Trong những ngày gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa thông tin sáng 12-10 - 2011, khi đi thả lưới dọc sông Hồng, ông Nguyễn Bá Toàn (60 tuổi) trú tại ngõ 118 - Phú Viên - Gia Lâm (Hà Nội) đã bắt được một con ba ba nặng 24kg ven sông Hồng ngay dưới chân cầu Chương Dương. Nhiều người tới xem và xôn xao bàn tán, trong đó có nhiều ý kiến cho rằng con ba ba khổng lồ này giống “Cụ rùa” Hồ Hoàn Kiếm.

Highslide JS
Ba ba nam bộ chết ở Hồ Hoàn Kiếm ngày 13-4-2011, nặng 50 kg ( Ảnh Hồng Phong )


GS. Hà Đình Đức khẳng định: “Con ba ba mà anh Nguyễn Đức Toàn bắt được là con ba ba Nam Bộ hay còn gọi là con cua đinh, có tên khoa học là Amyda cartilaginea. Đặc điểm phân biệt ba ba Nam bộ với các loại ba ba khác là ba ba Nam Bộ có những nốt sần tròn ở phía trước mai. Cách đây nhiều năm, tại hồ Bảy Mẫu, người dân đã từng bắt được một con ba ba Nam Bộ nặng trên 30 kg. Loại ba ba này có trọng lượng tối đa có thể lên đến trên dưới 50kg”.

Highslide JS
Ba ba Nam bộ được ông  Toàn  bắt ở dưới chân cầu Chương Dương ngày 12-10-2011, nặng 24 kg


Ông Nguyễn Bá Toàn cho biết, từ khi ông bắt được ba ba trên sông Hồng vào sáng 12-10, có hàng chục người trả giá mua, thậm chí họ đấu giá ngay tại nhà ông. Giá ban đầu là 17 triệu, sau đẩy lên 60 triệu và cả trăm triệu đồng, nhưng ông không muốn bán.
Đến hôm qua (14-10) một người đàn ông Trung Quốc tới xem và trả 180 triệu đồng. Lúc đầu ông Toàn lưỡng lự, nhưng được nhiều hàng xóm khuyên nên cuối cùng vợ chồng ông đã bán với giá 180 triệu đồng.

Như các bạn yêu “ hohoankiem.org “ đã biết trên trang Web của chúng tôi đã có thông tin về một con ba ba Nam Bộ đã nổi lên ngày 9-4-2011 và chết ở hồ Hoàn Kiếm ngày 13-4-2011.

>> Xem bài: Một con ba ba chết ở hồ

Highslide JS
Chị Hồng Phong  cho xem các bức ảnh chịp chụp được con ba ba nổi ở hồ Hoàn Kiếm ngày 9-4-2011 ( ảnh Hà Hồng)


Chiều 9-4-2010 một cá thể rùa mai mềm đã nổi ở khu vực đền Ngọc Sơn. Chị Hồng Phong người chụp ảnh dạo ở khu vục đền Ngọc Sơn đã cung cấp cho chúng tôi bức ảnh chị chụp được khi cá thể rùa mai mềm này nổi sát bờ kè đình Trấn Ba. Rùa mai mềm có kích thước mai tương đối lớn 0,45 X 0,6m, chân có móng sắc, mầu trằng, mai phía trước có nhiều nốt sần.

Theo Tim McCormach, chuyên gia về rùa thuộc Chương trình bảo tồn rùa châu Á, cá thể rùa mai mềm này là một trong năm loài rùa mai mềm ở Việt Nam, tên địa phương là ba ba Nam Bộ (tên khoa học là Amyda Cartiloginea).

Cá thể rùa mai mềm này không cùng loài với “Cụ Rùa“ mai mềm hằng trăm tuổi ở hồ Hoàn Kiếm (tên khoa học là Rafetus swinhoei, Phó giáo sư Hà Đình Đức đặt tên là Rafetus leloii).

Highslide JS
Con ba ba nặng tới 24 kg, dài hơn một mét được ông Toàn bắt khi đánh cá trên sông Hồng đoạn gần gầm cầu Chương Dương. Ảnh: Bá Đô.


Theo chị Hằng Thúy Hạnh cán bộ của đền Ngọc Sơn, cá thể rùa mai mềm (Ba ba Nam Bộ) nói trên đã chết và xác nổi phía cây si ở đền Ngọc Sơn, vào khoảng 11h, ngày 13-4.

Ông Vũ Ngọc Thành, cán bộ Bảo tàng động vật (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) là một trong những người đầu tiên tiếp cận với con ba ba nêu trên cho biết: Ngày 9-4, tôi đã chụp ảnh khi ba ba bơi vào gần bờ với thể trạng rất yếu. Ngày 13-4, khi được tin báo có rùa hồ Gươm chết, tôi cũng có mặt và chính là người vớt xác ba ba lên. Sở dĩ người dân nhận dạng nhầm giữa ba ba này và rùa hồ Gươm là vì trọng lượng khá to, lên tới 50kg nên nhiều người nhầm lẫn.

Highslide JS
Ông Toàn chỉ lại vị trí nơi bắt được con ba ba. Ảnh: Bá Đô.


Ông Thành cho biết thêm: "Con ba ba Nam Bộ này có kích thước đến 114x74cm, do người dân thả phóng sinh từ nhiều năm trước. Trong tự nhiên, loài này được phát hiện có kích thước và trọng lượng lớn nhất cũng chỉ bằng cá thể nêu trên nên nhiều khả năng chết là do quá già. Hiện nay, xác của con ba ba này đang được Bảo tàng động vật xử lý để trưng bày trong bảo tàng".

Quan sát bằng mắt thường trên hai bức ảnh chụp ba ba Nam bộ ( rùa mai mềm ) nổi lên và chết ở hồ Hoàn Kiếm ngày 13-4-2010 với con ba ba Nam Bộ được ông Toàn  bắt ngày  12-10-2011,  chúng tôi thấy hai con có đặc điểm giống nhau là đều có vết sần phía trên mai. Điều đó cho thấy ba ba Nam Bộ bắt được dưới chân cầu Chương Dương giống với ba ba đã đã chết ở hồ Hoàn Kiếm.

Hà Hồng
hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 401 đã được: 4.0/10 (27 Đánh giá)


Bài viết liên quan Bài viết ngẫu nhiên
Vật lưu niệm: Rùa Hồ Gươm, Tháp Bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc
Sắp xếp lại bộ xương rùa
An vị Rùa Hồ Gươm
Nhật ký Rùa Hồ Gươm trở về với Hồ Gươm
Nhật ký Rùa Hồ Gươm trở về với Hồ Gươm
Phương án ngày X-3-2019
Nhật ký Rùa Hồ Gươm trở về với Hồ Gươm
Nhận kỷ vật chế tác tiêu bản Rùa Hồ Gươm
Rùa hồ Hoàn Kiếm đã ra đi
Rùa hồ Hoàn Kiếm nổi trước đêm Nô-en
Đàn bồ câu đã bị bắt mất ...
Cụ Rùa nổi sáng 23-12-200...
Tranh giành khách
Điểm báo lĩnh vực khoa họ...
Xây lại cống thoát nước ở...
Điểm báo KH&CN trên k...
Phun thuốc định kỳ cho câ...
Bắt hai kẻ móc túi ở Hồ G...
Nốt nhạc xuân
Hà Nội có "37 phố&qu...
Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share