyền thúng ra chẳng hạn, chúng thường lặn ngay và rúc xuống bùn. Với mực nước không sâu như ở hồ Gươm, việc rúc xuống bùn khi có động là không khó và lâu đối với rùa tai đỏ.
Theo đó, rùa tai đỏ thường ăn tất cả các loại cây, rau nổi, nhưng hầu như không bao giờ ăn các động vật sống và chuyển động. Nhưng nếu là động vật chết và thối thì đấy lại là món khoái khẩu của chúng.
Phương pháp gom rùa tai đỏ ở hồ Gươm, theo ông Khôi gồm hai phần, phần thứ nhất là lưới thiết kế sao cho rùa tai đỏ vào mà không ra được. Để dụ rùa tai đỏ, ông cho đặt mồi là thức ăn thối rữa với lượng vừa đủ để không làm ô nhiễm môi trường nước hồ. Phần thứ hai của hệ thống là bè tre, nơi để cho rùa tai đỏ phơi nắng. Vừa dụ cho ăn, vừa dụ cho phơi nắng như vậy, trong vòng một tháng ông Khôi đã thu gom gần như toàn bộ số rùa tai đỏ mà ông nuôi tại khu Đầm Bông của gia đình từ năm 1997 đến nay.
Câu rùa tai đỏ
Một nhiếp ảnh gia không chuyên đã dành một thời gian dài để theo dõi và chụp ảnh rùa tai đỏ ở hồ Gươm - Anh Cao Mạnh Tuấn, quản trị website Thế giới động vật (thegioidongvat.org) bày cách bắt rùa tai đỏ là câu chúng. Chỉ cần móc mồi giun vào lưỡi câu thả trước mặt lũ rùa rồi nhấp nhấp là chúng đớp. Rùa tai đỏ đã nuốt rồi là không buông, cứ việc nhấc thẳng lên là tóm được.
Anh Tuấn cho biết, vào những ngày nắng, có thể bắt gặp rùa tai đỏ bơi tung tăng quanh đền Ngọc Sơn. Chúng còn nổi lên phơi nắng đầy ở những rễ cây si quanh đền, ai vứt đồ ăn xuống là chúng lao vào ăn ngấu nghiến.
Điều này có nghĩa là thức ăn dành cho loài bản địa, trong đó có cụ rùa Hồ Gươm đã bị cạn kiệt bởi sự phàm ăn của loài "thủy quái" này.
Vớt và đốt
Giáo sư Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam khẳng định, trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, rùa tai đỏ rất dễ phát tán ra các môi trường khác nhau. Chúng cũng thích nghi với điều kiện mới rất nhanh, sinh sôi nảy nở và sống dai.
Theo ông, phải có một đề tài cấp nhà nước để nghiên cứu về tập tính sinh sống của loài rùa tai đỏ, từ đó đưa ra biện pháp giải quyết triệt để, tránh tình trạng như ốc bươu vàng. Ông Đức cũng khẳng định, tất cả thủy vực của Việt Nam hiện nay đều có rùa tai đỏ.
Theo Giáo sư Huỳnh, biện pháp tốt để loại trừ rùa tai đỏ ở Hồ Gươm là bơi thuyền thúng ra rồi vớt do loại rùa này không lặn sâu và thường nổi lên ăn. Không nên áp dụng các phương pháp dùng thuốc. Sau khi vớt lên, tốt nhất nên đem đốt.
Ngày 23/12, báo Tiền Phong tiếp tục dẫn lời GS Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam về phương pháp bắt rùa đó. Theo GS Huỳnh khẳng định lại, phương pháp khả thi nhất là thủ công, cơ học, dùng lưới mắt nhỏ bắt rùa tai đỏ. Khi nắng lên, rùa tai đỏ ra ăn hoặc sưởi nắng, có thể huy động nhân dân, học sinh tham gia bắt rùa. Nếu làm liên tục, có thể bắt hết rùa tai đỏ ở Hồ Gươm.
GS Huỳnh nói thêm, có thể bắt rùa bằng cách dụ chúng lên các bãi đẻ. Muốn vậy, phải tạo ra một vài bãi đẻ cho rùa tai đỏ ven hồ bằng cách rải một ít cát. Khu vực rải cát có thể là ở chân tháp rùa hoặc khu ven đền Ngọc Sơn, thuận lợi cho công tác thu gom rùa và trứng. Với phương pháp này, GS Huỳnh cũng đặc biệt nhấn mạnh sự vào cuộc của thành phố để đưa ra được chương trình chỉ huy, giám sát chặt chẽ. Nếu không, rất có thể bỏ sót trứng rùa.
Không phóng sinh rùa tai đỏ
VTV dẫn lời của PGS Hà Đình Đức - người đã nhiều năm nghiên cứu rùa Hồ Gươm khẳng định, dù không xâm hại cụ rùa, nhưng rùa tai đỏ là sinh vật sinh sôi rất nhanh, không khác gì ốc bươu vàng hại lúa, sẽ tranh nguồn thức ăn và xâm hại những sinh vật nhỏ hơn sống trong hồ.
PGS.TS Hà Đình Đức cho rằng: “Rùa tai đỏ là sinh vật ngoại lai xâm hại, ngoài việc phá hoại môi trường, rùa tai đỏ còn có thể mang vi khuẩn salmonella, loại gây bệnh thương hàn cho người. Vì thế, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã xếp rùa tai đỏ đứng đầu trong 100 loài xâm hại nguy hiểm nhất thế giới”.
Nhà báo Hà Hồng (Báo Nhân dân) từ nhiều năm nay đã lập một trang web riêng dành cho những người yêu Hồ Gươm, trong đó có một chuyên đề thống kê các loại sinh vật mà người dân thường phóng sinh ngày 23 tháng Chạp. Danh sách những đồ vật được thả xuống hồ ngày càng dài thêm. Túi nilon, cá chép, cá vàng… và mới đây, thêm rất nhiều rùa tai đỏ.
Nhà báo Hà Hồng nói: “Sắp đến thời điểm năm mới, nhiều lễ hội, người dân chỉ nên phóng sinh cá vàng, các loài sinh vật an toàn... tránh xâm hại đến hồ”.
Như vậy, cách nhanh nhất và dễ dàng nhất để rùa tai đỏ phát tán ra môi trường hiện nay là việc phóng sinh vô ý thức của rất nhiều người. Phóng sinh có nghĩa là làm việc tốt, duy có một điều mà họ đã không nhớ là phóng sinh rùa tai đỏ không thể gọi là làm việc tốt, vì rùa tai đỏ sẽ xâm hại sinh vật và cả môi trường.
N.Đ (Tổng hợp)
Nguồn: http://bee.net.vn
Đánh giá bài viết