Các hoạ sĩ duyên nợ với đền Ngọc Sơn
[31/08/2008 09:56 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(7751) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Không hẹn mà gặp, vào thứ 7 hoặc chủ nhật hằng tuần, các em học lớp hội họa của Cung Thiếu nhi Hà Nội, sinh viên khoa kiến trúc Trường đại học Xây Dựng, Trường đại học Kiến trúc, Trường đại học Mỹ thuật ...lại đến vẽ ở khu vực chung quanh cổng đền Ngọc Sơn.
Có lẽ vẻ đẹp các công trình kiến trúc được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 như Tháp Bút, Đài Nghiên, đình Trấn Ba, cầu Thê Húc và cảnh quan nơi đây đã tạo cảm hứng cho các hoạ sĩ ở các lứa tuổi khác nhau.
Trong các cửa hàng bán tranh, không nhiều thì ít cũng trưng bày vài bức tranh về hồ Hoàn Kiếm với hình ảnh cầu Thê Húc, hay cổng Đền Ngọc Sơn.
Có một sự kiện cách đây 66 năm, vào năm 1942, tại cổng đền Ngọc Sơn, những hoạ sĩ Hà thành đều biết. Đó là lễ tiễn hoạ sĩ Lập Ngôn lên đường, đi dọc theo đất nước để vẽ tranh, của giới văn nghệ sĩ Hà Nội. Hoạ sĩ Lập Ngôn tốt nghiệp Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, mất năm 2006, thọ 97 tuổi.
Với sở thích ưa “ xê dịch ” , Hoạ sĩ Lập Ngôn (lúc đó 32 tuổi) đã cho người đóng một chiếc xe ngựa mang tên cô con gái, có bề rộng bằng đúng cái giường. “Thành phần” đoàn đi gồm hoạ sĩ Lập Ngôn, cô vợ trẻ lúc đó 20 tuổi, cô con gái Mê Ly, lúc đó mới một tuổi và một người đánh xe ngựa. Đi đến đâu thấy cảnh đẹp là vẽ. Đến các tỉnh tổ chức triển lãm tranh, ai thích thì bán để lấy tiền đi tiếp.
Ra cổng đền Ngọc Sơn, ngày 8-2-1942, để tiễn Hoạ sĩ Lập Ngôn có nhiều người trong giới văn nghệ sĩ của Hà thành hồi bấy giờ. Cảm kích trước hành động lãng mạn của Lập Ngôn, nhiều nhà thơ như: Nguyễn Bính, Vũ Đình Liên, Đồ Phồn, Đỗ Huy Nhiệm làm thơ tặng. Nguyễn Bính viết :
Những ngày mùa thu nắng vàng này, nhìn các hoạ sĩ trẻ say mê vẽ tranh bên cổng đền Ngọc Sơn, chúng tôi tự bật ra câu hỏi: Liệu trong số các bạn, ai có máu lãng mạn như hoạ sĩ Lập Ngôn ?
Có lẽ vẻ đẹp các công trình kiến trúc được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 như Tháp Bút, Đài Nghiên, đình Trấn Ba, cầu Thê Húc và cảnh quan nơi đây đã tạo cảm hứng cho các hoạ sĩ ở các lứa tuổi khác nhau.
Trong các cửa hàng bán tranh, không nhiều thì ít cũng trưng bày vài bức tranh về hồ Hoàn Kiếm với hình ảnh cầu Thê Húc, hay cổng Đền Ngọc Sơn.
Có một sự kiện cách đây 66 năm, vào năm 1942, tại cổng đền Ngọc Sơn, những hoạ sĩ Hà thành đều biết. Đó là lễ tiễn hoạ sĩ Lập Ngôn lên đường, đi dọc theo đất nước để vẽ tranh, của giới văn nghệ sĩ Hà Nội. Hoạ sĩ Lập Ngôn tốt nghiệp Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, mất năm 2006, thọ 97 tuổi.
Với sở thích ưa “ xê dịch ” , Hoạ sĩ Lập Ngôn (lúc đó 32 tuổi) đã cho người đóng một chiếc xe ngựa mang tên cô con gái, có bề rộng bằng đúng cái giường. “Thành phần” đoàn đi gồm hoạ sĩ Lập Ngôn, cô vợ trẻ lúc đó 20 tuổi, cô con gái Mê Ly, lúc đó mới một tuổi và một người đánh xe ngựa. Đi đến đâu thấy cảnh đẹp là vẽ. Đến các tỉnh tổ chức triển lãm tranh, ai thích thì bán để lấy tiền đi tiếp.
Ra cổng đền Ngọc Sơn, ngày 8-2-1942, để tiễn Hoạ sĩ Lập Ngôn có nhiều người trong giới văn nghệ sĩ của Hà thành hồi bấy giờ. Cảm kích trước hành động lãng mạn của Lập Ngôn, nhiều nhà thơ như: Nguyễn Bính, Vũ Đình Liên, Đồ Phồn, Đỗ Huy Nhiệm làm thơ tặng. Nguyễn Bính viết :
Đây chiếc xe lăn của bốn trời
Trăng vàng chan chứa, gió mê tơi.
Hôm nay xe lại lên đường nhỉ.
Hồn nhớ mơ về nhé, bạn ơi!
Trăng vàng chan chứa, gió mê tơi.
Hôm nay xe lại lên đường nhỉ.
Hồn nhớ mơ về nhé, bạn ơi!
Những ngày mùa thu nắng vàng này, nhìn các hoạ sĩ trẻ say mê vẽ tranh bên cổng đền Ngọc Sơn, chúng tôi tự bật ra câu hỏi: Liệu trong số các bạn, ai có máu lãng mạn như hoạ sĩ Lập Ngôn ?
Đánh giá bài viết