Nghệ sỹ đường phố Không rõ

[19/06/2011 22:45 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(11082) ]
   Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
hohoankiem.org
Những ngày đầu tháng 6-2011, chiều nào chúng tôi cũng gặp “ nghệ sỹ đường phố  Tạ Trí Hải ” ngồi đánh đàn cạnh cây lộc vừng chín gốc. Ông ở  TP Hồ Chí Minh  ra Hà Nội từ dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đến nay.

Highslide JS     Highslide JS


Hằng ngày ông đến những điểm trung tâm của thành phố bằng chiếc xe đạp cũ, trên xe chở chiếc đàn Măng-đô-lin và vi-ô-lông. Điểm ông đến thường xuyên nhất là hồ Hoàn Kiếm. Đã nhiều nhà báo, nhà nhiếp ảnh viết và chụp về ông trong một hai năm trở lại đây, nhất là thời điểm ông đánh đàn tại công viên 30-4, tại TP Hồ Chí Minh, và dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Riêng chúng tôi đã biết và chụp ảnh ông từ năm 2005.

Nếu các bạn để ý, mặc dù ông đánh nhiều bản nhạc vui, trong nước có, ngoài nước cũng có, nhưng ánh mắt ông thì thật buồn. Năm 2005, ông đi kiện một số người ở một công ty lớn tham nhũng. Cuối cùng kiện không được và lương cũng chẳng được lĩnh.

Sau cả ngày vác đơn đi kiện, chiều tối ông lại mang đàn măng- đô- lin ra ngồi trên chiếc ghế đá ở đoạn bờ hồ đối diện Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, để “ thư giãn “. Đó là vào năm 2005.

Thời gian này ông ở Hà Nội lâu ( từ ngày kỷ niệm đại lễ đến nay ) là để đi đòi lại khoảng lương vài chục tháng chưa được trả. Và cũng như lần trước, cuối ngày ông lại đến bên gố cây lộc vùng chín gốc để đánh đàn thư giãn.

Xem Video:


Nghệ sỹ đường phố  Tạ Trí Hải bên hồ Hoàn Kiếm


Nhiều bạn trẻ nghe tiếng đàn của ông, nhất là những bài hát về Hà Nội về hồ Hoàn Kiếm lại đến ngồi bên ông, cùng cất cao giọng với ông. Nhìn ông đánh đàn với dáng cao, gầy, tóc, râu dài và bạc, chiếc mũ rộng vành, chúng tôi liên tưởng đến một chàng “nghệ sĩ lang thang hoài trên phố” và “bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường” đã từng đi, từng đến.  

Highslide JS


Ông sinh ra và lớn lên ở phố Hàng Điếu Hà Nội. Ông còn nhớ mãi kỷ niệm cùng trẻ con trong phố ra vẫy cờ, hoa đón đại quân ta trở về tiếp quản Thủ đô vào ngày 10-10 năm 1954 lịch sử. Ông không thể quên  ngày Bác Hồ về thăm trường Nguyễn Trãi nơi ông học. Những ngày là sinh viên của Trường đại học Bách Khoa và rồi những ngày trở thành người chiến sĩ bảo vệ Thủ Đô từ năm 1963 đến năm 1972. Và sau này là những ngày công tác tại một công trường cao-su ở miền nam.

Lật giở cuốn sổ lưu bút, chúng tôi được đọc những dòng cảm nghĩ của các bạn trẻ đã từng nghe ông đánh đàn. có bạn trẻ lại ký họa cả chân dung ông khi đang kéo vi-ô-lông...

Highslide JS

Highslide JS


Quả thật giọng ông không phải là hay, tiếng đàn không thật là ngọt,  nhưng nhiều người quý ông ở chất nghệ sĩ mang tiếng đàn mua vui cho mọi người mặc dù trong lòng nặng trĩu nỗi buồn của người con trai đã từng sống ở Hà Nội: không vợ, con, không nhà cửa và cả không lương hưu.

Highslide JS



Nghệ sỹ đường phố  Tạ Trí Hải bên hồ Hoàn Kiếm


Hà Hồng
hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 320 đã được: 5.6/10 (16 Đánh giá)


Bài viết liên quan Bài viết ngẫu nhiên
Người công nhân Công ty Công viên cây xanh Hà Nội chợp mắt được vài phút quý giá
Giải tỏa khu vực dân cư chung quanh đền Bà Kiệu
Níu giữ mầu xanh
Trồng lại cây bên Hồ Gươm
Hàng chục cây ngã, đổ chung quanh Hồ Gươm
Hồ Gươm, 22-3-2024
Vật lưu niệm: Rùa Hồ Gươm, Tháp Bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc
Người Hà Nội yêu cây, yêu Hồ Gươm là thế!
Ngụm nước mát giữa trời nóng
Mát thì có mát nhưng...
Nhật ký Rùa Hồ Gươm trở v...
Hà thành cà phê
Ảnh: Mưa lạnh vẫn cứ rơi
Bẫy chim vành khuyên
Hội ngộ nhóm chụp ảnh Hồ ...
Các vết thương Rùa  hồ Ho...
Thế là năm nay mất mùa ho...
Không khí APEC ở hồ Gươm
Bánh cuốn và thơ
Rệp tấn công vườn cây vạn...
Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share