Sửa mèo thành hổ
[11/03/2013 21:53 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(7931) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Đến đền Ngọc Sơn, qua lớp cổng thứ nhất vào lớp cổng thứ hai chúng ta sẽ nhìn thấy hai bức tường đắp hình nổi hai bên. Phía bên phải đắp con rồng đang cuộn khúc, đón đàn cá đang thi nhau vượt sóng. Bên trên có hai chữ long môn.
Phía bên trái đắp chú hổ trắng như đang tiến ra với người đời, bên trên có hai chữ hổ bảng - đấy là diễn ý các điển tích cổ. Hổ bảng có nghĩa đen là bảng hổ. Nghĩa bóng là ghi tên những người đỗ tiến sỹ.
Cứ vào dịp trước Tết Nguyên đán, đền Ngọc Sơn thường được tu bổ. Cuối năm 2012, đền Ngọc Sơn được tu bổ theo định kỳ. Ngày 25-1-2013, khi có mặt tại lớp cổng thứ hai, chúng tôi thấy mấy họa sỹ đang cạo lớp sơn trên mình con hổ ở bảng hổ.
Họa sỹ, nhà điêu khắc Nguyễn Huy Quỳnh công tác tại Viện Tu bổ di tích- Cục Bảo tồn, bảo tàng Bộ Văn hóa cho biết nguyên tắc của chúng tôi trong phục chế là tôn trọng bản gốc, hình gốc.
Chúng tôi phải bóc tách gần mười lớp sơn, vôi để xem lớp cuối cùng là gì và để rõ hơn các chi tiết đã bị các lớp sơn trước phủ lên trên làm mờ đi.
Họa sỹ Nguyễn Huy Quỳnh cho biết: Nhìn vào bảng, hổ chúng tôi thấy nhiều chi tiết không hợp lý như tai hổ bên trong lại to hơn bên ngoài. Điều này không đúng với quy luật xa, gần. Mặt hổ trông như mặt mèo.
Chúng tôi đã phân tích, tham khảo thêm ý kiến các chuyên gia, sau đó gửi bản kiến nghị lên Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội đề nghị làm theo phương án đắp lại mặt mèo thành mặt hổ.
Vào dịp Tết quý Tỵ năm nay ở Bảng hổ. Hổ mặt mèo đã được đắp lại thành mặt hổ.
Hà Hồng
Phía bên trái đắp chú hổ trắng như đang tiến ra với người đời, bên trên có hai chữ hổ bảng - đấy là diễn ý các điển tích cổ. Hổ bảng có nghĩa đen là bảng hổ. Nghĩa bóng là ghi tên những người đỗ tiến sỹ.
Cứ vào dịp trước Tết Nguyên đán, đền Ngọc Sơn thường được tu bổ. Cuối năm 2012, đền Ngọc Sơn được tu bổ theo định kỳ. Ngày 25-1-2013, khi có mặt tại lớp cổng thứ hai, chúng tôi thấy mấy họa sỹ đang cạo lớp sơn trên mình con hổ ở bảng hổ.
Họa sỹ, nhà điêu khắc Nguyễn Huy Quỳnh công tác tại Viện Tu bổ di tích- Cục Bảo tồn, bảo tàng Bộ Văn hóa cho biết nguyên tắc của chúng tôi trong phục chế là tôn trọng bản gốc, hình gốc.
Chúng tôi phải bóc tách gần mười lớp sơn, vôi để xem lớp cuối cùng là gì và để rõ hơn các chi tiết đã bị các lớp sơn trước phủ lên trên làm mờ đi.
Họa sỹ Nguyễn Huy Quỳnh cho biết: Nhìn vào bảng, hổ chúng tôi thấy nhiều chi tiết không hợp lý như tai hổ bên trong lại to hơn bên ngoài. Điều này không đúng với quy luật xa, gần. Mặt hổ trông như mặt mèo.
Chúng tôi đã phân tích, tham khảo thêm ý kiến các chuyên gia, sau đó gửi bản kiến nghị lên Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội đề nghị làm theo phương án đắp lại mặt mèo thành mặt hổ.
Vào dịp Tết quý Tỵ năm nay ở Bảng hổ. Hổ mặt mèo đã được đắp lại thành mặt hổ.
Hà Hồng
Đánh giá bài viết