Rằm tháng giêng Mậu Tý
[24/02/2008 04:31 | Phóng sự - Tản mạn | Nhận xét(0) | Đọc(6506) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Rằm tháng giêng là ngày đẹp nhất trong năm, là ngày có trăng tròn đầu tiên trong năm ( tuy vậy năm nay đêm rằm tháng giêng không có trăng vì ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại, gần 40 ngày qua).
Chắc các bạn của “hohoankiem. org” sẽ thắc mắc vì sao trong bài viết này chúng tôi lại đưa ra bức ảnh có nhiều người đi thuyền ra Tháp Rùa ?
Đã thành lệ, vào các ngày rằm tháng 12 âm , và rằm tháng giêng, có nhiều người ra Tháp Rùa để thắp hương. Trên tầng ba của Tháp Rùa có một bàn thờ nhỏ. Trên bàn thờ, trước đây chỉ có bát hương, lọ hoa, nay có thêm tượng Trần Hưng Đạo và Thánh mẫu.
Bức ảnh nói trên chúng tôi chụp vào chiều 21-2-2008 ( tức rằm tháng giêng ). Mọi người đi thuyền ra Tháp Rùa để thắp hương.
Theo chuyện nhà Phật, ngày mồng một đầu tháng (âm lịch) và ngày rằm là ngày của các Phật. Do vậy Phật tử đều đến chùa dâng lễ vật cúng Phật vào hai ngày đó.
Nhưng ngày mồng một ban đêm lại đen tối mịt mù, ngược lại đêm rằm thì trăng soi sáng vằng vặc. Nhất là đêm rằm đầu tiên của một năm (rằm tháng giêng ) thì thiêng liêng lắm. Đây là thời gian các Phật giáng lâm xuống mọi chùa chiền để độ trì cho mọi người tai qua nạn khỏi, phúc lộc đầy nhà.
Lý Khắc Cung (tác giả cuốn sách Hà Nội văn hoá và phong tục ), cho rằng: “ Ngày rằm tháng giêng là ngày những người dưới âm phủ được “ tháo khoán “, cho nên tranh thủ về dương gian với những người thân. Ngày này, các vị thần thánh mở rộng lòng từ bi. Ngay cả ma quỷ cũng không trừng phạt, hành hạ con người, kể cả người sống lẫn người chết ”.
Đó chính là một trong những lý do khiến nhiều người đến đền, chùa để cầu xin may mắn, tránh tai ương. Chùa Bà Đá ngày rằm tháng giêng Mậu Tý cũng như nhiều chùa khác ở Hà Nội có đông người đến thắp hương cầu nguyện. Đúng như các cụ ta thường nói: Lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng./.
Chắc các bạn của “hohoankiem. org” sẽ thắc mắc vì sao trong bài viết này chúng tôi lại đưa ra bức ảnh có nhiều người đi thuyền ra Tháp Rùa ?
Đã thành lệ, vào các ngày rằm tháng 12 âm , và rằm tháng giêng, có nhiều người ra Tháp Rùa để thắp hương. Trên tầng ba của Tháp Rùa có một bàn thờ nhỏ. Trên bàn thờ, trước đây chỉ có bát hương, lọ hoa, nay có thêm tượng Trần Hưng Đạo và Thánh mẫu.
Bức ảnh nói trên chúng tôi chụp vào chiều 21-2-2008 ( tức rằm tháng giêng ). Mọi người đi thuyền ra Tháp Rùa để thắp hương.
Theo chuyện nhà Phật, ngày mồng một đầu tháng (âm lịch) và ngày rằm là ngày của các Phật. Do vậy Phật tử đều đến chùa dâng lễ vật cúng Phật vào hai ngày đó.
Nhưng ngày mồng một ban đêm lại đen tối mịt mù, ngược lại đêm rằm thì trăng soi sáng vằng vặc. Nhất là đêm rằm đầu tiên của một năm (rằm tháng giêng ) thì thiêng liêng lắm. Đây là thời gian các Phật giáng lâm xuống mọi chùa chiền để độ trì cho mọi người tai qua nạn khỏi, phúc lộc đầy nhà.
Lý Khắc Cung (tác giả cuốn sách Hà Nội văn hoá và phong tục ), cho rằng: “ Ngày rằm tháng giêng là ngày những người dưới âm phủ được “ tháo khoán “, cho nên tranh thủ về dương gian với những người thân. Ngày này, các vị thần thánh mở rộng lòng từ bi. Ngay cả ma quỷ cũng không trừng phạt, hành hạ con người, kể cả người sống lẫn người chết ”.
Đó chính là một trong những lý do khiến nhiều người đến đền, chùa để cầu xin may mắn, tránh tai ương. Chùa Bà Đá ngày rằm tháng giêng Mậu Tý cũng như nhiều chùa khác ở Hà Nội có đông người đến thắp hương cầu nguyện. Đúng như các cụ ta thường nói: Lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng./.
Đánh giá bài viết