Ra Tháp Rùa chiều 26-10-2013
[30/10/2013 11:02 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(6766) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Chiều 26-10-2013, PGS Hà Đình Đức ra Tháp Rùa để kiểm tra xem Rùa có lên tháp hay không và đo mực nước của hồ. Chúng tôi may mắn được đi với PGS Hà Đình Đức.
Việc đầu tiên PGS Hà Đình Đức làm đó là dùng thiết bị đo “chuyên dụng” để kiểm tra mực nước hồ. Thiết bị đo “ chuyên dụng “ đó là ống tuýp dùng để mở bu-zi xe máy, ở giữa buộc dây dù. Để có thể đọc thông số nhanh, ông buộc sẵn nút trên dây dù, tương ứng với khoảng cách 60 cm, 80cm, 100cm.Như các bạn yêu “hohoankiem.org” đã biết, mỗi lần PGS Hà Đình Đức viết báo, trả lời phỏng vấn công bố nước hồ cạn hay đầy, chỗ này cạn hơn các năm trước bao nhiêu cm…đều dựa vào thước đo “ chuyên dụng “ đó. Thao tác thật đơn giản, vừa ngồi trên thuyền ông vừa thả thước xuống, khi thấy dây chùng là đánh dấu mớm nước, kéo lên và đọc chiều sâu hồ tại vị trí nói trên. Với cách đo như vậy mực nước hồ, chỗ sâu nhất cách tháp rùa chừng 50 m ( trên đường thẳng nối tháp rùa với đền Ngọc Sơn ) khoảng 1,2 m. Như vậy là bằng với mực nước hồ các năm trước - ông vui vẻ nói với chúng tôi như vậy.
Thấy được giá trị quan trọng của chiếc thước đo “ chuyên dụng “ đó, chúng tôi ngỏ lời đề nghị PGS Hà Đình Đức tặng lại chúng tôi để đưa vào bảo tàng “ kỷ vật của những nhân vật mà tôi gặp bên hồ “. Chần chừ một lúc, cuối cùng PGS Hà Đình Đức đồng ý tặng chúng tôi chiếc thước “ chuyên dụng “ mà ông đã dùng để đo mực nước hồ từ năm 1995 đến nay. Thật vinh dự cho chúng tôi khi được PGS Hà Đình Đức tặng thước “ chuyên dụng “ đó ngay dưới chân Tháp Rùa.
Tại Tháp Rùa chúng tôi cùng với PGS Hà Đình Đức đi chung quanh nhưng không phát hiện dấu vết Rùa bò lên nằm. Chúng tôi và PGS Hà Đình Đức đều thống nhất quan điểm không nên “cứng hóa” các trụ đặt đèn chiếu sáng tháp ở ngoài hồ. Lý do thứ nhất là tạo cảnh quan không đẹp, thứ hai hệ thống dây điện ngầm bên dưới sẽ gây cản trở cho việc di chuyển của Rùa. Chưa kể nếu dây điện hở hay do chính Rùa cắn thì rất nguy hiểm.
Thông thường, chúng ta thường đi trên bờ ngắm hồ Hoàn Kiếm, còn khi đi thuyền trên hồ chúng tôi được ngắm những người đi trên bờ. Trong nắng thu lan tỏa khắp không gian hồ, mọi người thong thả đi bộ, các đôi trai gái ngồi tâm sự, người già ngồi đọc báo trò chuyện với nhau. Cảnh vật thật thanh bình.
Trên đường trở vào bờ PGS Hà Đình Đức cho chúng tôi xem trên máy ảnh hình ảnh Rùa hồ Hoàn Kiếm nổi vào ngày 13-10-2013 do một công tác viên chụp được đúng vào ngày đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp về an táng tại Vũng Chùa- Đảo yến ( Quảng Bình ). Vào đến bờ chúng tôi đến trụ sở Đội An ninh trật tự Hồ Hoàn Kiếm để xem sổ nhật ký. Đúng là Rùa hồ Hoàn Kiếm nổi vào ngày 13-10-2013. Cụ thể trong ngày 13-10-2013, Rùa hồ Hoàn kiếm nổi hai lần. Lần thứ nhất nổi lúc 7 giờ 30 phút tại khu vực phố Hàng Khay. Lần thứ hai nổi lúc 10 giờ 35 phút tại khu vực đền Ngọc Sơn.
...Bên ấm nước chè nóng, anh em Đội An ninh trật tự hồ Hoàn Kiếm pha mời chúng tôi, PGS Hà Đình Đức lại kể mỗi một câu chuyện nhưng nhiều người luôn thích nghe: “ Cụ Rùa hồ Hoàn Kiếm “ nổi vào lúc..... trùng với sự kiện..../.
Hà Hồng
Việc đầu tiên PGS Hà Đình Đức làm đó là dùng thiết bị đo “chuyên dụng” để kiểm tra mực nước hồ. Thiết bị đo “ chuyên dụng “ đó là ống tuýp dùng để mở bu-zi xe máy, ở giữa buộc dây dù. Để có thể đọc thông số nhanh, ông buộc sẵn nút trên dây dù, tương ứng với khoảng cách 60 cm, 80cm, 100cm.Như các bạn yêu “hohoankiem.org” đã biết, mỗi lần PGS Hà Đình Đức viết báo, trả lời phỏng vấn công bố nước hồ cạn hay đầy, chỗ này cạn hơn các năm trước bao nhiêu cm…đều dựa vào thước đo “ chuyên dụng “ đó. Thao tác thật đơn giản, vừa ngồi trên thuyền ông vừa thả thước xuống, khi thấy dây chùng là đánh dấu mớm nước, kéo lên và đọc chiều sâu hồ tại vị trí nói trên. Với cách đo như vậy mực nước hồ, chỗ sâu nhất cách tháp rùa chừng 50 m ( trên đường thẳng nối tháp rùa với đền Ngọc Sơn ) khoảng 1,2 m. Như vậy là bằng với mực nước hồ các năm trước - ông vui vẻ nói với chúng tôi như vậy.
Thấy được giá trị quan trọng của chiếc thước đo “ chuyên dụng “ đó, chúng tôi ngỏ lời đề nghị PGS Hà Đình Đức tặng lại chúng tôi để đưa vào bảo tàng “ kỷ vật của những nhân vật mà tôi gặp bên hồ “. Chần chừ một lúc, cuối cùng PGS Hà Đình Đức đồng ý tặng chúng tôi chiếc thước “ chuyên dụng “ mà ông đã dùng để đo mực nước hồ từ năm 1995 đến nay. Thật vinh dự cho chúng tôi khi được PGS Hà Đình Đức tặng thước “ chuyên dụng “ đó ngay dưới chân Tháp Rùa.
...Bên ấm nước chè nóng, anh em Đội An ninh trật tự hồ Hoàn Kiếm pha mời chúng tôi, PGS Hà Đình Đức lại kể mỗi một câu chuyện nhưng nhiều người luôn thích nghe: “ Cụ Rùa hồ Hoàn Kiếm “ nổi vào lúc..... trùng với sự kiện..../.
Hà Hồng
Đánh giá bài viết