Các vết thương Rùa hồ Hoàn Kiếm đã se lại
[14/04/2011 21:58 | Chuyện về cụ Rùa | Nhận xét(0) | Đọc(7280) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Sau mười ngày ( từ 4-4-2011 đến 14-4-2011 ) chữa thương, các vết thương của ‘Cụ Rùa” hồ Hoàn Kiếm đã se lại. Toàn bộ thuốc và phác đồ điều trị đều sản xuất trong nước và do các bác sĩ thú y trong nước lập nên và thực hiện.
Ngày 7-4-2011, theo thông tin từ Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội trong ba ngày qua, tổ chữa trị vết thương cho “Cụ Rùa” hồ Hoàn Kiếm đã triển khai công việc tại khu vực Tháp Rùa từ ngày 4-4-2011 đến nay. Ngày 4-4-2011, sau khi “Cụ Rùa” được đưa vào bể chữa trị đặt ở chân Tháp Rùa được một đêm, tổ chữa trị đã tiến hành tiếp cận “Cụ Rùa” để thực hiện các công việc cần thiết.
Sau khi hội ý nhanh, tổ chữa trị quyết định chỉ tiếp cận với “Cụ Rùa” từ ngoài khung lồng lưới mà không vào trong lồng để tránh gây sốc cho “cụ Rùa”. Tổ đã cử bốn cán bộ xuống bể để tiếp cận với “Cụ Rùa”.
Tình trạng sức khỏe của “Cụ Rùa” không có dấu hiệu quá yếu như đã được đăng tải trên các trang thông tin điện tử trước đây. Trên mai đã không còn những vết đốm trắng lớn dọc sống mai thay vào đó chỉ có các đốm trắng mờ với kích thước khoảng từ 0,2 đến 0,5 cm.
Trên mai gần đầu có vết loét hở khoảng 10 cm và dưới cổ có vết xước đã bắt đầu khô, đây được cho là hai vết loét lớn và nguy hiểm nhất của “Cụ Rùa”. Hai chân trước có màu trắng do các vết xây xát, loét trước đây đã tự khỏi và lên da non và một số vùng khác trên chân có khả năng bị mất sắc tố đen. Trên chân vẫn một số vết loét nhỏ khoảng từ một đến hai cm nhưng không sâu, ngoại trừ một vết loét ở trên chân trước bên trái vẫn còn có dấu hiệu chảy máu. Mỗi bên chân trước còn ba móng.
Tổ chữa trị đã tiến hành lấy các mẫu cần thiết như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và AND đã được thu để tiến hành phân tích. Tổ chữa trị quyết định không lấy máu của “Cụ Rùa” để tránh gây tổn thương không cần thiết tại thời điểm này. Việc tiến hành lấy mẫu máu có thể sẽ thực hiện sau khi có kết quả phân tích mẫu ở các vết thương ngoài da.
Sau khi lấy mẫu, tổ đã sử dụng thuốc Castellani để bôi lên hai vết thương: phần mai và chân của “Cụ Rùa”. Hiện tại không tiến hành bôi thuốc toàn thân cũng như chưa sát trùng toàn thân để tránh sốc thuốc cho “Cụ Rùa”.
Ngày 5-4-2011, từ 14 giờ đến 17 giờ 30, tổ chữa trị thăm khám “Cụ Rùa” để tiến hành kiểm tra sức khỏe và xem phản ứng của hai vết thương đã được bôi thuốc. Các vết thương đã có tiến triển tốt. Do vậy, “Cụ Rùa” đã được bôi thuốc Castellani vào hai vết thương trên mai và trên chân (vết thương đã được bôi), Betadine cũng được xịt toàn thân và vết thương ở cổ cho “Cụ Rùa”. Ngày 6-4, tổ chăm sóc và chữa trị đã thay nước trong bể chữa trị. Các vết thương đã se lại.
Ngày 8-4-2011, sau khi được bôi thuốc, mọi người đã chuyển “ Cụ Rùa “ sang bể nuôi dưỡng. Trong những ngày nghỉ không bôi thuốc, mọi người đã tháo lưới để “ Cụ Rùa “ bơi trong bể cho thoải mái. Lúc trời nắng “ Cụ Rùa “ tự bơi vào chỗ có “mái che” ( “ mái che” chính là chỗ “ Cụ Rùa “ có thể bò lên phơi nắng, khi nước được bơm đầy.
Theo bác sĩ thú y Lâm: “ Cụ Rùa “ rất hiền lành, thường không có phản ứng gì trong lúc bác sĩ thú y bôi thuốc, hoặc đẩy “ Cụ “ vào khu vực lưới quây.
Ngày 13-4, tổ chữa trị vết thương cho “ Cụ Rùa “ lại ra khám và bôi thuốc cho “ Cụ Rùa”. Theo các bác sĩ thú y vết thương của “Cụ Rùa” tiến triển tốt. Một vấn đề được nhiều thành viên trong tổ chữa trị đưa ra đó là tiếp tục nghiên cứu thức ăn, thời gian ăn của “ Cụ Rùa ”.
Đây là thời điểm cần thiết để xây dựng kịch bản đưa “ Cụ Rùa “ trở lại hồ trong điều kiện hồ chưa được nạo vét bùn hết. Một loạt câu hỏi được đặt ra: giữ “Cụ” bao lâu là hợp lý ? Đưa “Cụ” trở lại hồ liệu có thể xảy ra những vết thương mới ? Việc nạo vét bùn thế nào ? Có gắn chíp vào người “ Cụ Rùa “ hay không ? Bổ cập loại cá nào vào hồ ? Có xây dựng một trạm quan trắc môi trường hồ không ?
Để trả lời cho nhũng câu hỏi đó cần thiết phải thành lập một tổ công tác đặc biệt bảo vệ môi trường hồ. Trong đó có cả nhiệm vụ bảo tồn và duy trì nguồn gien đặc biệt quý “ Cụ Rùa ” hồ hoàn kiếm.
Hà Hồng
Ngày 7-4-2011, theo thông tin từ Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội trong ba ngày qua, tổ chữa trị vết thương cho “Cụ Rùa” hồ Hoàn Kiếm đã triển khai công việc tại khu vực Tháp Rùa từ ngày 4-4-2011 đến nay. Ngày 4-4-2011, sau khi “Cụ Rùa” được đưa vào bể chữa trị đặt ở chân Tháp Rùa được một đêm, tổ chữa trị đã tiến hành tiếp cận “Cụ Rùa” để thực hiện các công việc cần thiết.
Sau khi hội ý nhanh, tổ chữa trị quyết định chỉ tiếp cận với “Cụ Rùa” từ ngoài khung lồng lưới mà không vào trong lồng để tránh gây sốc cho “cụ Rùa”. Tổ đã cử bốn cán bộ xuống bể để tiếp cận với “Cụ Rùa”.
Tình trạng sức khỏe của “Cụ Rùa” không có dấu hiệu quá yếu như đã được đăng tải trên các trang thông tin điện tử trước đây. Trên mai đã không còn những vết đốm trắng lớn dọc sống mai thay vào đó chỉ có các đốm trắng mờ với kích thước khoảng từ 0,2 đến 0,5 cm.
Trên mai gần đầu có vết loét hở khoảng 10 cm và dưới cổ có vết xước đã bắt đầu khô, đây được cho là hai vết loét lớn và nguy hiểm nhất của “Cụ Rùa”. Hai chân trước có màu trắng do các vết xây xát, loét trước đây đã tự khỏi và lên da non và một số vùng khác trên chân có khả năng bị mất sắc tố đen. Trên chân vẫn một số vết loét nhỏ khoảng từ một đến hai cm nhưng không sâu, ngoại trừ một vết loét ở trên chân trước bên trái vẫn còn có dấu hiệu chảy máu. Mỗi bên chân trước còn ba móng.
Tổ chữa trị đã tiến hành lấy các mẫu cần thiết như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và AND đã được thu để tiến hành phân tích. Tổ chữa trị quyết định không lấy máu của “Cụ Rùa” để tránh gây tổn thương không cần thiết tại thời điểm này. Việc tiến hành lấy mẫu máu có thể sẽ thực hiện sau khi có kết quả phân tích mẫu ở các vết thương ngoài da.
Sau khi lấy mẫu, tổ đã sử dụng thuốc Castellani để bôi lên hai vết thương: phần mai và chân của “Cụ Rùa”. Hiện tại không tiến hành bôi thuốc toàn thân cũng như chưa sát trùng toàn thân để tránh sốc thuốc cho “Cụ Rùa”.
Ngày 5-4-2011, từ 14 giờ đến 17 giờ 30, tổ chữa trị thăm khám “Cụ Rùa” để tiến hành kiểm tra sức khỏe và xem phản ứng của hai vết thương đã được bôi thuốc. Các vết thương đã có tiến triển tốt. Do vậy, “Cụ Rùa” đã được bôi thuốc Castellani vào hai vết thương trên mai và trên chân (vết thương đã được bôi), Betadine cũng được xịt toàn thân và vết thương ở cổ cho “Cụ Rùa”. Ngày 6-4, tổ chăm sóc và chữa trị đã thay nước trong bể chữa trị. Các vết thương đã se lại.
Ngày 8-4-2011, sau khi được bôi thuốc, mọi người đã chuyển “ Cụ Rùa “ sang bể nuôi dưỡng. Trong những ngày nghỉ không bôi thuốc, mọi người đã tháo lưới để “ Cụ Rùa “ bơi trong bể cho thoải mái. Lúc trời nắng “ Cụ Rùa “ tự bơi vào chỗ có “mái che” ( “ mái che” chính là chỗ “ Cụ Rùa “ có thể bò lên phơi nắng, khi nước được bơm đầy.
Theo bác sĩ thú y Lâm: “ Cụ Rùa “ rất hiền lành, thường không có phản ứng gì trong lúc bác sĩ thú y bôi thuốc, hoặc đẩy “ Cụ “ vào khu vực lưới quây.
Ngày 13-4, tổ chữa trị vết thương cho “ Cụ Rùa “ lại ra khám và bôi thuốc cho “ Cụ Rùa”. Theo các bác sĩ thú y vết thương của “Cụ Rùa” tiến triển tốt. Một vấn đề được nhiều thành viên trong tổ chữa trị đưa ra đó là tiếp tục nghiên cứu thức ăn, thời gian ăn của “ Cụ Rùa ”.
Đây là thời điểm cần thiết để xây dựng kịch bản đưa “ Cụ Rùa “ trở lại hồ trong điều kiện hồ chưa được nạo vét bùn hết. Một loạt câu hỏi được đặt ra: giữ “Cụ” bao lâu là hợp lý ? Đưa “Cụ” trở lại hồ liệu có thể xảy ra những vết thương mới ? Việc nạo vét bùn thế nào ? Có gắn chíp vào người “ Cụ Rùa “ hay không ? Bổ cập loại cá nào vào hồ ? Có xây dựng một trạm quan trắc môi trường hồ không ?
Để trả lời cho nhũng câu hỏi đó cần thiết phải thành lập một tổ công tác đặc biệt bảo vệ môi trường hồ. Trong đó có cả nhiệm vụ bảo tồn và duy trì nguồn gien đặc biệt quý “ Cụ Rùa ” hồ hoàn kiếm.
Hà Hồng
Đánh giá bài viết