Nhật ký mười ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội (Ngày 07-10/10/2010)
[10/10/2010 10:10 | Phóng sự - Tản mạn | Nhận xét(0) | Đọc(6891) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Ngày 7-10
Khoảng 9 giờ 20 phút chúng tôi phát hiện Cụ Rùa nổi chỗ đối diện với Đồn Công an quận Hoàn Kiếm. Sau đó trong khoảng thời gian hơn một tiếng Cụ vừa bơi vừa nổi dọc theo phố Lê Thái Tổ. Hằng trăm lượt người đã nhìn thấy Cụ nổi. Trong đó có rất nhiều người từ các tỉnh về Hà Nội dự Đại lễ. Có nhiều lúc Cụ nổi chỉ cách bờ khoảng 1,5 m. Cụ nổi nhanh và di chuyển cũng nhanh.
Ngày Đại lễ đã trở thành ngày vui chung của nhân dân cả nước. Quán cơm tám ở Kỳ Đồng ( Phố ẩm thực ) đông nghịt khách. Bình thường khách đi cùng nhau, ngồi riêng từng bàn, nay phải ghép chung với nhau. Cạnh chỗ chúng tôi ngồi ăn là bàn ăn của các bác, các cô từ Bến Tre và Cà Mau ra. Mọi người đều thích thú, vu vẻ khi vừa ăn cơm bắc, vừa kể chuyện Hà Thành xưa.
Anh Trương Thành Công, nhà ở ngoài bắc, hiện là Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu. Vì điều kiện công tác anh không về Hà Nội dự Đại lễ, cho nên anh gửi cho chúng tôi bài thơ nhớ về Hà Nội. Chúng tôi xin trích đăng những dòng cảm nghĩ của anh :
- 22 giờ 30 phút chúng tôi có mặt tại hồ. Các ngả đường dẫn đến hồ, trục phố Tràng Thi đều bị cấm để phục vụ cho việc tổng duyệt. Mỗi lần có đoàn diễu hành đi qua mọi người lại hò reo vẫn chào. Mấy bạn khách nước ngoài thấy vui quá cũng cõng nhau lên xem. Họ vui như đang xem một lễ hội nào đó ở quê hương mình.
Ngày 8-10
Một hoạt động nổi bật trong ngày 8-10, ở hồ Hoàn Kiếm đó là hoạt động của tuổi trẻ Thủ đô và nhiều đoàn đại biểu thanh niên quốc tế chào mừng ngày đại lễ. Buổi sáng trước tượng đài Vua Lý Công Uẩn, hằng nghìn sinh viên các trường đại học, học sinh các trường trung học đã về đây trình diễn những màn múa, hát sôi động.
Điểm nhấn của hoạt động nói trên trong sáng 8-10 đó là một nghìn sinh viên và học sinh cùng nhau vẽ một bức tranh mầu dài 200 mét. Bức tranh nói lên khát vọng của tuổi trẻ làm chủ khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường, tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc.
Tối 8-10, hòa trong không khí tưng bừng của ngày Đại lễ, Lễ hội đường phố với chủ đề "Tuổi trẻ thăng hoa cùng đất nước" đã diễn ra sôi nổi và thăng hoa tại sân khấu Quảng trường Ngân hàng Nhà nước và Khu vực chung quanh Hồ Hoàn Kiếm. Chương trình do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội tổ chức.
Tới dự khai mạc Lễ hội có các đoàn đại biểu thanh niên khối ASEAN + 3, gồm các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia, Brunei, Lào, Thái Lan...cùng 10 nghìn thanh thiếu niên tuổi trẻ Thủ đô đã tham gia lễ hội tuổi trẻ này.
Chương trình Lễ hội đường phố chủ đề "Tuổi trẻ thăng hoa cùng đất nước" đã thực sự thể hiện được ưu thế của thế hệ trẻ, thanh niên sôi nổi. Phần I của chương trình với chủ đề "Sứ mệnh vẻ vang - Trách nhiệm và tình yêu" với những tiết mục nghệ thuật đặc sắc viết về thanh niên như: Dòng máu Lạc Hồng. Việt Nam quê hương tôi, Khúc hát Người Hà Nội...qua trình diễn của các ca sỹ nổi tiếng như: Đan Trường, Lan Anh, Lê Anh Dũng, Minh Quân, Mỹ Dung...
Sau bài phát biểu khai mạc của ông Võ Văn Thưởng - Bí thư thứ Nhất Trung ương Đoàn là lễ thắp đuốc truyền thống. Ngọn đuốc cũng thể hiện được tinh thần, ý chí của lớp thanh thiếu niên Thủ đô.
Chương trình được tiếp nối bằng lễ diễu hành, với các khối diễu hành: Xe nghi trượng rước Cờ Đảng, cờ Tổ quốc, cờ Đoàn, ảnh Bác Hồ và biểu trưng Khuê Văn Các... Xe mang biểu tượng văn hiến, Xe mang biểu tượng anh hùng, biểu tượng Hà Nội trái tim của cả nước, biểu tượng - Hà Nội, Thành phố vì hòa bình... Các khối diễu hành 108 thanh niên với 54 nam, 54 nữ trong trang phục 54 dân tộc anh em, 200 thanh niên và bạn bè quốc tế... Cùng với đó là màn diễu hành của thanh niên lực lượng vũ trang, khối nông thôn, công nhân đô thị, học sinh, sinh viên...
Hoạt cảnh trò chơi dân gian, vũ hội hóa trang, xiếc và các trò chơi vui nhộn như đi cà kheo, tung hứng, đi xe đạp một bánh, thổi lửa... được tái hiện trong Lễ hội đường phố bế mạc với tiết mục ấn tượng của Ban nhạc Bức Tường và tiết mục thả bóng bay nghệ thuật cùng thông điệp của tuổi trẻ Hà Nội tới thanh niên cả nước và bạn bè khắp nơi trên thế giới với mong muốn và quyết tâm nỗ lực hơn nữa cho một Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh và hiện đại, cho một Việt Nam ngày càng đổi mới và cho một thế giới hòa bình và thịnh vượng.
Ngày 9-10
Hoạt động mở đầu tại hồ Hoàn Kiếm sáng 9-10, đó là Cuộc đua xe đạp quốc tế xuyên Việt chung quanh hồ. Trời nắng, gió nhẹ, điều kiện lý tưởng để cho các vận động viên đua tài.
Vượt qua 11 chặng đua với tổng chiều dài gần 2000km dọc đất nước, sáng 9-10, 59 vận động viên của Giải xe đạp nam xuyên Việt Quốc tế đã về đến Hà Nội, tiếp tục tranh tài ở chặng đua tính điểm 18 vòng hồ Hoàn Kiếm (30,6km)
Giải đua xe đạp nam xuyên Việt quốc tế là một trong bốn hoạt động thể thao chính thức nằm trong chương trình kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đây là hoạt động thể thao có quy mô lớn, trải rộng trên địa bàn của 17 tỉnh, thành phố và cũng là lần đầu tiên Sở Văn hoá Thể dục Thể thao và Du lịch Hà Nội cùng phối hợp tổ chức một giải đua xe Xuyên Việt dài ngày và có quy mô lớn đến thế.
Các đoàn đã xuất phát từ TP.Hồ Chí Minh từ tháng 9-2010 với 11 chặng, đi qua các địa danh Bình Thuận, Ninh Thuận, Nha Trang, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hoá và kết thúc đúng vào dịp Đại lễ, ngày 9-10 giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội.
Nhận xét về tính chuyên môn trong thi đấu của giải, ông Nguyễn Đức Cường, Trưởng Bộ môn xe đạp Tổng cục Thể dục Thể thao cho biết, tất cả 59 vận động viên trong nước và quốc tế (gồm đoàn đua Lào và Hà Lan) đều đã nỗ lực thi đấu hết mình trong tất cả các chặng, đặc biệt là 4 chặng vượt qua đèo. Tốc độ mà các vận động viên đạt được rất cao, trung bình là 42,6km/h.
Ngày 9-10 là ngày thứ bảy cho nên lượng người đổ về hồ rất đông. Các bạn trẻ có sáng kiến để đi được nhanh, họ đứng thành hàng dọc, người này bá vai người kia.
Lúc 23 giờ, chúng tôi thấy tại nhiều bãi cỏ chung quang hồ, nhiều người đã trải chiếu, áo mưa, che ô để nằm qua đêm, chờ ngày hôm sau xem diễu binh, diễu hành.
Ngày 10-10
Từ 5 giờ 30 phút sáng, không gian khu dân cư phường Trần Hưng Đạo đã đầy ắp tiếng các bài hát về Hà Nội, phát ra từ hệ thống âm thanh mới được lắp dựng nhân ngày đại lễ. Mọi người trong gia đình dậy sớm hơn mọi ngày để đón xem lễ duyệt binh.
Bố tôi bị ốm phải nằm trong Bệnh viện Hữu nghị. Ông làm nghề báo đã nghỉ hưu tuy vậy rất muốn xem truyền hình buổi diễu binh, diễu hành. Trong phòng người bệnh lại không có truyền hình. Điều may mắn đã đến khi tôi được người bạn tặng thiết bị kết nối 3G của Viettel. Nhờ có công nghệ mới này mà bố tôi và các bác người bệnh cùng phòng đã được xem trọn vẹn lễ diễu binh, diễu hành trọng thể và lớn nhất từ trước tới nay qua máy vi tính.
Không chỉ có năm cửa ô mà tất cả các ngả đường vào thành phố, trung tâm Hà Nội đều có rất nhiều người từ các tỉnh, thành phố chung quanh Hà Nội về xem diễu binh, diễu hành. Người đi bộ, người đi xe máy và ô-tô đổ về chật cứng các con phố hướng về trung tâm.
Để phục vụ lễ diễu binh, diễu hành nhiều phố trung tâm đã bị cấm đi lại do vậy tại những tuyến phố không bị cấm dòng xe cộ chật cứng. Khu vực hồ Hoàn Kiếm cũng vậy. Mọi người tập trung dọc theo phố Tràng Thi, Hàng Khay và Tràng Tiền. Mỗi khi có đoàn diễu hành đi qua mọi người lại vẫy cờ, hoa, hò reo.
Chúng tôi đã chứng kiến nhiều lễ hội lớn chung quanh hồ nhưng đây là lễ hội lớn nhất mà chúng tôi thấy. Hồ Hoàn Kiếm cả ngày chật cứng người. Các bạn trẻ đi dự đại lễ năm nay mặc chung một loại áo phông với dòng chữ : “ Tôi yêu Hà Nội “ .
Lúc 10 giờ kém 15 phút, chúng tôi thấy mọi người hô Cụ Rùa nổi, rồi chạy ra phía hồ. Tôi cũng chạy theo sau. Ra đến nơi ( đối diện với báo Hà Nội Mới ) tôi đã thấy nhiều người đứng chờ ở đó. Phía đối diện bên kia bờ hồ là Bưu điện Hà Nội, tôi cũng thấy mọi người đứng vòng trong vòng ngoài để chờ xem Cụ nổi. Một bạn gái tên là Hạnh, từ Phú Thọ đến nói cho tôi biết: Sáng nay lúc gần sáu giờ em đã nhìn thấy Cụ nổi chỗ đường đôi, nay đứng đây chờ mãi chưa thấy Cụ nổi.
- Thấy một bác đứng cạnh tôi dụi mắt. Bác sao vậy ? Chúng tôi hỏi.
- Chúng ta thật hạnh phúc vì được sống trong giờ phút thiêng liêng nghìn năm có một này. Hằng triệu, hằng triệu người trong một nghìn năm qua đã hy sinh quên mình để chiến đấu bảo vệ đất nước, để xây dựng tổ quốc tươi đẹp như ngày hôm nay. Ước gì lúc này họ cũng có mặt chia vui cùng chúng ta !
Hà Hồng
Khoảng 9 giờ 20 phút chúng tôi phát hiện Cụ Rùa nổi chỗ đối diện với Đồn Công an quận Hoàn Kiếm. Sau đó trong khoảng thời gian hơn một tiếng Cụ vừa bơi vừa nổi dọc theo phố Lê Thái Tổ. Hằng trăm lượt người đã nhìn thấy Cụ nổi. Trong đó có rất nhiều người từ các tỉnh về Hà Nội dự Đại lễ. Có nhiều lúc Cụ nổi chỉ cách bờ khoảng 1,5 m. Cụ nổi nhanh và di chuyển cũng nhanh.
Ngày Đại lễ đã trở thành ngày vui chung của nhân dân cả nước. Quán cơm tám ở Kỳ Đồng ( Phố ẩm thực ) đông nghịt khách. Bình thường khách đi cùng nhau, ngồi riêng từng bàn, nay phải ghép chung với nhau. Cạnh chỗ chúng tôi ngồi ăn là bàn ăn của các bác, các cô từ Bến Tre và Cà Mau ra. Mọi người đều thích thú, vu vẻ khi vừa ăn cơm bắc, vừa kể chuyện Hà Thành xưa.
Anh Trương Thành Công, nhà ở ngoài bắc, hiện là Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu. Vì điều kiện công tác anh không về Hà Nội dự Đại lễ, cho nên anh gửi cho chúng tôi bài thơ nhớ về Hà Nội. Chúng tôi xin trích đăng những dòng cảm nghĩ của anh :
“ Hồ Gươm xanh mưa bụi tơ giăng
Ẩn hiện Tháp rùa rêu phong, cổ tích
Thấp thoáng bóng áo dài thưa thớt
Phía chân cầu lấp lánh ánh sao rơi
Thăng Long-Đông Đô- Hà Nội của tôi
Của tất cả những người con đất Việt
Dù ở xa những chân trời tít tắp
Vẫn hướng về Hà Nội-trái tim yêu...”
- 22 giờ 30 phút chúng tôi có mặt tại hồ. Các ngả đường dẫn đến hồ, trục phố Tràng Thi đều bị cấm để phục vụ cho việc tổng duyệt. Mỗi lần có đoàn diễu hành đi qua mọi người lại hò reo vẫn chào. Mấy bạn khách nước ngoài thấy vui quá cũng cõng nhau lên xem. Họ vui như đang xem một lễ hội nào đó ở quê hương mình.
Ngày 8-10
Một hoạt động nổi bật trong ngày 8-10, ở hồ Hoàn Kiếm đó là hoạt động của tuổi trẻ Thủ đô và nhiều đoàn đại biểu thanh niên quốc tế chào mừng ngày đại lễ. Buổi sáng trước tượng đài Vua Lý Công Uẩn, hằng nghìn sinh viên các trường đại học, học sinh các trường trung học đã về đây trình diễn những màn múa, hát sôi động.
Điểm nhấn của hoạt động nói trên trong sáng 8-10 đó là một nghìn sinh viên và học sinh cùng nhau vẽ một bức tranh mầu dài 200 mét. Bức tranh nói lên khát vọng của tuổi trẻ làm chủ khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường, tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc.
Tối 8-10, hòa trong không khí tưng bừng của ngày Đại lễ, Lễ hội đường phố với chủ đề "Tuổi trẻ thăng hoa cùng đất nước" đã diễn ra sôi nổi và thăng hoa tại sân khấu Quảng trường Ngân hàng Nhà nước và Khu vực chung quanh Hồ Hoàn Kiếm. Chương trình do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội tổ chức.
Tới dự khai mạc Lễ hội có các đoàn đại biểu thanh niên khối ASEAN + 3, gồm các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia, Brunei, Lào, Thái Lan...cùng 10 nghìn thanh thiếu niên tuổi trẻ Thủ đô đã tham gia lễ hội tuổi trẻ này.
Chương trình Lễ hội đường phố chủ đề "Tuổi trẻ thăng hoa cùng đất nước" đã thực sự thể hiện được ưu thế của thế hệ trẻ, thanh niên sôi nổi. Phần I của chương trình với chủ đề "Sứ mệnh vẻ vang - Trách nhiệm và tình yêu" với những tiết mục nghệ thuật đặc sắc viết về thanh niên như: Dòng máu Lạc Hồng. Việt Nam quê hương tôi, Khúc hát Người Hà Nội...qua trình diễn của các ca sỹ nổi tiếng như: Đan Trường, Lan Anh, Lê Anh Dũng, Minh Quân, Mỹ Dung...
Sau bài phát biểu khai mạc của ông Võ Văn Thưởng - Bí thư thứ Nhất Trung ương Đoàn là lễ thắp đuốc truyền thống. Ngọn đuốc cũng thể hiện được tinh thần, ý chí của lớp thanh thiếu niên Thủ đô.
Chương trình được tiếp nối bằng lễ diễu hành, với các khối diễu hành: Xe nghi trượng rước Cờ Đảng, cờ Tổ quốc, cờ Đoàn, ảnh Bác Hồ và biểu trưng Khuê Văn Các... Xe mang biểu tượng văn hiến, Xe mang biểu tượng anh hùng, biểu tượng Hà Nội trái tim của cả nước, biểu tượng - Hà Nội, Thành phố vì hòa bình... Các khối diễu hành 108 thanh niên với 54 nam, 54 nữ trong trang phục 54 dân tộc anh em, 200 thanh niên và bạn bè quốc tế... Cùng với đó là màn diễu hành của thanh niên lực lượng vũ trang, khối nông thôn, công nhân đô thị, học sinh, sinh viên...
Hoạt cảnh trò chơi dân gian, vũ hội hóa trang, xiếc và các trò chơi vui nhộn như đi cà kheo, tung hứng, đi xe đạp một bánh, thổi lửa... được tái hiện trong Lễ hội đường phố bế mạc với tiết mục ấn tượng của Ban nhạc Bức Tường và tiết mục thả bóng bay nghệ thuật cùng thông điệp của tuổi trẻ Hà Nội tới thanh niên cả nước và bạn bè khắp nơi trên thế giới với mong muốn và quyết tâm nỗ lực hơn nữa cho một Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh và hiện đại, cho một Việt Nam ngày càng đổi mới và cho một thế giới hòa bình và thịnh vượng.
Ngày 9-10
Hoạt động mở đầu tại hồ Hoàn Kiếm sáng 9-10, đó là Cuộc đua xe đạp quốc tế xuyên Việt chung quanh hồ. Trời nắng, gió nhẹ, điều kiện lý tưởng để cho các vận động viên đua tài.
Vượt qua 11 chặng đua với tổng chiều dài gần 2000km dọc đất nước, sáng 9-10, 59 vận động viên của Giải xe đạp nam xuyên Việt Quốc tế đã về đến Hà Nội, tiếp tục tranh tài ở chặng đua tính điểm 18 vòng hồ Hoàn Kiếm (30,6km)
Giải đua xe đạp nam xuyên Việt quốc tế là một trong bốn hoạt động thể thao chính thức nằm trong chương trình kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đây là hoạt động thể thao có quy mô lớn, trải rộng trên địa bàn của 17 tỉnh, thành phố và cũng là lần đầu tiên Sở Văn hoá Thể dục Thể thao và Du lịch Hà Nội cùng phối hợp tổ chức một giải đua xe Xuyên Việt dài ngày và có quy mô lớn đến thế.
Các đoàn đã xuất phát từ TP.Hồ Chí Minh từ tháng 9-2010 với 11 chặng, đi qua các địa danh Bình Thuận, Ninh Thuận, Nha Trang, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hoá và kết thúc đúng vào dịp Đại lễ, ngày 9-10 giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội.
Nhận xét về tính chuyên môn trong thi đấu của giải, ông Nguyễn Đức Cường, Trưởng Bộ môn xe đạp Tổng cục Thể dục Thể thao cho biết, tất cả 59 vận động viên trong nước và quốc tế (gồm đoàn đua Lào và Hà Lan) đều đã nỗ lực thi đấu hết mình trong tất cả các chặng, đặc biệt là 4 chặng vượt qua đèo. Tốc độ mà các vận động viên đạt được rất cao, trung bình là 42,6km/h.
Ngày 9-10 là ngày thứ bảy cho nên lượng người đổ về hồ rất đông. Các bạn trẻ có sáng kiến để đi được nhanh, họ đứng thành hàng dọc, người này bá vai người kia.
Lúc 23 giờ, chúng tôi thấy tại nhiều bãi cỏ chung quang hồ, nhiều người đã trải chiếu, áo mưa, che ô để nằm qua đêm, chờ ngày hôm sau xem diễu binh, diễu hành.
Ngày 10-10
Từ 5 giờ 30 phút sáng, không gian khu dân cư phường Trần Hưng Đạo đã đầy ắp tiếng các bài hát về Hà Nội, phát ra từ hệ thống âm thanh mới được lắp dựng nhân ngày đại lễ. Mọi người trong gia đình dậy sớm hơn mọi ngày để đón xem lễ duyệt binh.
Bố tôi bị ốm phải nằm trong Bệnh viện Hữu nghị. Ông làm nghề báo đã nghỉ hưu tuy vậy rất muốn xem truyền hình buổi diễu binh, diễu hành. Trong phòng người bệnh lại không có truyền hình. Điều may mắn đã đến khi tôi được người bạn tặng thiết bị kết nối 3G của Viettel. Nhờ có công nghệ mới này mà bố tôi và các bác người bệnh cùng phòng đã được xem trọn vẹn lễ diễu binh, diễu hành trọng thể và lớn nhất từ trước tới nay qua máy vi tính.
Không chỉ có năm cửa ô mà tất cả các ngả đường vào thành phố, trung tâm Hà Nội đều có rất nhiều người từ các tỉnh, thành phố chung quanh Hà Nội về xem diễu binh, diễu hành. Người đi bộ, người đi xe máy và ô-tô đổ về chật cứng các con phố hướng về trung tâm.
Để phục vụ lễ diễu binh, diễu hành nhiều phố trung tâm đã bị cấm đi lại do vậy tại những tuyến phố không bị cấm dòng xe cộ chật cứng. Khu vực hồ Hoàn Kiếm cũng vậy. Mọi người tập trung dọc theo phố Tràng Thi, Hàng Khay và Tràng Tiền. Mỗi khi có đoàn diễu hành đi qua mọi người lại vẫy cờ, hoa, hò reo.
Chúng tôi đã chứng kiến nhiều lễ hội lớn chung quanh hồ nhưng đây là lễ hội lớn nhất mà chúng tôi thấy. Hồ Hoàn Kiếm cả ngày chật cứng người. Các bạn trẻ đi dự đại lễ năm nay mặc chung một loại áo phông với dòng chữ : “ Tôi yêu Hà Nội “ .
Lúc 10 giờ kém 15 phút, chúng tôi thấy mọi người hô Cụ Rùa nổi, rồi chạy ra phía hồ. Tôi cũng chạy theo sau. Ra đến nơi ( đối diện với báo Hà Nội Mới ) tôi đã thấy nhiều người đứng chờ ở đó. Phía đối diện bên kia bờ hồ là Bưu điện Hà Nội, tôi cũng thấy mọi người đứng vòng trong vòng ngoài để chờ xem Cụ nổi. Một bạn gái tên là Hạnh, từ Phú Thọ đến nói cho tôi biết: Sáng nay lúc gần sáu giờ em đã nhìn thấy Cụ nổi chỗ đường đôi, nay đứng đây chờ mãi chưa thấy Cụ nổi.
- Thấy một bác đứng cạnh tôi dụi mắt. Bác sao vậy ? Chúng tôi hỏi.
- Chúng ta thật hạnh phúc vì được sống trong giờ phút thiêng liêng nghìn năm có một này. Hằng triệu, hằng triệu người trong một nghìn năm qua đã hy sinh quên mình để chiến đấu bảo vệ đất nước, để xây dựng tổ quốc tươi đẹp như ngày hôm nay. Ước gì lúc này họ cũng có mặt chia vui cùng chúng ta !
Hà Hồng
Đánh giá bài viết