Các bạn hãy ở lại cùng chúng tôi
[10/08/2012 10:03 | Phóng sự - Tản mạn | Nhận xét(0) | Đọc(6081) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Trên các trang Web, những ngày gần đây, chúng tôi đọc được nhiều thông tin các bạn nói về sự xuống cấp trong đời sống văn hóa của người Hà Nội. Nhiều ý kiến cho rằng Hà Nội ngày càng bẩn hơn. Ra đường ngày càng gặp nhiều người nói bậy, “ tiểu đường “, vi phạm luật lệ giao thông....
Đâu rồi giọng nói nhẹ nhàng, dáng đi thướt tha trong tà áo dài của người con gái Hà thành xưa ?
Nhiều người tâm sự rằng họ đã và đang dự định rời xa Hà Nội để đến những thành phố khác trong nước hoặc sống ở một thành phố của một nước phát triển.
Sống ở Hà Nội lâu cho nên chúng tôi thấy nhiều thí dụ các bạn đưa ra về sự xuống cấp của văn hóa người Hà Nội rất đúng.
Đi đường bây giờ sợ nhất là va quệt xe. Chưa cần đúng sai là hai bên có thể nhẩy vào choảng nhau. Dùng hết vốn các từ thô tục để tặng cho nhau. Ô-tô, xe máy đi ngoài đường bấm còi inh ỏi một cách vô cớ. Trên đường đi phía trước không có ai cũng bấm còi. Phía trước người đông, tắc đường, lái xe cũng bóp còi inh ỏi đòi vượt. Giữa ngã tư, đang đèn đỏ cũng bóp còi đòi đi.
Vi phạm luật lệ giao thông, khi cảnh sát tuýt còi yêu cầu dừng lại, nhiều tài xế thay vì đánh xe vào lề đường lại lao thẳng và hất “ người thi hành công vụ “ lên nắp ca-bô. Chính quyền thành phố ra quân dẹp xe ô- tô đỗ trái phép dưới lòng đường được vài hôm rồi bỏ đó, đúng cảnh “ đá ném ao bèo”....
Những cảnh như vậy ngày càng nhiều. Đó là lý do các bạn đã và dự định rời thành phố thân yêu này !
Việc rời xa Hà Nội và đến một thành phố nào đó trong hoặc ngoài nước để sinh sống đó là quyền của các bạn.
Nhưng trước khi đi, mong các bạn hãy đọc những dòng tâm sự này:
Chúng tôi cho rằng, tận đáy lòng các bạn đều không muốn xa Hà Nội, không muốn xa mảnh đất đang lưu giữ những kỷ niệm tuyệt đẹp thời thơ ấu của các bạn. Các bạn đã là người Hà Nội rồi. Tại sao chúng tôi lại nói như vậy, bởi căn cứ vào định nghĩa sau của nhà văn Hữu Ngọc: Người Hà Nội không nhất thiết phải là người sinh ra ở Hà Nội, -mà là tất cả những ai xưa và nay bất cứ từ đâu đến, kể cả từ nước ngoài đã gắn bó với Thăng – Long Hà Nội , đã đóng góp tâm hồn và trí tuệ cho nền văn hóa thủ đô đất Việt.
Chúng tôi dám quả quyết rằng những con người như các bạn khi xa Hà Nội rồi sẽ nhớ Hà Nội hơn bao giờ hết. Bởi, mặc dù cuộc sống đang có những cảnh chướng tai gai mắt ( tuy không phải là tất cả ), vẫn còn một Hà Nội “linh thiêng và hào hoa”.
Chúng tôi dám chắc nhiều thành phố mà các bạn đến sinh sống, trước đó cũng bẩn, ô nhiễm và đời sống văn hóa xuống cấp. Nay trở thành một thành phố sạch đẹp, thanh lịch.
Điều đó không phải bỗng dưng mà có. Thành phố xanh, đẹp như ngày nay là nhờ có sự lao động quên mình, sự đấu tranh bền bỉ của mỗi công dân đang sống ở đó. Và bây giờ khi các bạn đến đó để ở, các bạn được thừa hưởng công sức của người dân thành phố đó hàng chục, hằng trăm năm trước.
Trong khi các bạn ra đi thì còn rất nhiều người ở lại. Hằng ngày có rất nhiều người bằng khả năng của mình đang làm việc tốt cho thành phố.
Còn nhớ, ngày đầu Thủ đô mới được giải phòng, hằng chục vạn người dân thủ đô đã lao động hăng say, biến bãi rác khổng lồ phía Nam thành phố thành Công viên Thống nhất như ngày nay.
Vào các ngày chủ nhật, sinh viên nhiều trường đại học, lặng lẽ đi nhặt rác mọi người vứt ở hồ Hoàn Kiếm. Đi xe đạp cổ vũ mọi người tham gia bảo vệ môi trường. Có khách nước ngoài tình nguyện hướng dẫn mọi người đi đúng Luật Giao thông. Có các nhà khoa học đã nghiên cứu chất vi sinh làm sạch các hồ bị ô nhiễm trong thành phố. Có những người tình nguyện mở lớp dạy viết chữ đẹp cho trẻ nhỏ; tình nguyện cho thí sinh ở nhờ qua mỗi lần thi đại học, cao đẳng. Có nhiều nhà báo thường xuyên viết các bài báo phê phán thái độ thời ơ, hành động vô trách nhiệm của những người đang hủy hoại môi trường thành phố; viết gương người tốt việc tốt.
Để có môi trường thành phố trong sạch, đời sống văn hóa ngày càng phát triển, một người, hai người làm không được mà cần sự chung sức của mỗi công dân thành phố. Các bạn hãy ở lại với chúng tôi đấu tranh với những hiện tượng sai trái của một ai đó dù họ là một người bình thường hay là một quan chức. Mỗi người bằng công việc của mình sẽ có những hành động thiết thực và vận động mọi người làm theo. Hành động thiết thực là hành động như thế nào ? Chúng ta cứ là tốt những việc làm mà người Hà Nội xưa đã làm theo sự mô tả của Hoàng Đạo Thúy : “ Người Tràng An cần cù, cứng rắn, vẻ thanh lịch đôi lúc hào hoa, yêu văn, sành mỹ thuật, ăn mặc đơn sơ và trang nhã, nói lời văn vẻ và dễ nghe, dễ hòa hợp với bà con xóm phường, hay động lòng vì việc nghĩa, tình người. Ghét cay ghét đắng những chuyện tục tằn kệch cỡm, hoạnh họe, lố lăng đê tiện. Họ ở với nhau “biết nhịn”, “ biết ngượng “. Trong thôn phố, có việc là chạy sang thăm hỏi ngay, ở với nhau chu tất, ăn ý, tình người rõ ràng... “
Thế đấy một lần nữa mong các bạn hãy ở lại và hành động vì môi trường và văn hóa người Hà Nội với chúng tôi.
Hà Hồng
Đâu rồi giọng nói nhẹ nhàng, dáng đi thướt tha trong tà áo dài của người con gái Hà thành xưa ?
Nhiều người tâm sự rằng họ đã và đang dự định rời xa Hà Nội để đến những thành phố khác trong nước hoặc sống ở một thành phố của một nước phát triển.
Sống ở Hà Nội lâu cho nên chúng tôi thấy nhiều thí dụ các bạn đưa ra về sự xuống cấp của văn hóa người Hà Nội rất đúng.
Đi đường bây giờ sợ nhất là va quệt xe. Chưa cần đúng sai là hai bên có thể nhẩy vào choảng nhau. Dùng hết vốn các từ thô tục để tặng cho nhau. Ô-tô, xe máy đi ngoài đường bấm còi inh ỏi một cách vô cớ. Trên đường đi phía trước không có ai cũng bấm còi. Phía trước người đông, tắc đường, lái xe cũng bóp còi inh ỏi đòi vượt. Giữa ngã tư, đang đèn đỏ cũng bóp còi đòi đi.
Vi phạm luật lệ giao thông, khi cảnh sát tuýt còi yêu cầu dừng lại, nhiều tài xế thay vì đánh xe vào lề đường lại lao thẳng và hất “ người thi hành công vụ “ lên nắp ca-bô. Chính quyền thành phố ra quân dẹp xe ô- tô đỗ trái phép dưới lòng đường được vài hôm rồi bỏ đó, đúng cảnh “ đá ném ao bèo”....
Những cảnh như vậy ngày càng nhiều. Đó là lý do các bạn đã và dự định rời thành phố thân yêu này !
Việc rời xa Hà Nội và đến một thành phố nào đó trong hoặc ngoài nước để sinh sống đó là quyền của các bạn.
Nhưng trước khi đi, mong các bạn hãy đọc những dòng tâm sự này:
Chúng tôi cho rằng, tận đáy lòng các bạn đều không muốn xa Hà Nội, không muốn xa mảnh đất đang lưu giữ những kỷ niệm tuyệt đẹp thời thơ ấu của các bạn. Các bạn đã là người Hà Nội rồi. Tại sao chúng tôi lại nói như vậy, bởi căn cứ vào định nghĩa sau của nhà văn Hữu Ngọc: Người Hà Nội không nhất thiết phải là người sinh ra ở Hà Nội, -mà là tất cả những ai xưa và nay bất cứ từ đâu đến, kể cả từ nước ngoài đã gắn bó với Thăng – Long Hà Nội , đã đóng góp tâm hồn và trí tuệ cho nền văn hóa thủ đô đất Việt.
Chúng tôi dám quả quyết rằng những con người như các bạn khi xa Hà Nội rồi sẽ nhớ Hà Nội hơn bao giờ hết. Bởi, mặc dù cuộc sống đang có những cảnh chướng tai gai mắt ( tuy không phải là tất cả ), vẫn còn một Hà Nội “linh thiêng và hào hoa”.
Chúng tôi dám chắc nhiều thành phố mà các bạn đến sinh sống, trước đó cũng bẩn, ô nhiễm và đời sống văn hóa xuống cấp. Nay trở thành một thành phố sạch đẹp, thanh lịch.
Điều đó không phải bỗng dưng mà có. Thành phố xanh, đẹp như ngày nay là nhờ có sự lao động quên mình, sự đấu tranh bền bỉ của mỗi công dân đang sống ở đó. Và bây giờ khi các bạn đến đó để ở, các bạn được thừa hưởng công sức của người dân thành phố đó hàng chục, hằng trăm năm trước.
Trong khi các bạn ra đi thì còn rất nhiều người ở lại. Hằng ngày có rất nhiều người bằng khả năng của mình đang làm việc tốt cho thành phố.
Còn nhớ, ngày đầu Thủ đô mới được giải phòng, hằng chục vạn người dân thủ đô đã lao động hăng say, biến bãi rác khổng lồ phía Nam thành phố thành Công viên Thống nhất như ngày nay.
Vào các ngày chủ nhật, sinh viên nhiều trường đại học, lặng lẽ đi nhặt rác mọi người vứt ở hồ Hoàn Kiếm. Đi xe đạp cổ vũ mọi người tham gia bảo vệ môi trường. Có khách nước ngoài tình nguyện hướng dẫn mọi người đi đúng Luật Giao thông. Có các nhà khoa học đã nghiên cứu chất vi sinh làm sạch các hồ bị ô nhiễm trong thành phố. Có những người tình nguyện mở lớp dạy viết chữ đẹp cho trẻ nhỏ; tình nguyện cho thí sinh ở nhờ qua mỗi lần thi đại học, cao đẳng. Có nhiều nhà báo thường xuyên viết các bài báo phê phán thái độ thời ơ, hành động vô trách nhiệm của những người đang hủy hoại môi trường thành phố; viết gương người tốt việc tốt.
Để có môi trường thành phố trong sạch, đời sống văn hóa ngày càng phát triển, một người, hai người làm không được mà cần sự chung sức của mỗi công dân thành phố. Các bạn hãy ở lại với chúng tôi đấu tranh với những hiện tượng sai trái của một ai đó dù họ là một người bình thường hay là một quan chức. Mỗi người bằng công việc của mình sẽ có những hành động thiết thực và vận động mọi người làm theo. Hành động thiết thực là hành động như thế nào ? Chúng ta cứ là tốt những việc làm mà người Hà Nội xưa đã làm theo sự mô tả của Hoàng Đạo Thúy : “ Người Tràng An cần cù, cứng rắn, vẻ thanh lịch đôi lúc hào hoa, yêu văn, sành mỹ thuật, ăn mặc đơn sơ và trang nhã, nói lời văn vẻ và dễ nghe, dễ hòa hợp với bà con xóm phường, hay động lòng vì việc nghĩa, tình người. Ghét cay ghét đắng những chuyện tục tằn kệch cỡm, hoạnh họe, lố lăng đê tiện. Họ ở với nhau “biết nhịn”, “ biết ngượng “. Trong thôn phố, có việc là chạy sang thăm hỏi ngay, ở với nhau chu tất, ăn ý, tình người rõ ràng... “
Thế đấy một lần nữa mong các bạn hãy ở lại và hành động vì môi trường và văn hóa người Hà Nội với chúng tôi.
Hà Hồng
Đánh giá bài viết