Còn đâu cây lộc vừng 9 gốc bên hồ Gươm?
[16/05/2012 18:23 | Thư viện | Nhận xét(0) | Đọc(9247) ]
Nguồn: tuanvietnam.vietnamnet.vn | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: tuanvietnam.vietnamnet.vn | Lớn | Vừa | Nhỏ
Cụ Võ An Ninh rời khỏi cuộc đời khi đã hưởng dương trên 100 năm do tuổi cao sức yếu, còn gốc cây lộc vừng thứ 9 ra đi trong lúc đang đẹp, đang còn sức sống để tô điểm cho Hồ Gươm, lẵng hoa của Thủ đô. Vì những con người vô ý thức đã làm hỏng cây lộc vừng đúng ngày vui của dân tộc.
Trong Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Hồ Gươm bị hỏng một vật thể vô giá, đó là cây lộc vừng 9 gốc thuộc hàng đại thụ đẹp nhất, gây ấn tượng và thu hút lòng người Hà Nội và khách thập phương nhiều nhất, là chủ đề để các văn nghệ sĩ sáng tác nhiều nhất.
Nhà tôi hay tin một gốc lộc vừng Hồ Gươm vừa bị người làm gãy trong đêm 10-10 sửng sốt như mất đi một kỷ niệm thiêng liêng nhất đã gắn bó suốt thời thơ ấu.
Trẻ nhỏ Hà Nội bây giờ ít ai dám ra chỗ cây lộc vừng 9 gốc chơi lang thang, bởi bố mẹ không yên tâm, vì không an toàn do xe cộ và người đông quá.
Cách đây hơn 50 năm, Hà Nội còn thưa thớt, hầu như chiều nào nhà tôi cũng cùng hai cô em gái của Nguyễn Cường ở phố Hàng Bạc, mấy bạn ở phố Cầu Gỗ, Hàng Bè ra chơi ở gốc cây lộc vừng. Mùa hoa thì nhặt những bông hoa đỏ như ngọc xâu vào những sợi chỉ làm vòng cổ, vòng tay, cuốn cả lên đầu làm cô dâu. Mùa lá rụng vàng thì thi nhau tìm những chiếc lá đẹp nhất, xinh nhất rồi chấm điểm xem ai được điểm cao.
Thời cụ Võ An Ninh còn ở Hà Nội, cụ thích nhất chụp tháp Rùa có cây lộc vừng hoặc cây liễu làm tiền cảnh. Vào đầu thập niên 1980, tôi hay đến nhà thăm cụ ở 36 phố Tuệ Tĩnh. Có lần cụ bảo trời hôm nay chụp ảnh được đấy, tôi mời cụ ngồi lên booc-ba-ga để đưa cụ đi, cụ bảo cứ để cụ tự đi, ngồi sau xe không quen. Cụ đạp chiếc xe mini đi phăng phăng, đến nhà anh Hà Tường ở đầu phố Tô Tịch, uống chén nước chè, khóa xe để ở cửa rồi ba bác cháu cùng đi bộ ra Hồ Gươm.
Cụ bảo: Trời hôm nay hơi mù lại lặng gió, tháp Rùa có bóng, chụp ảnh sẽ đẹp lắm đấy.
Ngày ấy, khoảng giữa cây lộc vừng 9 gốc và cầu Thê Húc có hai cây liễu to rất đẹp. Lá liễu về già đã rụng hết, chỉ còn cành uốn cong mềm mại, cả ba chúng tôi cùng chụp. (Cây liễu bị bão làm gẫy, có thời gian dài Hồ Gươm không có cây liễu nào, nay thì đã trồng nhiều).
Ngày ấy phim ảnh còn đắt lắm, không mấy ai chụp phim màu. Chụp một kiểu ảnh đen trắng phải rình rập lâu lắm mới bấm máy. Chụp 5 kiểu ảnh về một chủ đề đã là hoang. Khi đến cây lộc vừng 9 gốc, tôi chụp được hai kiểu thì hết phim, cụ nói: "Bác còn phim đây, Thành cứ chụp nữa đi". Nhưng tôi không dám động đến phim sáng tác của cụ. Tôi để ý thấy cụ với nghệ sĩ nhiếp ảnh Hà Tường cũng chỉ chụp thêm 4-5 kiểu.
Trước khi ra về, cụ tựa lưng vào gốc cây lộc vừng ngoài cùng, chúng tôi hay gọi là gốc cây thứ 9 (đếm từ trái sang phải) phía đền Ngọc Sơn rồi nói: "Hà Tường, chụp cho bác kiểu này".
Tôi thấy anh Hà Tường chụp hai kiểu ở hai góc độ khác nhau. Trên đường ra về cụ tâm sự: "Cây lộc vừng này chẳng khác gì bonsai đối với Hồ Gươm, tuy trông thế nhưng cũng có tuổi mấy trăm năm chứ không ít. Cây có 9 gốc tượng trưng cho sự giàu sang, lộc đỏ đến với nhân dân Thủ đô một cách viên mãn, no đủ. Chắc chắn có trước khi người Pháp đến Hà Nội, khi bác còn nhỏ đã trông thấy nó to như thế này rồi".
Về sau, bức ảnh anh Hà Tường chụp cụ Võ tựa gốc cây lộc vừng thứ 9 được giải trong triển lãm ảnh nghệ thuật "Việt Nam - đất nước, con người".
Thế là một kỷ vật đối với cụ Võ An Ninh - cây đại thụ trong giới nhiếp ảnh Việt Nam đã theo người ra đi.
Cụ Võ An Ninh rời khỏi cuộc đời khi đã hưởng dương trên 100 năm do tuổi cao sức yếu, còn gốc cây lộc vừng thứ 9 này ra đi trong lúc đang đẹp, đang còn sức sống để tô điểm cho Hồ Gươm, lẵng hoa của Thủ đô. Vì những con người vô ý thức đã làm hỏng cây lộc vừng đúng ngày vui của dân tộc.
Hồ Gươm ngoài cây lộc vừng 9 gốc, cách đó hai chục mét về phía tháp Hòa Phong còn có một cây lộc vừng nữa, cây mọc thẳng, tán đều cành sum sê rất đẹp, nhất là mùa lá vàng.
Trong một năm lộc vừng cho mấy vụ hoa, vụ chính đúng dịp Giải phóng Thủ đô. Hoa mọc thành từng chùm dài, màu đỏ rực rỡ, nở dần từ gốc đến ngọn. Chập tối hoa bắt đầu nở từng chuỗi dài, khi tháp Rùa lên đèn là lúc hoa đẹp. Sau một đêm nở thì rụng, mờ sáng hôm sau dưới gốc đỏ rực một màu hoa đỏ, có chỗ hoa dày hàng cm.
Các nhà nhiếp ảnh mờ sáng đã có mặt chờ sẵn, khi mặt trời hé sáng là chup.
Trước đây, dưới cây lộc vừng là một thảm cỏ xanh mượt rộng rãi, khi hoa rụng trải đều trên thảm cỏ rất đẹp. Bây giờ người ta đã cấy vào dưới gốc mấy tảng đá và trồng thêm cây bụi, làm cho gốc cây vụn vặt rối rắm, bẩn và không đẹp như xưa.
Tác giả: KTS ĐOÀN ĐỨC THÀNH
Trong Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Hồ Gươm bị hỏng một vật thể vô giá, đó là cây lộc vừng 9 gốc thuộc hàng đại thụ đẹp nhất, gây ấn tượng và thu hút lòng người Hà Nội và khách thập phương nhiều nhất, là chủ đề để các văn nghệ sĩ sáng tác nhiều nhất.
Nhà tôi hay tin một gốc lộc vừng Hồ Gươm vừa bị người làm gãy trong đêm 10-10 sửng sốt như mất đi một kỷ niệm thiêng liêng nhất đã gắn bó suốt thời thơ ấu.
Trẻ nhỏ Hà Nội bây giờ ít ai dám ra chỗ cây lộc vừng 9 gốc chơi lang thang, bởi bố mẹ không yên tâm, vì không an toàn do xe cộ và người đông quá.
Cách đây hơn 50 năm, Hà Nội còn thưa thớt, hầu như chiều nào nhà tôi cũng cùng hai cô em gái của Nguyễn Cường ở phố Hàng Bạc, mấy bạn ở phố Cầu Gỗ, Hàng Bè ra chơi ở gốc cây lộc vừng. Mùa hoa thì nhặt những bông hoa đỏ như ngọc xâu vào những sợi chỉ làm vòng cổ, vòng tay, cuốn cả lên đầu làm cô dâu. Mùa lá rụng vàng thì thi nhau tìm những chiếc lá đẹp nhất, xinh nhất rồi chấm điểm xem ai được điểm cao.
Trong một năm lộc vừng cho mấy vụ hoa, vụ chính đúng dịp Giải phóng Thủ đô.
Ảnh: tác giả cung cấp
Thời cụ Võ An Ninh còn ở Hà Nội, cụ thích nhất chụp tháp Rùa có cây lộc vừng hoặc cây liễu làm tiền cảnh. Vào đầu thập niên 1980, tôi hay đến nhà thăm cụ ở 36 phố Tuệ Tĩnh. Có lần cụ bảo trời hôm nay chụp ảnh được đấy, tôi mời cụ ngồi lên booc-ba-ga để đưa cụ đi, cụ bảo cứ để cụ tự đi, ngồi sau xe không quen. Cụ đạp chiếc xe mini đi phăng phăng, đến nhà anh Hà Tường ở đầu phố Tô Tịch, uống chén nước chè, khóa xe để ở cửa rồi ba bác cháu cùng đi bộ ra Hồ Gươm.
Cụ bảo: Trời hôm nay hơi mù lại lặng gió, tháp Rùa có bóng, chụp ảnh sẽ đẹp lắm đấy.
Ngày ấy, khoảng giữa cây lộc vừng 9 gốc và cầu Thê Húc có hai cây liễu to rất đẹp. Lá liễu về già đã rụng hết, chỉ còn cành uốn cong mềm mại, cả ba chúng tôi cùng chụp. (Cây liễu bị bão làm gẫy, có thời gian dài Hồ Gươm không có cây liễu nào, nay thì đã trồng nhiều).
Vì những con người vô ý thức đã làm hỏng cây lộc vừng đúng ngày vui của dân tộc.
Ảnh: tác giả cung cấp
Ngày ấy phim ảnh còn đắt lắm, không mấy ai chụp phim màu. Chụp một kiểu ảnh đen trắng phải rình rập lâu lắm mới bấm máy. Chụp 5 kiểu ảnh về một chủ đề đã là hoang. Khi đến cây lộc vừng 9 gốc, tôi chụp được hai kiểu thì hết phim, cụ nói: "Bác còn phim đây, Thành cứ chụp nữa đi". Nhưng tôi không dám động đến phim sáng tác của cụ. Tôi để ý thấy cụ với nghệ sĩ nhiếp ảnh Hà Tường cũng chỉ chụp thêm 4-5 kiểu.
Trước khi ra về, cụ tựa lưng vào gốc cây lộc vừng ngoài cùng, chúng tôi hay gọi là gốc cây thứ 9 (đếm từ trái sang phải) phía đền Ngọc Sơn rồi nói: "Hà Tường, chụp cho bác kiểu này".
Tôi thấy anh Hà Tường chụp hai kiểu ở hai góc độ khác nhau. Trên đường ra về cụ tâm sự: "Cây lộc vừng này chẳng khác gì bonsai đối với Hồ Gươm, tuy trông thế nhưng cũng có tuổi mấy trăm năm chứ không ít. Cây có 9 gốc tượng trưng cho sự giàu sang, lộc đỏ đến với nhân dân Thủ đô một cách viên mãn, no đủ. Chắc chắn có trước khi người Pháp đến Hà Nội, khi bác còn nhỏ đã trông thấy nó to như thế này rồi".
Về sau, bức ảnh anh Hà Tường chụp cụ Võ tựa gốc cây lộc vừng thứ 9 được giải trong triển lãm ảnh nghệ thuật "Việt Nam - đất nước, con người".
Thế là một kỷ vật đối với cụ Võ An Ninh - cây đại thụ trong giới nhiếp ảnh Việt Nam đã theo người ra đi.
Cụ Võ An Ninh rời khỏi cuộc đời khi đã hưởng dương trên 100 năm do tuổi cao sức yếu, còn gốc cây lộc vừng thứ 9 này ra đi trong lúc đang đẹp, đang còn sức sống để tô điểm cho Hồ Gươm, lẵng hoa của Thủ đô. Vì những con người vô ý thức đã làm hỏng cây lộc vừng đúng ngày vui của dân tộc.
Hồ Gươm ngoài cây lộc vừng 9 gốc, cách đó hai chục mét về phía tháp Hòa Phong còn có một cây lộc vừng nữa, cây mọc thẳng, tán đều cành sum sê rất đẹp, nhất là mùa lá vàng.
Trong một năm lộc vừng cho mấy vụ hoa, vụ chính đúng dịp Giải phóng Thủ đô. Hoa mọc thành từng chùm dài, màu đỏ rực rỡ, nở dần từ gốc đến ngọn. Chập tối hoa bắt đầu nở từng chuỗi dài, khi tháp Rùa lên đèn là lúc hoa đẹp. Sau một đêm nở thì rụng, mờ sáng hôm sau dưới gốc đỏ rực một màu hoa đỏ, có chỗ hoa dày hàng cm.
Các nhà nhiếp ảnh mờ sáng đã có mặt chờ sẵn, khi mặt trời hé sáng là chup.
Trước đây, dưới cây lộc vừng là một thảm cỏ xanh mượt rộng rãi, khi hoa rụng trải đều trên thảm cỏ rất đẹp. Bây giờ người ta đã cấy vào dưới gốc mấy tảng đá và trồng thêm cây bụi, làm cho gốc cây vụn vặt rối rắm, bẩn và không đẹp như xưa.
Tác giả: KTS ĐOÀN ĐỨC THÀNH
Đánh giá bài viết