Năm thứ ba nồi bánh chưng ngõ chúng tôi đỏ lửa
[07/02/2013 21:11 | Phóng sự - Tản mạn | Nhận xét(0) | Đọc(6455) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Đã thành truyền thống, cứ mỗi độ Tết đến xuân về là mười anh em trong ngõ Lý Thường Kiệt tổ chức nấu bánh chưng chung. Bên nồi bánh sôi ùng ục, khói và mùi bánh chưng bốc nghi ngút, thơm lừng, bọn trẻ con ríu rít chạy chung quanh, còn chúng tôi lại có dịp ngồi với nhau kể về chuyện cũ, chuyện mọi người sắm Tết.
Nhiệt tình nhất trong việc nấu bánh chưng là vợ chồng anh Phong, chị Thủy, tổ trưởng. Ngày 5-2-2013, tức 25 tháng chạp, là ngày nấu bánh chưng, nhưng trước đó một ngày anh Phong chị Thủy đã rửa lá chuẩn bị thịt, đỗ. Sáng ngày 5-2, nhờ người đến gói 75 chiếc bánh. Anh phong đảm nhận việc bắc bếp, nổi lửa đúng 12 giờ trưa. Trong mười anh em của ngõ, có anh Thành đi công tác ở Ucrai-na. Tết này anh không về được, nhưng gửi về 200USD để nhờ anh Phong, chị Thủy gói, tặng mỗi người một cân giò thủ. Anh Kiên, Phó chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội tặng mỗi người một cặp bánh chưng. Có người ngỏ ý muốn làm thay anh Kiên, nhưng anh không chịu. Anh bảo đó là việc làm “ độc quyền “ của anh ấy.
Vui nhất là bọn trẻ trong ngõ. Bên nồi bánh chưng chúng được ăn khoai nướng, mía lùi; được nghe người lớn kể chuyện gói bánh ngày xưa. Cách không xa nồi bánh chưng, mấy anh em trong ngõ trải chiếu ra ngồi nói chuyện và “ nhậu “ dân dã. Ai có rượu thì góp rượu, ai có bánh thì góp bánh, ai có mực khô, cá khô thì góp mực khô, cá khô.... Chị Thủy vợ anh Phong còn cắt một khoanh giò thủ để chúng tôi “ nghiệm thu “.
Bên nồi bánh chưng, chúng tôi nhớ lại ngày này cách đây 40 năm, khi ngõ còn ngổn ngang gạch đất do bị Mỹ ném bom ngày 21-12-1972. Trong nhóm chúng tôi có anh Tâm chứng kiến sự kiện đó. Khi đó anh Tâm chui xuống hầm phía trước nhà số bốn. Bom nổ, gạch đá lấp đầy bên trên. May mà có người trú ở hầm bên cạnh báo cho dân quân tự vệ đến đào bới và cứu thoát. Trên tay anh Tâm còn vết sẹo do bị va đập lúc bom nổ.
Bây giờ sau 40 năm, ngõ đã thay đổi nhiều. Trừ sáu số nhà 1, 4, 6A,10,11,12 kiến trúc vẫn giữ nguyên như thời trước khi bị bom ( năm 1972 ), các số nhà còn lại đã thay đổi kiến trúc. Tuy vậy nếp sống sạch sẽ, trật tự, tôn trọng nhau vẫn giữ được trong hằng chục năm nay. Có điều gì không hay, không phải là cả ngõ họp và ra “ nghị quyết “ như việc xây dựng, cơi nới, để xe cản trở giao thông. Khi thấy đường vào ngõ cao, mười anh em trong ngõ ra “ nghị quyết” hạ thấp đường và đóng tiền nhờ mấy anh công nhân của sở giao thông công chính lát lại nền vỉa hè, đoạn dẫn vào ngõ. Sáng chủ nhật mọi người cùng ra quét đường sau khi có tiếng còi của chị Thanh bán nước đầu ngõ... Chả thế mà có rất nhiều người đến ngõ hỏi mua nhà. Chúng tôi hỏi vì sao lại thích ở đây ? Họ bảo, vì ở đây không chỉ là trung tâm mà quan trọng hơn đây là “ Khu dân cư văn hóa “.
Khoảng 2 giờ sáng, chúng tôi dỡ bánh chưng. Chị Thủy nhấc từng chiếc bánh ra khỏi thùng, anh Phong rửa bánh rồi đặt lên ván gỗ. Hai người ép bánh bằng lực vừa phải mà không ép chặt. Anh Phong nói đó là bí quyết để bánh giữ được lâu, không bị lại gạo.
Anh Quý cười tươi lắm và bảo chúng tôi chụp hộ cho một bức ảnh kỷ niệm. Bởi vì anh Quý là người được nhận cặp bánh chưng đầu tiên.
Hà Hồng
Nhiệt tình nhất trong việc nấu bánh chưng là vợ chồng anh Phong, chị Thủy, tổ trưởng. Ngày 5-2-2013, tức 25 tháng chạp, là ngày nấu bánh chưng, nhưng trước đó một ngày anh Phong chị Thủy đã rửa lá chuẩn bị thịt, đỗ. Sáng ngày 5-2, nhờ người đến gói 75 chiếc bánh. Anh phong đảm nhận việc bắc bếp, nổi lửa đúng 12 giờ trưa. Trong mười anh em của ngõ, có anh Thành đi công tác ở Ucrai-na. Tết này anh không về được, nhưng gửi về 200USD để nhờ anh Phong, chị Thủy gói, tặng mỗi người một cân giò thủ. Anh Kiên, Phó chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội tặng mỗi người một cặp bánh chưng. Có người ngỏ ý muốn làm thay anh Kiên, nhưng anh không chịu. Anh bảo đó là việc làm “ độc quyền “ của anh ấy.
Vui nhất là bọn trẻ trong ngõ. Bên nồi bánh chưng chúng được ăn khoai nướng, mía lùi; được nghe người lớn kể chuyện gói bánh ngày xưa. Cách không xa nồi bánh chưng, mấy anh em trong ngõ trải chiếu ra ngồi nói chuyện và “ nhậu “ dân dã. Ai có rượu thì góp rượu, ai có bánh thì góp bánh, ai có mực khô, cá khô thì góp mực khô, cá khô.... Chị Thủy vợ anh Phong còn cắt một khoanh giò thủ để chúng tôi “ nghiệm thu “.
Bên nồi bánh chưng, chúng tôi nhớ lại ngày này cách đây 40 năm, khi ngõ còn ngổn ngang gạch đất do bị Mỹ ném bom ngày 21-12-1972. Trong nhóm chúng tôi có anh Tâm chứng kiến sự kiện đó. Khi đó anh Tâm chui xuống hầm phía trước nhà số bốn. Bom nổ, gạch đá lấp đầy bên trên. May mà có người trú ở hầm bên cạnh báo cho dân quân tự vệ đến đào bới và cứu thoát. Trên tay anh Tâm còn vết sẹo do bị va đập lúc bom nổ.
Bây giờ sau 40 năm, ngõ đã thay đổi nhiều. Trừ sáu số nhà 1, 4, 6A,10,11,12 kiến trúc vẫn giữ nguyên như thời trước khi bị bom ( năm 1972 ), các số nhà còn lại đã thay đổi kiến trúc. Tuy vậy nếp sống sạch sẽ, trật tự, tôn trọng nhau vẫn giữ được trong hằng chục năm nay. Có điều gì không hay, không phải là cả ngõ họp và ra “ nghị quyết “ như việc xây dựng, cơi nới, để xe cản trở giao thông. Khi thấy đường vào ngõ cao, mười anh em trong ngõ ra “ nghị quyết” hạ thấp đường và đóng tiền nhờ mấy anh công nhân của sở giao thông công chính lát lại nền vỉa hè, đoạn dẫn vào ngõ. Sáng chủ nhật mọi người cùng ra quét đường sau khi có tiếng còi của chị Thanh bán nước đầu ngõ... Chả thế mà có rất nhiều người đến ngõ hỏi mua nhà. Chúng tôi hỏi vì sao lại thích ở đây ? Họ bảo, vì ở đây không chỉ là trung tâm mà quan trọng hơn đây là “ Khu dân cư văn hóa “.
Khoảng 2 giờ sáng, chúng tôi dỡ bánh chưng. Chị Thủy nhấc từng chiếc bánh ra khỏi thùng, anh Phong rửa bánh rồi đặt lên ván gỗ. Hai người ép bánh bằng lực vừa phải mà không ép chặt. Anh Phong nói đó là bí quyết để bánh giữ được lâu, không bị lại gạo.
Anh Quý cười tươi lắm và bảo chúng tôi chụp hộ cho một bức ảnh kỷ niệm. Bởi vì anh Quý là người được nhận cặp bánh chưng đầu tiên.
Hà Hồng
Đánh giá bài viết