Giải thưởng Môi trường Việt Nam 2011
[07/08/2011 18:41 | Những người Bạn | Nhận xét(0) | Đọc(7345) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Bạn đọc của “ hohoankiem.org” thân mến, nhân dịp Ngày Môi trường thế giới 5-6, nhà báo Hà Hồng đã vinh dự cùng với 14 cá nhân khác được nhận Giải thưởng Môi trường Việt Nam năm 2011 ( Giải thưởng chính thức của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, hai năm xét tặng một lần ). Nhân dịp này phóng viên Tạp chí Môi trường, Tâm Đức đã có cuộc phỏng vấn nhà báo Hà Hồng ( Bài đăng trên Tạp chí Môi trường tháng 6-2011).
Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài phỏng vấn nói trên.
Nhà bảo Hà Huy Hồng (bút danh: Hà Hồng) sinh năm 1960 tại Hà Nội. Năm 1983, ông tốt nghiệp Đại học Xây dựng và về công tác tại Báo Nhân Dân. Ông tốt nghiệp Cao học báo chí năm 2008 và hiện là Phó Trưởng ban Khoa giáo của Báo. Từ năm 1990 đến nay, ông đã đăng hơn 800 tin, bài, ảnh liên quan lĩnh vực môi trường trên Báo Nhân Dân và đạt nhiều giải thưởng báo chí trong đó có 5 Giải thưởng báo chí về môi trường. Nhà báo Hà Hồng là một trong những người sáng lập ra Diễn đàn Các nhà báo môi trường Việt Nam. Hiện nay là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ môi trường đất nước của Nhà báo Hà Hồng, Bộ TN&MTđã trao tặng ông Giải thưởng Môi trường Việt Nam năm 2011.
PV: Xin ông cho biết đôi nét về những đóng góp của ông đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường thời gian qua?
Nhà báo Hà Hồng: Với cương vị là một nhà báo chuyên viết về lĩnh vực (BVMT), trong hơn 20 năm qua, tôi đã đến nhiều nơi trong và ngoài nước để tìm hiểu và viết các bài về lĩnh vực BVMT. Từ năm 1990 đến nay, tôi đã đăng hơn 800 tin, bài, ảnh liên quan lĩnh vực môi trường trên Báo Nhân Dân. Viết xã luận, bài phản ánh, phỏng vấn, biên tập bài viết của cộng tác viên và xây dựng các trang chuyên đề về lĩnh vực BVMT trên Báo Nhân Dân hàng ngày vào dịp kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới; Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn...
Tôi đã đạt nhiều giải thưởng báo chí, trong đó có 5 Giải thưởng báo chí về môi trường. Thí dụ bài "Xóm Rác" đoạt giải Ba Cuộc thi viết Phóng sự của báo Lao Động năm 1996; bài "Có một nơi được tự do xả rác, chất thải", giải Nhì Cuộc thi "Tác phẩm báo chí viết về đề tài BVMT trong sự phát triển của đất nước", do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa - Thông tin, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức năm 1996; bài "Chữa bệnh cửa trước, gây bệnh cửa sau", giải A Báo Nhân Dân năm 1999 ; bài "Để phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên cát", giải Ba Cuộc thi báo chí toàn quốc viết về môi trường năm 2004 - 2005 do Bộ TN&MT tổ chức...
Từ năm 2006, tôi đã lập trang Web: http//www.hohoankiem.org để đăng tải các bài viết và ảnh của mình về chủ đề văn hóa người Hà Nội ở hồ Hoàn Kiếm (tự trang trải mọi kinh phí để duy trì hoạt động của trang Web). Trong đó có 2/3 số bài viết đề cập lĩnh vực môi trường. Tính đến giữa tháng 6/2011, đã có hơn 850.000 lượt người đã truy cập vào trang Web của tôi đế đọc hơn 700 bài viết.
Hàng chục bài viết và hàng trăm bức ảnh tôi đăng từ đầu năm đến nay tập trung chủ yếu phản ánh tình trạng sức khỏe của "cụ Rùa"; chữa vết thương cho "cụ Rùa" tại khu vực Tháp Rùa; nguồn gốc, giới tính "cụ Rùa" hồ Hoàn Kiếm... Trang Web "hohoankiem.org" là phương tiện để tôi thể hiện văn hóa người Hà Nội nói chung và môi trường hồ Hoàn Kiếm nói riêng.
PV: Ông là nhà báo duy nhất được vinh danh trong Lễ trao Giải thưởng Môi trường Việt Nam năm 2011. Theo ông, Giải thưởng có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp cầm bút của ông?
Nhà báo Hà Hồng: Đây là một giải thưởng hết sức có ý nghĩa đối với bản thân tôi; ghi nhận sự đóng góp nhỏ bé của mình vào sự nghiệp BVMT của đất nước. Nhân này, tôi xin được cảm ơn Bộ TN&MT đã trao cho tôi giải thưởng này. Trên thực tế, có nhiều bạn đồng nghiệp của tôi có nhiều bài viết về lĩnh vực BVMT được xã hội quan tâm và đoạt nhiều giải thưởng báo chí về lĩnh vực môi trường. Tôi hy vọng, trong thời gian tới nhiều nhà báo chuyên viết về lĩnh vực bảo vệ môi trường BVMT cũng nhận được giải thưởng này.
Có một chi tiết về điều lệ của giải thưởng tôi thấy rất thú vị đó là: Những người được giải thưởng, nếu làm điều gì gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sẽ bị thu hồi giải thưởng. Điều này nhắc nhở tôi luôn luôn làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của phóng viên chuyên viết lĩnh vực môi trường.
PV: Theo ông, khó khăn của phóng viên khi viết bài về môi trường là gì? Với kinh nghiệm của một nhà báo chuyên viết về môi trường, xin ông chia sẻ những suy nghĩ của mình để có những bài viết hay và thu hút nhiều độc giả?
Nhà báo Hà Hồng: Khó khăn nhất khi viết bài về môi trường, cũng như khi viết bài về một số lĩnh vực khác, viết bài về lĩnh vực BVMT đòi hỏi người phóng viên phải tiếp cận với sự kiện ngay tại hiện trường để: sờ thấy, nhìn thấy, ngửi thấy "sự kiện", nhờ đó mới có thể viết bài hay được. Nếu như các nhà báo viết một số lĩnh vực, đối tượng họ lấy thông tin, chụp ảnh chủ yếu ngồi trong nhà mát, có điều hòa nhiệt độ thì ngược lại, phóng viên môi trường lại phải đến những nơi bãi rác, cống thải, để tìm hiểu, lấy thông tin.
Khi viết bài phóng sự "Xóm rác", tôi phải thâm nhập vào xóm rác ở Mễ Trì mất một tuần. Chui vào "ổ chuột" tìm hiểu nội thất trong nhà của những người nhặt rác, uống nước chung với họ và ở với họ cả buổi trưa để hưởng trọn không khí đặc quánh hôi hám của bãi rác... vất vả là thế nhưng bài viết về "xóm rác" lại là những bài viết tôi tâm đắc nhất.
Sau nhiều năm theo dõi và viết bài lĩnh vực môi trường, tôi đúc rút ra được một số kinh nghiệm: cần có mặt nơi sự kiện xảy ra; Tập hợp đầy đủ thông tin tại hiện trường; Lấy ý kiến các chuyên gia; Sau khi viết xong bản thảo cần chuyển bản thảo cho các nhà khoa học, cán bộ quản lý xem lại đế họ giúp mình kiểm tra lại các số liệu và học thuật nêu trong bài viết; Bài viết cần ngắn gọn, tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề chính; số liệu đưa ra ít nhưng có tính chất tiêu biểu. Tránh liệt kê dài dòng, "báo cáo hóa" bài viết...
Nói một cách khái quát, người phóng viên viết lĩnh vực BVMT nói riêng và viết các lĩnh vực khác nói chung cần: "Nhìn thấy điều bất bình thường trong một chuỗi các sự kiện bình thường". Sau đó gọi được tên sự kiện bình thường đó, cắt thành từng lát nhỏ để phân tích bình luận. Bài viết có chất lượng khi ta gọi được tên đúng sự kiện và phân tích tốt sự kiện được gọi tên đó.
PV: Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong 20 năm làm báo viết về môi trường của ông là gì ?
Nhà báo Hà Hồng: Trong hơn 20 năm viết bài lĩnh vực BVMT, tôi có rất nhiều kỷ niệm, tuy vậy, không thể nhớ hết và kể hết ra ở đây.
Có một kỷ niệm mới đây xin được kể với bạn đọc. Vào những ngày cuối tháng 3/2011, khi tình trạng sức khỏe của "cụ Rùa" ngày càng khá lên, mọi người tính đến chuyện đưa "cụ" trở lại hồ. Khổ nỗi hồ đang bị ô nhiễm, nếu đưa "cụ" trở lại hồ, liệu "cụ" bị bệnh trở lại thì sao? Nhiều người cho rằng phải làm cho hồ hết ô nhiễm trước khi đưa "cụ" về hồ.
Trước sức ép đó, TP Hà Nội đưa ra giải pháp là nạo vét bùn hồ Hoàn Kiếm bằng gầu máy xúc. Thế là 2 chiếc gầu máy xúc được triển khai tại 2 khu vực (mỗi khu vực 500 m2) trước cửa Bưu điện Hà Nội và Báo Hà Nội mới. Lúc đầu là vét bùn vào buổi đêm, sau làm cả ngày.
Nhờ có việc theo dõi quá trình hút bùn thử nghiệm bằng công nghệ của CHLB Đức năm 2009, tôi đã có một tài liệu tống hợp kết quả nghiên cứu hồ Hoàn Kiếm. Thông qua tài liệu này tôi được biết nếu vét bùn Hồ Hoàn Kiếm bằng gầu máy xúc sẽ dẫn đến hủy hoại toàn bộ hệ sinh thái bùn hồ Hoàn Kiếm và rất dễ dẫn đến tình trạng nước hồ bị thối và mất màu xanh.
Tôi gọi điện đến một đồng chí lãnh đạo của TP Hà Nội trình bày ý kiến nói trên, đồng chí đó khẳng định việc làm vét bùn bằng gầu máy xúc không sai. Tôi gọi điện thoại cho một chuyên gia nổi tiếng về hồ Hoàn Kiếm, chuyên gia đó bảo: "Tuy làm như vậy không đúng nhưng cứ để họ làm"(?). Tôi gọi điện tiếp đến các nhà khoa học đã từng nghiên cứu về hồ Hoàn Kiếm. Các nhà khoa học đều khẳng định việc làm đó là sai, không đúng với khuyến cáo của nhà khoa học. Tuy vậy, có nhà khoa học đề nghị không đưa ý kiến đó lên báo "Vì chúng tôi còn mối quan hệ với TP".
Trước tình hình đó, tôi chấp nhận nguy hiểm và quyết định viết bài "Cần thận trọng khi dùng gầu máy vét bùn hồ Hoàn Kiếm" (đăng trên báo Nhân Dân ngày 24/3). Tất cả dẫn chứng của tôi đều lấy từ tài liệu tổng hợp kết quả nghiên cứu về hồ Hoàn Kiếm năm 2009. Nói là chấp nhận nguy hiểm bởi nếu mình nói sai, luận cứ, luận điểm đưa ra không có tính thuyết phục, mình sẽ bị kiện, phải giải trình với Lãnh đạo Báo.
Ngược lại nếu mình không nói, hệ sinh thái bùn hồ Hoàn Kiếm sẽ bị hủy hoại do nạo vét bùn bằng gầu máy xúc. Lúc đó, có viết hàng trăm bài báo cũng chẳng có ích gì. Thật may mắn cho tôi là vấn đề nói trên được đồng nghiệp như nhà báo Đăng Ben ở VTV2, Mỹ Hằng - Báo Tiền Phong và Thanh Trầm, Báo Điện tử Dân Trí ủng hộ và có các bài báo, phóng sự truyền hình không đồng tình với giải pháp dùng gầu máy để vét bùn. Cuối cùng ngày 29/3, TP đã cho dừng việc nạo vét bùn bằng gầu máy xúc. Đó là kỷ niệm mới nhất của tôi trong thời gian theo dõi lĩnh vực BVMT.
PV: Xin chân thành cảm ơn nhà báo Hà Hồng!
TÂM ĐỨC (thực hiện)
TCMT 06/2011
Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài phỏng vấn nói trên.
Nhà bảo Hà Huy Hồng (bút danh: Hà Hồng) sinh năm 1960 tại Hà Nội. Năm 1983, ông tốt nghiệp Đại học Xây dựng và về công tác tại Báo Nhân Dân. Ông tốt nghiệp Cao học báo chí năm 2008 và hiện là Phó Trưởng ban Khoa giáo của Báo. Từ năm 1990 đến nay, ông đã đăng hơn 800 tin, bài, ảnh liên quan lĩnh vực môi trường trên Báo Nhân Dân và đạt nhiều giải thưởng báo chí trong đó có 5 Giải thưởng báo chí về môi trường. Nhà báo Hà Hồng là một trong những người sáng lập ra Diễn đàn Các nhà báo môi trường Việt Nam. Hiện nay là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ môi trường đất nước của Nhà báo Hà Hồng, Bộ TN&MTđã trao tặng ông Giải thưởng Môi trường Việt Nam năm 2011.
PV: Xin ông cho biết đôi nét về những đóng góp của ông đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường thời gian qua?
Nhà báo Hà Hồng: Với cương vị là một nhà báo chuyên viết về lĩnh vực (BVMT), trong hơn 20 năm qua, tôi đã đến nhiều nơi trong và ngoài nước để tìm hiểu và viết các bài về lĩnh vực BVMT. Từ năm 1990 đến nay, tôi đã đăng hơn 800 tin, bài, ảnh liên quan lĩnh vực môi trường trên Báo Nhân Dân. Viết xã luận, bài phản ánh, phỏng vấn, biên tập bài viết của cộng tác viên và xây dựng các trang chuyên đề về lĩnh vực BVMT trên Báo Nhân Dân hàng ngày vào dịp kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới; Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn...
Tôi đã đạt nhiều giải thưởng báo chí, trong đó có 5 Giải thưởng báo chí về môi trường. Thí dụ bài "Xóm Rác" đoạt giải Ba Cuộc thi viết Phóng sự của báo Lao Động năm 1996; bài "Có một nơi được tự do xả rác, chất thải", giải Nhì Cuộc thi "Tác phẩm báo chí viết về đề tài BVMT trong sự phát triển của đất nước", do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa - Thông tin, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức năm 1996; bài "Chữa bệnh cửa trước, gây bệnh cửa sau", giải A Báo Nhân Dân năm 1999 ; bài "Để phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên cát", giải Ba Cuộc thi báo chí toàn quốc viết về môi trường năm 2004 - 2005 do Bộ TN&MT tổ chức...
Từ năm 2006, tôi đã lập trang Web: http//www.hohoankiem.org để đăng tải các bài viết và ảnh của mình về chủ đề văn hóa người Hà Nội ở hồ Hoàn Kiếm (tự trang trải mọi kinh phí để duy trì hoạt động của trang Web). Trong đó có 2/3 số bài viết đề cập lĩnh vực môi trường. Tính đến giữa tháng 6/2011, đã có hơn 850.000 lượt người đã truy cập vào trang Web của tôi đế đọc hơn 700 bài viết.
Hàng chục bài viết và hàng trăm bức ảnh tôi đăng từ đầu năm đến nay tập trung chủ yếu phản ánh tình trạng sức khỏe của "cụ Rùa"; chữa vết thương cho "cụ Rùa" tại khu vực Tháp Rùa; nguồn gốc, giới tính "cụ Rùa" hồ Hoàn Kiếm... Trang Web "hohoankiem.org" là phương tiện để tôi thể hiện văn hóa người Hà Nội nói chung và môi trường hồ Hoàn Kiếm nói riêng.
PV: Ông là nhà báo duy nhất được vinh danh trong Lễ trao Giải thưởng Môi trường Việt Nam năm 2011. Theo ông, Giải thưởng có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp cầm bút của ông?
Nhà báo Hà Hồng: Đây là một giải thưởng hết sức có ý nghĩa đối với bản thân tôi; ghi nhận sự đóng góp nhỏ bé của mình vào sự nghiệp BVMT của đất nước. Nhân này, tôi xin được cảm ơn Bộ TN&MT đã trao cho tôi giải thưởng này. Trên thực tế, có nhiều bạn đồng nghiệp của tôi có nhiều bài viết về lĩnh vực BVMT được xã hội quan tâm và đoạt nhiều giải thưởng báo chí về lĩnh vực môi trường. Tôi hy vọng, trong thời gian tới nhiều nhà báo chuyên viết về lĩnh vực bảo vệ môi trường BVMT cũng nhận được giải thưởng này.
Có một chi tiết về điều lệ của giải thưởng tôi thấy rất thú vị đó là: Những người được giải thưởng, nếu làm điều gì gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sẽ bị thu hồi giải thưởng. Điều này nhắc nhở tôi luôn luôn làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của phóng viên chuyên viết lĩnh vực môi trường.
PV: Theo ông, khó khăn của phóng viên khi viết bài về môi trường là gì? Với kinh nghiệm của một nhà báo chuyên viết về môi trường, xin ông chia sẻ những suy nghĩ của mình để có những bài viết hay và thu hút nhiều độc giả?
Nhà báo Hà Hồng: Khó khăn nhất khi viết bài về môi trường, cũng như khi viết bài về một số lĩnh vực khác, viết bài về lĩnh vực BVMT đòi hỏi người phóng viên phải tiếp cận với sự kiện ngay tại hiện trường để: sờ thấy, nhìn thấy, ngửi thấy "sự kiện", nhờ đó mới có thể viết bài hay được. Nếu như các nhà báo viết một số lĩnh vực, đối tượng họ lấy thông tin, chụp ảnh chủ yếu ngồi trong nhà mát, có điều hòa nhiệt độ thì ngược lại, phóng viên môi trường lại phải đến những nơi bãi rác, cống thải, để tìm hiểu, lấy thông tin.
Khi viết bài phóng sự "Xóm rác", tôi phải thâm nhập vào xóm rác ở Mễ Trì mất một tuần. Chui vào "ổ chuột" tìm hiểu nội thất trong nhà của những người nhặt rác, uống nước chung với họ và ở với họ cả buổi trưa để hưởng trọn không khí đặc quánh hôi hám của bãi rác... vất vả là thế nhưng bài viết về "xóm rác" lại là những bài viết tôi tâm đắc nhất.
Sau nhiều năm theo dõi và viết bài lĩnh vực môi trường, tôi đúc rút ra được một số kinh nghiệm: cần có mặt nơi sự kiện xảy ra; Tập hợp đầy đủ thông tin tại hiện trường; Lấy ý kiến các chuyên gia; Sau khi viết xong bản thảo cần chuyển bản thảo cho các nhà khoa học, cán bộ quản lý xem lại đế họ giúp mình kiểm tra lại các số liệu và học thuật nêu trong bài viết; Bài viết cần ngắn gọn, tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề chính; số liệu đưa ra ít nhưng có tính chất tiêu biểu. Tránh liệt kê dài dòng, "báo cáo hóa" bài viết...
Nói một cách khái quát, người phóng viên viết lĩnh vực BVMT nói riêng và viết các lĩnh vực khác nói chung cần: "Nhìn thấy điều bất bình thường trong một chuỗi các sự kiện bình thường". Sau đó gọi được tên sự kiện bình thường đó, cắt thành từng lát nhỏ để phân tích bình luận. Bài viết có chất lượng khi ta gọi được tên đúng sự kiện và phân tích tốt sự kiện được gọi tên đó.
PV: Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong 20 năm làm báo viết về môi trường của ông là gì ?
Nhà báo Hà Hồng: Trong hơn 20 năm viết bài lĩnh vực BVMT, tôi có rất nhiều kỷ niệm, tuy vậy, không thể nhớ hết và kể hết ra ở đây.
Có một kỷ niệm mới đây xin được kể với bạn đọc. Vào những ngày cuối tháng 3/2011, khi tình trạng sức khỏe của "cụ Rùa" ngày càng khá lên, mọi người tính đến chuyện đưa "cụ" trở lại hồ. Khổ nỗi hồ đang bị ô nhiễm, nếu đưa "cụ" trở lại hồ, liệu "cụ" bị bệnh trở lại thì sao? Nhiều người cho rằng phải làm cho hồ hết ô nhiễm trước khi đưa "cụ" về hồ.
Trước sức ép đó, TP Hà Nội đưa ra giải pháp là nạo vét bùn hồ Hoàn Kiếm bằng gầu máy xúc. Thế là 2 chiếc gầu máy xúc được triển khai tại 2 khu vực (mỗi khu vực 500 m2) trước cửa Bưu điện Hà Nội và Báo Hà Nội mới. Lúc đầu là vét bùn vào buổi đêm, sau làm cả ngày.
Nhờ có việc theo dõi quá trình hút bùn thử nghiệm bằng công nghệ của CHLB Đức năm 2009, tôi đã có một tài liệu tống hợp kết quả nghiên cứu hồ Hoàn Kiếm. Thông qua tài liệu này tôi được biết nếu vét bùn Hồ Hoàn Kiếm bằng gầu máy xúc sẽ dẫn đến hủy hoại toàn bộ hệ sinh thái bùn hồ Hoàn Kiếm và rất dễ dẫn đến tình trạng nước hồ bị thối và mất màu xanh.
Tôi gọi điện đến một đồng chí lãnh đạo của TP Hà Nội trình bày ý kiến nói trên, đồng chí đó khẳng định việc làm vét bùn bằng gầu máy xúc không sai. Tôi gọi điện thoại cho một chuyên gia nổi tiếng về hồ Hoàn Kiếm, chuyên gia đó bảo: "Tuy làm như vậy không đúng nhưng cứ để họ làm"(?). Tôi gọi điện tiếp đến các nhà khoa học đã từng nghiên cứu về hồ Hoàn Kiếm. Các nhà khoa học đều khẳng định việc làm đó là sai, không đúng với khuyến cáo của nhà khoa học. Tuy vậy, có nhà khoa học đề nghị không đưa ý kiến đó lên báo "Vì chúng tôi còn mối quan hệ với TP".
Trước tình hình đó, tôi chấp nhận nguy hiểm và quyết định viết bài "Cần thận trọng khi dùng gầu máy vét bùn hồ Hoàn Kiếm" (đăng trên báo Nhân Dân ngày 24/3). Tất cả dẫn chứng của tôi đều lấy từ tài liệu tổng hợp kết quả nghiên cứu về hồ Hoàn Kiếm năm 2009. Nói là chấp nhận nguy hiểm bởi nếu mình nói sai, luận cứ, luận điểm đưa ra không có tính thuyết phục, mình sẽ bị kiện, phải giải trình với Lãnh đạo Báo.
Ngược lại nếu mình không nói, hệ sinh thái bùn hồ Hoàn Kiếm sẽ bị hủy hoại do nạo vét bùn bằng gầu máy xúc. Lúc đó, có viết hàng trăm bài báo cũng chẳng có ích gì. Thật may mắn cho tôi là vấn đề nói trên được đồng nghiệp như nhà báo Đăng Ben ở VTV2, Mỹ Hằng - Báo Tiền Phong và Thanh Trầm, Báo Điện tử Dân Trí ủng hộ và có các bài báo, phóng sự truyền hình không đồng tình với giải pháp dùng gầu máy để vét bùn. Cuối cùng ngày 29/3, TP đã cho dừng việc nạo vét bùn bằng gầu máy xúc. Đó là kỷ niệm mới nhất của tôi trong thời gian theo dõi lĩnh vực BVMT.
PV: Xin chân thành cảm ơn nhà báo Hà Hồng!
TÂM ĐỨC (thực hiện)
TCMT 06/2011
Đánh giá bài viết